Những căn cứ có tính chất định hướng cho công tác phát triển độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 76)

ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Hạ Hịa

3.2.1. Ngun tắc đảm bảo tính tồn diện và đồng bộ

Khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước về cơng tác phát triển đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở nói riêng, đồng thời phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đánh giá đúng thực trạng phong trào giáo dục và đội ngũ CBQL. Cần xem xét mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp và nhu cầu thực tiễn của việc phát triển đội ngũ CBQL, tránh chủ quan, phiến diện một chiều.

Xây dựng quy chế phối hợp cơng tác giữa phịng Nội vụ và phịng Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện cơng tác tổ chức, cán bộ và chính sách cán bộ thuộc sự nghiệp Giáo dục và đào tạo huyện.

Các biện pháp đề xuất có thể bổ trợ cho nhau và phù hợp với khung lí luận và cơ sở thực tiễn đã được trình bày ở chương 1 và chương 2. Tính đồng bộ cho thấy các nội dung của việc phát triển đội ngũ có mối quan hệ biện chứng. Mỗi biện pháp có vai trị của nó nhưng việc triển khai phải có tính đồng bộ giữa các giải pháp được đề xuất.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo mục đích giáo dục và sự phát triển GD&ĐT

Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải thấy được những vấn đề hiện tại của đội ngũ CBQL và phải đề xuất được các biện pháp mới để làm cho đội ngũ CBQL luôn vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị, có phẩm chất và năng lực đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ mới. Đòi hỏi phát triển trên sự kế

thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của quá khứ và hiện tại, là quá trình giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong việc xây dựng đội ngũ CBQL.

Những biện pháp đề xuất ra phải xuất phát từ thực tiễn, điều kiện của địa phương và kế thừa những thành quả đã có. Một số biện pháp trong thực tế ở huyện Hạ Hoà đã triển khai và bước đầu phát huy tác dụng, điều này được nêu rõ trong phần đánh giá thực trạng ở chương 2. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, một số biện pháp cần hoàn thiện và triển khai cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định cho phép người nghiên cứu đề xuất các biện pháp trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường Trung học cơ sở trong giai đoạn vừa qua ở huyện Hạ Hồ tỉnh Phú Thọ khơng làm xáo trộn hệ thống, đảm bảo theo nguyên tắc phát triển.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả

Việc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở, yêu cầu chúng ta phải đặt chúng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại, của đất nước, của địa phương cũng như sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan.

Các biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với những yêu cầu thực tế, đảm bảo tính khả thi cao. Áp dụng tốt nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta tránh được quan điểm quá tả hoặc quá hữu khi đưa ra các biện pháp.

3.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Hạ Hoà giai đoạn từ nay đến năm 2020 trung học cơ sở huyện Hạ Hoà giai đoạn từ nay đến năm 2020

3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

3.3.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Mục tiêu của việc hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở nhằm phát triển đội ngũ CBQL đảm bảo đủ về số lượng,

mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội của địa phương.

Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở sẽ tạo ra sự chủ động và có tính lâu dài trong cơng tác cán bộ, đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Hồn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL có ý nghĩa rất quan trọng, là khởi nguồn, là căn cứ giúp các cấp quản lý xây dựng được các bước tiếp theo của việc chọn lựa, bổ nhiệm CBQL, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ CBQL, giữ được đoàn kết nội bộ.

3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Phát triển đội ngũ CBQL là tạo ra một cơ cấu đội ngũ hợp lý nhất để phát huy tối đa tiềm năng của CBQL, tạo điều kiện cho CBQL vươn lên học tập, bồi dưỡng, đóng góp cơng sức cho sự nghiệp giáo dục nước nhà; Phát huy sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh tổng hợp của đội ngũ, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục.

Vì vậy nội dung xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở gồm:

- Dự báo nhu cầu CBQL ở các trường Trung học cơ sở và xác định nguồn bổ sung. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường trung học cơ sở để xác định nguồn bổ sung, thay thế CBQL nghỉ hưu, CBQL không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm lại, hoặc CBQL bị bãi miễn, cách chức...

- Hồn thiện xây dựng tiêu chí cho giáo viên nằm trong diện quy hoạch CBQL (nguồn CBQL).

- Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ trong quy hoạch và chuẩn y danh sách. - Tổng kết, kiểm tra, điều chỉnh và đưa ra khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch.

Để biện pháp này có đầy đủ các nội dung và kết quả cho một quy hoạch hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, thì cơ quan quản lý thực thi

phải là Phòng GD&ĐT, Phòng Nội Vụ theo đúng chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước về GD&ĐT. Vì vậy phịng GD&ĐT, Phòng Nội Vụ cần phối hợp và thực hiện các công việc sau:

- Xác định số lượng dự nguồn cần có: Một là, xây dựng kế hoạch phát triển số lượng đội ngũ CBQL theo quy mô phát triển về học sinh, lớp học, số trường, hạng trường để xác định nguồn quy hoạch. Hai là, hàng năm phòng

GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ thực hiện rà soát và nhận xét, đánh giá đội ngũ CBQL về độ tuổi, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, sức khoẻ để xác định nguồn bổ sung.

- Xây dựng tiêu chuẩn giáo viên thuộc diện quy hoạch CBQL.

- Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ quy hoạch và chuẩn y danh sách, phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tổ chức hội nghị 1.

Thành phần: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Nội dung: Giới thiệu và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu quy hoạch các chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.

Bước 2: Tổ chức hội nghị 2.

Thành phần: Cấp uỷ, lãnh đạo nhà trường, đại diện cơng đồn, đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội trong nhà trường.

