Một số vấn đề về quản lý trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 25 - 30)

Hoạt động quản lý của trường THCS thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động quản lý, mang tính xã hội, tính khoa học, tính kỹ thuật và nghệ thuật cao.

1.3.1. Vị trí của trường trung học cơ sở

Điều 2 - Điều lệ trường Trung học xác định: " Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng."[6, tr.2].

Trường THCS là một thiết chế xã hội và là bậc học quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mỗi trường THCS là một đơn vị cơ sở- một “tế bào” của hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời cũng là một bộ phận của cộng đồng.

1.3.2. Mục tiêu giáo dục THCS

Mục tiêu giáo dục THCS theo Điều 27 - Luật giáo dục: "Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để học sinh tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" [31, tr.15].

Mục tiêu quản lý trường THCS là quản lý chất lượng quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường, sử dụng có hiệu quả về nhân lực, tài lực, vật lực nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Từ đó, nội dung quản lý trường THCS chủ yếu tập trung ở quản lý hoạt động dạy, học, các hoạt động phục vụ cho việc dạy và học nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động quản lý của trường trung học cơ sở

- Những nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS:

Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thơng dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ GG&ĐT ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động quản lý của trường THCS:

Chủ thể quản lý trực tiếp của trường THCS chính là bộ máy quản lý trường học (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng).

Trong các trường THCS hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý và các mối quan hệ, phối hợp các lực lượng quản lý bao gồm:

- Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng do nhà nước bổ nhiệm chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, quản lý các hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng.

- Tổ chức Đảng trong nhà trường trung học cơ sở lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khn khổ Hiến pháp và pháp luật. Cơng đồn giáo dục, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong trường theo quy định của pháp luật giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đồn thể trong nhà trường tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong việc quản lý trường học.

Mỗi trường THCS chịu sự quản lý trực tiếp về chun mơn, hành chính của Phịng GD&ĐT cũng như cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương nơi trường đóng.

1.3.4. Phân cấp quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

1.3.4.1 Quy định hạng trường trung học cơ sở

Hạng trường được quy định theo cơ cấu vùng, miền và theo số lớp học mỗi trường của mỗi vùng miền.

Quy định hạng trường THCS giúp cho việc thực hiện biên chế CBQL và chế độ phụ cấp của Nhà nước đối với cán bộ quản lý trường THCS. Hạng trường của cấp trung học cơ sở được quy định như sau:

Bảng số 1.1. Quy định hạng trường Trung học cơ sở

TT Trường THCS thuộc vùng, miền Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3

1 Trung du, đồng bằng, thành phố. Từ 28 lớp trở lên Từ 18 đến 27 lớp Dưới 18 lớp 2 Miền núi, vùng sâu, hải đảo Từ 19 lớp trở lên Từ 10 đến 18 lớp Dưới 10 lớp

(Nguồn: Thông tư số 33/2005 /TT-BGD&ĐT, [8, tr.2]

Trường THCS thuộc hạng 1 được biên chế 01 Hiệu trưởng và khơng q 03 Phó hiệu trưởng. Trường THCS thuộc hạng 2 được biên chế 01 Hiệu trưởng và khơng q 02 Phó hiệu trưởng; Trường THCS thuộc hạng 3 được biên chế 01 Hiệu trưởng và khơng q 01 Phó hiệu trưởng.

1.3.4.2. Thẩm quyền của Phịng Giáo dục và Đào tạo

Thơng tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 29/5/2015 Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện:

Phịng GD&ĐT là cơ quan chun mơn thuộc UBND cấp huyện; giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật.

Phòng GD&ĐT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GD&ĐT.

Đối với quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trong huyện, thẩm quyền của Phòng GD&ĐT:

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Phối hợp

với phòng Nội vụ trình UBND huyện quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối với Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện.

1.3.4.3. Thẩm quyền của Phịng Nội vụ

Thơng tư liên tịch số 15/2014/TT-BNV, ngày 31/10/2014 Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện:

Phòng Nội vụ là cơ quan chun mơn thuộc UBND cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế cơng chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp cơng lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, cơng chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng; công tác thanh niên.

Phòng Nội vụ chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.

Đối với quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trong huyện, thẩm quyền của Phòng Nội vụ:

Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kế hoạch biên chế công chức, kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền

quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện để Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định;

Chủ trì xây dựng kế hoạch quy hoạch nguồn CBQL trình UBND huyện quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối với Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)