Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện vũ thư, tỉnh thái bình theo định hướng chuẩn nghề nghiệp 14 (Trang 103)

Mỗi biện pháp được trình bày trên đây đều có nội dung khác nhau, có tác động trên những lĩnh vực khác nhau, có tính độc lập tương đối nhưng lại có mối quan hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau, tạo tiền đề cho nhau. Biện pháp 1 “Nâng

cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm Cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học về công tác phát triển đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học” là biện pháp hướng tới nhận thức, tư tưởng có tác

dụng bao trùm lên tất cả các biện pháp khác. Nhận thức đúng thì thực hiện mới đúng, nhận thức đúng làm cho con người tích cực, tự giác, chủ động trong thực hiện. Biện pháp 2,3,4,5 là sự cụ thể hóa từ biện pháp 1 và phản hồi để điều chỉnh lại biện pháp 1.

Biện pháp 2 “Chỉ đạo các trường tiểu học cụ thể hóa các yêu cầu của chuẩn

nghề nghiệp trong quá trình đánh giá giáo viên nhằm đạt được kết quả khách quan” nhằm làm cho Hiệu trưởng và GV nắm chắc các yêu cầu của chuẩn, từ đó

thống nhất quan điểm, nội dung yêu cầu và mức độ cần đạt khi thực hiện phát triển đội ngũ theo các lĩnh vực của chuẩn nghề nghiệp. Biện pháp 3 “Chỉ đạo các

trường tiểu học trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ giáo viên đáp ứng theo chuẩn nghề nghiệp” đây là

biện pháp cơ bản, quan trọng để phát triển phẩm chất, kiến thức và kỹ năng sư phạm cho GV. Biện pháp 4 “Đổi mới hoạt động đánh giá giáo viên theo các lĩnh

vực và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp”là kết quả đánh giá thành công của biện

pháp 1,2,3, Thông qua kết quả của biện pháp 4 sẽ phản hồi, điều chính các biện pháp 1,2,3 và là cơ sở thực hiện biện pháp 5. Biện pháp 5 sẽ tạo điều kiện hỗ trợ, tạo động lực cho đội ngũ GV nâng cao chất lượng đáp ứng theo chuẩn, góp phần cho thành công của các biện pháp khác.

Các biện pháp đã nêu đều có vị trí và tầm quan trọng riêng, mỗi biện pháp khơng thể tách rời hệ thống vì thế khi triển khai thực hiện cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, không thể coi trọng giải pháp này hay xem nhẹ giải pháp kia. Có như vậy mới thực hiện thành công phát triển đội ngũ GV TH theo chuẩn nghề nghiệp.

Mối quan hệ của các biện pháp được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ của các biện pháp

Tùy theo từng năm học, từng giai đoạn mà mức độ của mỗi biện pháp có khác nhau nhưng đều phải thực hiện đồng bộ các biện pháp đã trình bày ở trên. Nếu tách rời nhau thì hiệu quả của biện pháp và cao hơn là của cả công tác phát triển đội ngũ GVTH theo định hướng của chuẩn nghề nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Khơng có biện pháp nào là vạn năng, là vĩnh cửu; cho nên, trong q trình thực hiện cần có sự linh hoạt, cần tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và điều chỉnh lại biện pháp để biện pháp phù hợp hơn với thực tiễn.

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp đƣợc đề xuất.

3.4.1 Mục tiêu khảo sát

Xác định tính hợp lý, khả thi và cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp GV TH. Điều chỉnh kịp thời, định hướng đề xuất kiến nghị với các cấp. BP1 BP2 BP4 BP3 BP5

3.4.2 Đối tượng và nội dung khảo sát

Đối tượng:

Tổng số phiếu điều tra 395 bao gồm:

- 45 CBQL ( CB phòng GD&ĐT: 10 và Hiệu trưởng: 35) .

- 350 giáo viên ở 35 trường (Mỗi trường 10 GV trong đó mỗi khối 2 GV)

Nội dung khảo sát

Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp GV TH. Đánh giá theo 3 mức độ: Rất cần thiết , cần thiết, chưa cần thiết. Xử lý đánh giá cho điểm theo 3 mức độ, xác định và so sánh các nội dung theo giá trị trung bình 

3.4.3 Phương pháp khảo sát

Lập phiếu khảo sát đối với đối tượng là CBQL và GV trong huyện Vũ Thư Xử lý đánh giá phân tích kết quả

3.4.4 Kết quả khảo sát

* Tính cần thiết của các biện pháp:

Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp

TT Biện pháp Mức độ đánh giá  Thứ bậc Rất cần thiết (3) Cần thiết (2) Ít cần thiết (1) SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 329 83,3 61 15,4 5 1,3 2,82 4 2 Biện pháp 2 319 80,7 71 18,0 5 1,3 2,79 5 3 Biện pháp 3 358 90,6 36 9,1 1 0,3 2,90 1 4 Biện pháp 4 331 83,8 62 15,7 2 0,5 2,83 3 5 Biện pháp 5 350 88,6 42 10,6 3 0,8 2,88 2

giá trị trung bình đạt từ = 2,79 đến = 2,9 gần ngưỡng tối đa. Số ý kiến đánh

giá ở mức độ chưa cần thiết là rất ít từ 0,3% đến 1.3%.