Nội dung: Căn cứ vào kết quả giới thiệu ở hội nghị toàn thể cán bộ, giáo viên. Hội nghị thảo luận, xác định yêu cầu, phương hướng quy hoạch đội ngũ CBQL và tiếp tục giới thiệu và bỏ phiếu kín giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh CBQL.

Bước 3: Tổ chức hội nghị 3.

Thành phần: Lãnh đạo phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ, cán bộ tổ chức, chuyên viên phụ trách chuyên môn Trung học cơ sở , cán bộ thanh tra, chủ tịch cơng đồn ngành giáo dục.

Nội dung: Thảo luận, bình xét, giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh CBQL ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện, trên cơ sở danh sách đã có từ kết quả hội nghị lần 2. Lập danh sách dự kiến nguồn quy hoạch.

Bước 4: Phòng Nội vụ phối hợp với phòng GD&ĐT báo cáo kết quả thực hiện quy trình quy hoạch và trình UBND huyện phê duyệt danh sách làm cơ sở để thực hiện công tác bồi dưỡng, bổ nhiệm, bãi nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL hàng năm.

Sau mỗi đợt thực hiện quy hoạch, phòng Nội vu và phòng GD&ĐT tự tổng kết, kiểm tra các bước thực hiện xem đã đảm bảo khoa học, khách quan, đúng quy trình chưa, quy hoạch được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu chưa, tự điều chỉnh hoặc có khuyến nghị. Trên cơ sở danh sách đã chuẩn y, phòng Nội vụ và phịng GD&ĐT có kế hoạch bồi dưỡng.

3.3.2. Dựa trên “Chuẩn Hiệu trưởng trường trung học” để xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí làm cơ sở cho cơng tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, chuẩn, tiêu chí làm cơ sở cho công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn đối với cán bộ quản lý các trường THCS

3.3.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện theo yêu cầu tiêu chuẩn đó. Việc xây dựng các tiêu chuẩn dựa trên nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế, mục tiêu, yêu cầu phát triển của ngành. Từ đó thơng qua các tiêu chuẩn để lựa chọn được đúng CBQL có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 3.3.2.2. Nội dung, cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Tiêu chuẩn CBQL trường Trung học cơ sở phải đảm bảo được các yêu cầu: Thứ nhất: Tiêu chuẩn đó phải được biểu hiện cụ thể ở những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của CBQL.

Thứ hai: Tiêu chuẩn đó phải được thể hiện ở lao động của người quản lý, bao gồm: Khả năng lập kế hoạch; việc tổ chức thực hiện; sự phối hợp trong quản lý, chỉ đạo; công tác kiểm tra.

Thứ ba: Tiêu chuẩn đó phải được thể hiện ở hiệu quả công tác của người CBQL, đó là khối lượng, chất lượng cơng việc đạt được và tác dụng của nó trong thực tiễn.

Trên cơ sở đó chúng tơi đề xuất tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của CBQL trường Trung học cơ sở như sau:

* Tiêu chuẩn chung: Căn cứ vào Thông tư 14/2011/TT - BGDĐT -

Quy định chuẩn Hiệu trưởng Trung học cơ sở nói riêng và đội ngũ CBQL trường Trung học cơ sở nói chung. Đó là: Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; Kiên định mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội; Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, được nhân dân tín nhiệm, tin u; Có trình độ lý luận chính trị, có trình độ văn hố, chun mơn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

* Tiêu chuẩn cụ thể

a. Về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp - Phẩm chất chính trị:

+ Yêu nước, u chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc.

+ Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương.

+ Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

+ Có khả năng động viên, khích lệ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; được tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên tín nhiệm.

- Về đạo đức nghề nghiệp:

+ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.

+ Trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường.

+ Ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực. + Khơng lợi dụng chức vụ vì mục đích vụ lợi, đảm bảo dân chủ trong hoạt động nhà trường.

- Về lối sống:

+ Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập.

- Về tác phong làm việc:

+ Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm.

- Về giao tiếp, ứng xử:

+ Có cách thức giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả.

b. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm - Về hiểu biết chương trình giáo dục phổ thơng:

+ Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thơng.

- Về trình độ chun mơn:

+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thơng có nhiều cấp học.

+ Nắm vững mơn học đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy, có hiểu biết về các môn học khác đáp ứng yêu cầu quản lý.

- Về nghiệp vụ sư phạm:

+ Có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo

dục tích cực.

- Về tự học và sáng tạo:

+ Có ý thức, tinh thần tự học và xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập, sáng tạo.

- Về năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin:

+ Sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (đối với hiệu trưởng công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số).

+ Sử dụng được công nghệ thông tin trong cơng việc.

c. Về năng lực quản lí nhà trường - Về khả năng phân tích và dự báo:

+ Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương. + Nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục. + Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường.

- Về tầm nhìn chiến lược:

+ Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường.

+ Tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường; cơng khai mục tiêu, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường.

- Về thiết kế và định hướng triển khai:

+ Xác định được các mục tiêu ưu tiên.

+ Thiết kế và triển khai các chương trình hành động nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

+ Hướng mọi hoạt động của nhà trường vào mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh, nâng cao hiệu quả làm việc của các thày cơ giáo; động viên, khích lệ mọi thành viên trong nhà trường tích cực tham gia phong trào thi đua xây dựng ”Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

+ Chủ động tham gia và khuyến khích các thành viên trong trường tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

- Quyết đốn, có bản lĩnh đổi mới:

+ Có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời và dám chịu trách nhiệm về các quyết định nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường.

- Về lập kế hoạch hoạt động:

+ Tổ chức xây dựng kế hoạch của nhà trường phù hợp với tầm nhìn chiến lược và các chương trình hành động của nhà trường.

- Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ:

+ Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả.

+ Quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng và thực hiện đúng chế độ, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 – 2020 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)