- Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước:
Quan điểm, đường lối của đảng là những định hướng quan trọng, có ảnh hưởng lớn trong phát triển giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ nhà giáo nói riêng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII đã
chỉ rõ:
“ Thực sự coi giáo dục - đào tạo, là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên ưu đãi đối với giáo dục - đào tạo, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương. Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục. ”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI nêu quan điểm về Nhiệm vụ và giải pháp phát triển Đội ngũ nhà giáo là:
“ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý. ”
Từ Quan điểm của Đảng, Chính phủ đã có nhiều chính sách liên quan đến giáo dục trong đó có thể thấy những chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng trường học, nhà công vụ, nhà bán trú cho học sinh. Chính phủ cũng có nhiều chính sách ưu đãi về tiền lương cho nhà giáo như phụ cấp bục giảng, phụ cấp thâm niên. Những chính sách về giáo dục chắc chắn có ảnh hưởng quan trọng để phát triển đội ngũ GV. Các chính sách của nhà nước đã giúp GV phần nào n tâm với cơng việc, có mức sống tương đối ổn định.
Để phát triển đội ngũ giáo viên thì các địa phương cần phải bám sát vào những định hướng của Đảng, những quy định cụ thể của Chính phủ, các văn bản
hướng dẫn của ngành giáo dục và đào tạo và các ngành có liên quan. Chẳng hạn như quy định về tiêu chuẩn đội ngũ giáo viên; quy định về số lượng biên chế; các quy định về tuyển dụng, sử dụng, bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên; các chế độ chính sách đối với giáo viên; quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên...
- Yếu tố về kinh tế xã hội :
Ngày nay trong một thế giới với sự phát triển của khoa học và cơng nghệ và nền kinh tế tri thức có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.
Quy mơ nền kinh tế, trình độ sản xuất nâng lên sẽ thúc đẩy giáo dục phát triển. Mỗi ngành kinh tế mới mở ra cũng yêu cầu giáo dục đào tạo đáp ứng đủ nguồn nhân lực và tất nhiên đội ngũ giáo viên cũng phải có sự thay đổi về cơ cấu, chất lượng cho phù hợp với yêu cầu đào tạo.Nền kinh tế xã hội phát triển, trình độ dân trí cao, địi hỏi của phụ huynh với GV cũng tạo áp lực buộc giáo dục phải thay đổi trong đó thay đổi về nhận thức của đội ngũ GV có tính chất quyết định. Kinh tế phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và nâng cao đời sống cho đội ngũ giáo viên.
Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của mỗi địa phương có khác nhau, người GV cần hiểu và coi đó là cách để tiếp cận con người của địa phương đó nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện xã hội hóa giáo dục. Dư luận xã hội, của phụ huynh, sự yêu mến của học sinh đối với thầy cơ có tác động rất nhiều đến GV; cán bộ quản lý các trường tiểu học có thể sử dụng nó để tác động, tạo động lực thúc đẩy GV nâng cao trình độ, năng lực.
- Yếu tố về xu thế của thời đại:
Sự hội nhập của nước ta trong xu thế chung của thế giới và khu vực những năm vừa qua, đòi hỏi GD&ĐT nước nhà cũng phải có những thay đổi cho phù hợp với trình độ đào tạo, nội dung chương trình giáo dục quốc tế. GD&ĐT Việt
Nam hướng tới mục tiêu CNH - HĐH đất nước nhưng đồng thời phải đạt được mục tiêu đào tạo con người Việt Nam vừa hồng vừa chuyên mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Xu thế trong nước và quốc tế cũng làm thay đổi nhiều về cơ cấu giáo viên. Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục cũng cần chuyển động. Yêu cầu về dạy Tiếng Anh hay Tin Học đang rất cấp thiết. Những năm gần đây trường tiểu học đã từng bước đưa 2 mơn tự chọn này vào nhà trường , địi hỏi trình độ giáo viên cũng cần nâng lên. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đang phát triển, các địa phương nên tranh thủ các nguồn tài trợ, các chương trình hợp tác đó để phát triển đội ngũ GV và xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.