Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện vũ thư, tỉnh thái bình theo định hướng chuẩn nghề nghiệp 14 (Trang 71)

TT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1 Tính pháp lý khi thực hiện

kiểm tra, đánh giá 50 12,7 152 38,5 171 43,3 22 5,6

2 Thực hiện quy trình khi đánh

giá. 53 13,4 135 34,2 141 35,7 66 16,7

3 Nội dung, cách thực thực hiện

đảm bảo toàn diện các hoạt động của GV

48 12,2 126 31,9 148 37,5 73 18,5

4 Thực hiện đánh giá thường

xuyên, liên tục theo từng năm học.

108 27,3 121 30,6 142 35,9 24 6,1

5 Công khai kết quả đánh giá 8 2,0 28 7,1 132 34,4 227 57,5

6 Có kế hoạch khắc phục sau

đánh giá 10 2,5 31 7,8 165 41,8 189 47,8

7 Kiểm tra đánh giá có tính

thuyết phục, thúc đẩy hoạt động của GV

45 11,4 102 25,8 152 38,5 96 24,3

Nhận xét:

Kiểm tra, đánh giá đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp là yêu cầu bắt buộc hàng năm. Trên địa bàn huyện Vũ Thư, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện đúng quy định, mỗi năm đánh giá 1 lần vào cuổi năm học. Quy trình thực hiện đúng theo quy định của chuẩn. Sau kiểm tra các trường nộp báo cáo kết quả về Phòng GD. Các trường đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Phòng GD, Việc thực hiện đánh giá là thường xuyên, qua phiếu hỏi CBQL,GV đánh giá mức độ thực hiện nội dung này khá tốt với 27,3% và 30,6% ý kiến đánh giá tốt và khá. Việc kiểm tra đánh giá thực hiện theo chuẩn nghề nghiệp, các trường hiệu trưởng đã thành lập hội đồng đánh giá. Khi đánh giá có minh chứng làm căn cứ cho hội đồng xếp loại. Việc đánh giá GV không chỉ dựa vào một vài hoạt động mà được nhìn nhận trên nhiều lĩnh vực, thông qua kết quả của các hoạt động trong suốt năm học. Có một số trường việc đánh giá còn chưa sát thực tế, tỷ lệ

Hiệu trưởng chưa chỉ đạo kịp thời cơng tác đánh giá GV. Tính pháp lý được cơ bản đảm bảo tốt .

Quy trình đánh giá từ việc GV tự đánh giá xếp loại, sau đó lấy ý kiến đóng góp từ tổ khối rồi đến hiệu trưởng. Quy trình đó được đa số các trường thực hiện đúng. Có 66/395= 16.7% ý kiến cho rằng các trường thực hiện quy trình chưa tốt.

Thực hiện kiểm tra, đánh giá làm khá tốt nhưng việc công khai kết quả đánh giá cần được chú ý hơn. Nhiều trường mới chỉ thực hiện đánh giá qua các bước chứ chưa công khai với đội ngũ GV trong trường hoặc chưa tuyên truyền công khai trên trang web của trường . Đặc biệt là chưa có kế hoạch khắc phục sau đánh giá ; nhà trường chưa định hướng, chưa có giải pháp quyết liệt khắc phục hạn chế. Giáo viên yếu kém ít có động lực để vươn lên trong cơng việc. Hai nội dung về Có kế hoạch khắc phục sau đánh giá và Cơng khai kết quả đánh giá cịn 47,8% và 57,5% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện chưa tốt.

2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình

Tiến hành khảo sát qua câu hỏi 5 trong phụ lục 1 về mức độ ảnh hưởng đến

phát triển đội ngũ GV tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp. Kết quả thu được như sau:

2.4.1 Yếu tố khách quan

Bảng 2.15: Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan

TT Nội dung

Mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng

nhiều Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng

SL % SL % SL %

1 Quan điểm, đường lối của đảng, chính

sách pháp luật của nhà nước. 237 60,0 124 31,4 34 8,6

3 Trình độ dân trí ở địa phương 178 45,1 137 34,6 80 20,3

4 CSVC, trang thiết bị dạy học 143 36,2 180 45,6 72 18,2

5 Tác động của đồng nghiệp tới GV 120 30,4 173 43,8 102 25,8

6 Tác động của HS tới GV 160 40,5 175 44,3 60 15,2

7 Tác động của các tổ chức chính trị, tổ

chức xã hội 138 34,9 178 45,1 79 20,0

8 Điều kiện gia đình GV 206 52,2 140 35,4 49 12,4

9 Mức độ quan tâm của phụ huynh tới HS 187 47,3 144 36,5 64 16,2

10 Dư luận xã hội về nhà trường và GV. 213 53,9 122 30,9 60 15,2

11 Nhu cầu chọn thầy, chọn trường 284 71,9 89 22,5 22 5.6

Nhận xét: Đa số các yếu tố khách quan đều được đánh giá có mức độ ảnh hưởng nhiều và ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ GV theo định hướng chuẩn nghề nghiệp. Trong đó nội dung về Nhu cầu chọn thầy, chọn trường là ảnh hưởng nhiều nhất với 71,9% ý kiến đánh giá ảnh hưởng nhiều và chỉ có 5,6% đánh giá ít ảnh hưởng, nó phản ánh xu hướng, mong muốn của phụ huynh lan rộng từ thành thị đến nơng thơn, nó là áp lực lớn nhất buộc GV phải thay đổi bản thân để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kinh tế của huyện đang phát triển khá nhanh, do có những thuận lợi về điều kiện địa lý gần 2 thành phố Thái Bình và Nam Định. Kinh tế phát triển, áp lực về nhu cầu chọn thầy, chọn trường, nhất là với lớp 1 cũng tăng cao

Quy mô dân số ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và cơ cấu GV. Các xã, thị trấn ở trung tâm, gần khu công nghiệp của thành phố Thái Bình dân số có sự dịch chuyển khá rõ, điều này tác động đến phát triển số lượng đội ngũ GV.

