Phải bám sát hệ thống văn bản quy định đồng bộ từ trung ương đến địa phương, công bằng dân chủ thực sự vì sự nghiệp chung của ngành và của trường, cần phải được quan tâm đúng mức, thường xuyên và liên tục, có kê hoạch bồi dưỡng đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao. Căn cứ vào các tiêu chuẩn để cụ thể hóa các tiêu chuẩn,tiêu chí phù hợp với điều kiện địa phương,
phù hợp với định hướng phát triển đội ngũ của ngành trong thời gian tới, đảm bảo tính chuẩn hóa, hiện đại hóa phù hợp với mục tiêu của giáo dục.
Xây dựng kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL cần phải gắn liền với quy hoạch. Dựa trên các văn bản quy định của nhà nước và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở đó tổ chức triển khai một cách cơng khai, dân chủ. Việc sử dụng và bố trí cán bộ quản lý được thực hiện đúng chuyên môn, tạo điều kiện và động lực đủ mạnh để cán bộ phát huy được năng lực sở trường, bố trí đúng chỗ, giao việc đúng tầm, thay thế kịp thời.
Phòng Nội vụ, phịng Giáo dục và Đào tạo thường xun có mối liên hệ với các cơ sở đào tạo, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, tỉnh và các phịng chuyên môn của sở GD&ĐT để tổ chức cử cán bộ quản lý tham gia học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Đồng thời việc đào tạo bồi dưỡng phải gắn với sử dụng, phải gắn quyền lợi của tập thể, cá nhân cán bộ quản lý để họ phải thực sự phải tự đào tạo, bồi dưỡng.
Tăng cường công tác quản lý cán bộ, thực hiện tốt việc đánh giá gắn với phân cơng bố trí cán bộ hợp lý.
Các biện pháp nêu trên dễ dàng được thực hiện khi nền kinh tế đất nước và địa phương tăng trưởng và ổn định. Nhà nước, người dân và xã hội có điều kiện đầu tư cho phát triển giáo dục. Cán bộ quản lý phải có kế hoạch cụ thể, hợp lý từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa trên cơ sở thực hiện xã hội hóa giáo dục được sự đồng thuận của tập thể sư phạm và của cả cộng đồng xã hội.