Đánh giá cao nhất đối với biện pháp 3, có 358/395= 90,6% ý kiến đánh giá rất cần thiết và xếp thứ hai là biện pháp 5, có 350/395=88,6% ý kiến đánh giá rất cần thiết, đây là hai biện pháp thiết thực với GV bởi việc đào tạo, bồi dưỡng là biện pháp cần thiết để nâng cao trình độ, năng lực cho GV; thi đua giúp tạo động lực cho GV phấn đấu. Xếp thứ ba và thứ tư là biện pháp 4 và biện pháp 1. kết quả đánh giá khá gần nhau về giá trị trung bình với = 2,83 và = 2,82 ; đây là hai biện pháp rất cần thiết, liên quan đến hoạt động kiểm tra và hoạt động nhận thức được CBQL và giáo viên coi trọng mà mong muốn được thực hiện trong huyện. Biện pháp 2 xếp thứ năm nhưng giá trị trung bình khơng thấp và có 5/395= 1,3% ý kiến đánh giá ít cần thiết. Như vậy, cả 5 biện pháp đều là những biện pháp cần thiết, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của CBQL và GV.

Có thể tham khảo kết quả qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết

Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp TT Biện pháp TT Biện pháp Mức độ đánh giá  Thứ bậc Rất khả thi (3) Khả thi (2) Ít khả thi (1) SL % SL SL % SL 1 Biện pháp 1 324 82,0 67 17,0 4 1,0 2,81 4 2 Biện pháp 2 321 81,3 71 18,0 3 0,8 2,81 4 3 Biện pháp 3 371 93,9 23 5,8 1 0,3 2,94 1 4 Biện pháp 4 328 83,0 64 16,2 3 0,8 2,82 3 5 Biện pháp 5 349 88,4 44 11,1 2 0,5 2,88 2

Nhận xét: Tính khả thi cũng nhận được đánh giá tích cực từ CBQL và giáo viên. Trong đó, đánh giá cao nhất là biện pháp 3 với = 2,94 và có 371/395=93,9% phiếu đánh giá rất khả thi, chỉ có 1/395= 0,3% ý kiến đánh giá ít khả thi; đây là biện pháp liên quan nhiều đến hoạt động chuyên môn và hoạt động trong suốt năm học và các trường có thể thực hiện tốt .

Các biện pháp 1,2,4 đều có từ 81,3% đến 83,0% ý kiến đánh giá mức độ rất khả thi. Điều đó thể hiện mong muốn các giải pháp được thực hiện triệt để trong thực tiễn.Có thể tham khảo đánh giá qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết

Bảng 3.3. Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp TT Biện pháp Điểm trung bình Tính cần thiết Tính khả thi  Thứ bậc (A)  Thứ bậc (B) 1 Biện pháp 1 2,82 4 2,81 4 2 Biện pháp 2 2,79 5 2,81 4 3 Biện pháp 3 2,90 1 2,94 1 4 Biện pháp 4 2,83 3 2,82 3 5 Biện pháp 5 2,88 2 2,88 2

Theo cơng thức tính hệ số tương quan thứ bậc (Spearman)

) 1 ( ) ( 6 2 2 1    N N B A

R 1R1;N 395, áp dụng với tương quan của tính cần thiết và tính khả thi thì R  1 chứng tỏ các biện pháp đưa ra có mối tương quan chặt chẽ.

Giá trị trung bình  cũng khá tương đồng. Tham khảo tương quan về giá trị

trung bình qua biểu đồ sau:

2,7 2,75 2,8 2,85 2,9 2,95

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

Tính cần thiết Tính khả thi

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn về phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp GV TH, trong chương 3 tác giả đã trình bày các nguyên tắc đề xuất biện pháp. Các nguyên tắc đề xuất thống nhất về tính pháp lý , tính phù hợp giữa lý luận và thực tiễn, tính kế thừa và phát triển, tính đồng bộ và hệ thống, tính khả thi và hiệu quả

Từ đó tác giả cũng đã trình bày đề xuất 5 biện pháp phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp GV TH huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Các biện pháp được lựa chọn tập trung vào các khâu then chốt của quá trình quản lý như nhận thức tư tưởng; quy hoạch, tuyển dụng; đào tạo, bồi dưỡng; nhận thức về chuẩn nghề nghiệp, tạo môi trường; kiểm tra, đánh giá.

Các biện pháp trên quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp đó sẽ nâng cao hiệu quả cơng tác phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp GV TH, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Vũ Thư.

Trong chương 3 tác giả cũng đã thực hiện khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo sát cũng đã chỉ rõ rằng các hầu hết các biện pháp đề xuất ở trên đều có tính cần thiết và tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn được trình bày trong luận văn có thể đi đến những kết luận chủ yếu sau:

1.1. Quản lý nguồn nhân lực theo Chuẩn nghề nghiệp là xu thế chung đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Trong đó, phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp GV TH của nước ta nhằm mục đích "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược" [6, tr 1] mà đảng ta đã xác định.

1.2. Chuẩn nghề nghiệp GV TH đã được thực hiện qua nhiều năm, trên phạm vi tồn quốc, trong đó có GD Vũ Thư đã và đang phát huy giá trị thực tiễn của nó đối với ngành, với mỗi trường tiểu học. Giúp giáo viên và mỗi nhà trường có căn cứ, có tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá một cách khách quan, khoa học, công bằng và phù hợp với nhiệm vụ của GV TH.

1.3. Thực tế giáo dục Vũ Thư cho thấy đội ngũ GV TH có đủ biên chế theo quy định chất lượng GV còn một số bất cập, yếu kém. Đó là những rào cản, thách thức và cũng là động lực để thực hiện phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp GV TH.

1.4. Qua khảo sát, nghiên cứu cũng chỉ rõ trong 3 lĩnh vực của chuẩn thì đa số GV được đánh giá có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tương đối tốt; có kiến thức và kỹ năng, chất lượng dạy học khá ổn định. nhưng bên cạnh đó vẫn cịn GV xếp loại TB và yếu. Điều đó địi hỏi những giải pháp phát triển đội ngũ cần thực hiện quyết liệt hơn trong thời gian tới.

1.5. Trong thời gian tới, Vũ Thư cần làm tốt 5 biện pháp cơ bản sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm Cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học về công tác phát triển đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học

Biện pháp 2: Chỉ đạo các trường tiểu học cụ thể hóa các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp trong quá trình đánh giá giáo viên nhằm đạt được kết quả khách quan

Biện pháp 3: Chỉ đạo các trường tiểu học trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ giáo viên đáp ứng theo chuẩn nghề nghiệp

Biện pháp 4: Đổi mới hoạt động đánh giá giáo viên theo các lĩnh vực và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp

Biện pháp 5: Đổi mới hoạt động thi đua khen thưởng tạo động lực cho giáo viên trong việc tự phát chuyển chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp

1.7 Với kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn đã chứng minh những giải pháp đưa ra nhận được sự ủng hộ của đơng đảo CBQL và GV, góp phần phát triển đội ngũ GV TH huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo Thái Bình

Tham mưu với Tỉnh ủy có nghị quyết chuyên đề chỉ đạo phát triển GD trong thời kỳ mới. UBND tỉnh ưu tiên ngân sách đầu tư cho GD, chỉ đạo các huyện, thành phố giành nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Nghị định Số: 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT- BGDĐT-BNV của Bộ Nội vụ-Bộ Giáo dục và Đào tạo, giao quyền tự chủ về tài chính và con người cho ngành GD.

Sở GD&ĐT chỉ đạo sát sao thực hiện nhiệm vụ năm học trong đó có nhiệm vụ về phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp, thực hiện nghiêm túc thanh

tra, kiểm tra các địa phương về nhiệm vụ này. Phối hợp với trường sư phạm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GV.

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư

Tiếp tục tham mưu với Huyện ủy ra nghị quyết về GD, làm tốt công tác tư tưởng cho đảng viên và các xã, thị trấn nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí của GD. UBND huyện tiếp tục thực hiện chủ trương ưu tiên các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các nhà trường. Gắn xây dựng trường học với xây dựng nơng thơn mới. Có chính sách thu hút nhân tài cho GD, ưu tiên tuyển dụng với những GV có trình độ cao .

Ngành GD Vũ Thư tham mưu UBND huyện làm tốt công tác thi đua khen thưởng, các chế độ lương và phụ cấp cho GV, động viên GV cả về vật chất và tinh thần để GV n tâm cơng tác, tích cực học tập , bồi dưỡng, đáp ứng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Tổng kết, đánh giá thực tiễn, tiếp tục chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện các giải pháp phát triển đội ngũ GV. Tăng cường kiểm tra cơ sở, phát hiện và kịp thời điều chỉnh các nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ.

2.3 Đối với Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vũ Thư

- Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Phịng GD&ĐT về cơng tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chú trọng chọ cử GV đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Thực hiện nghiêm túc và có chất lượng kiểm tra đánh giá GV TH theo chuẩn nghề nghiệp.

- Tích cực tham mưu với các cấp, xây dựng hệ điều kiện giúp đỡ GV thực hiện phát triển phẩm chất, kiến thức và kỹ năng sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Xây dựng và nhân rộng điển hình trong nội bộ trường. Tích cực tổ chức cho cán bộ, GV đi tham quan, học tập mơ hình điểm ở trong và ngồi tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện vũ thư, tỉnh thái bình theo định hướng chuẩn nghề nghiệp 14 (Trang 103)