Các yếu tố đã nêu ở trên đều có những ảnh hưởng nhất định đến phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp, mỗi yếu tố có thể ảnh hưởng đến những mặt khác nhau của đội ngũ như số lượng, cơ cấu hay đào tạo, bồi dưỡng. Hoặc cũng có thể tác động đến những nội dung khác nhau của chuẩn nghề nghiệp như phẩm chất, năng lực hay kỹ năng sư phạm. Những yếu tố đề cập ở trên là những

yếu tố cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đội ngũ, theo điều kiện thực tiễn ở huyện Vũ Thư.

2.4.2 Yếu tố chủ quan

Bảng 2.16 : Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về công tác quản lý

TT Nội dung Mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng SL % SL % SL %

1 Đổi mới giáo dục 208 52,7 151 38,2 36 9,1

2 Cơ chế chính sách của ngành liên quan đến

hoạt động nhà trường 207 52,4 133 33,7 55 13,9

3 Cơ chế chính sách của ngành liên quan đến

đời sống GV 284 71,9 96 24,3 15 3,8

4 Cơ chế quản lý của nhà trường 235 59,5 129 32,7 31 7,8

5 Có cơ chế khuyến khích động viên GV phát

huy năng lực sáng tạo, học tập nâng cao năng lực, phẩm chất.

260 65,8 113 28,6 22 5,6

6 Môi trường lao động thân thiện, hợp tác

trong nhà trường 180 45,6 155 39,2 60 15,2

7 Công tác thanh tra, kiểm tra 143 36,2 178 45,1 74 18,7

8 Các quy định về hồ sơ sổ sách của GV 199 50,4 153 38,7 43 10,9

9 Ảnh hưởng của Hiệu trưởng đến giáo viên 196 49,6 154 39,0 45 11,4

Nhận xét:

Các yếu tố về quản lý đều được CBQL và GV đánh giá có mức độ ảnh hưởng lớn đến phát triển đội ngũ. Đánh giá của CBQL và GV với yếu tố cơ chế

chính sách liên quan đến đời sống GV có 71,9% ý kiến nhất trí đánh giá mức độ

ảnh hưởng nhiều và nội dung cơ chế khuyến khích động viên GV phát huy năng

lực sáng tạo, học tập nâng cao năng lực, phẩm chất có 65,8% ý kiến đánh giá

độ ảnh hưởng lớn, điều đó chứng tỏ họ đã được tuyên truyền và biết những nội dung them chốt của đổi mới căn bản và toàn diện GD.

Cả CBQL và GV đều mong muốn có mơi trường lao động thân thiện, hợp tác làm cho GV phấn khởi, có động lực lao động. Việc đổi mới giáo dục đang là thách thức rất lớn của giáo dục tiểu học Vũ Thư, việc thiếu những giáo viên có trình độ đào tạo đại học chính quy, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đội ngũ giáo viên đòi hỏi trong thời gian tới phải có nhiều giải pháp đổi mới quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.

Bảng 2.17 : Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về bản thân giáo viên

TT Nội dung

Mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng

nhiều Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng

SL % SL % SL %

1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 160 40,5 199 50,4 36 9,1

2 Trình độ đào tạo của GV 139 35,2 181 45,8 75 19,0

3 Năng lực chuyên môn GV 153 38,7 171 43,3 71 18,0

4 Tuổi đời GV 270 68,4 99 25,1 26 6,5

5 Mong muốn được thể hiện bản thân 171 43,3 145 36,7 79 20,0

6 Năng lực sáng tạo của GV 104 26,3 202 51,2 89 22,5

7 Khả năng về ngoại ngữ 253 64,1 110 27,8 32 8,1

8 Khả năng về tin học 231 58,5 116 29,3 48 12,2

9 Yêu nghề, tận tụy với nghề, có tinh thần

trách nhiệm trước công việc. 206 52,2 134 33,9 55 13,9

Nhận xét: Với bản thân giáo viên, do năng lực về ngoại ngữ, tin học chưa tốt nên giáo viên chưa tự tin khi tham gia học tập nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình xây dựng trường học hiện đại, hội nhập quốc tế, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại, xây dựng trường học kết nối... là rất cần thiết. Việc xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng GV cần đổi mới.

Những GV trẻ mới vào nghề, trình độ và năng lực rất tốt nhưng lại thiếu kinh nghiệm giảng dạy, với GV cao tuổi thì có kinh nghiệm nhưng khả năng tiếp cận với cái mới, với phương tiện dạy học hiện đại lại có phần chậm hơn. Tuổi cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến phát triển đội ngũ GV. Trong xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhất là sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cần chú ý yếu tố này . Với đặc thù của nghề, yếu tố liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, tận tụy với nghề, có tinh thần trách nhiệm trước công việc và mong muốn được thể hiện bản thân được chú ý nhiều. Muốn xây dựng đội ngũ GV có đầy đủ phẩm chất , năng lực, kỹ năng sư phạm thì phải có giải pháp phù hợp phát huy

2.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Vũ Thƣ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

2.5.1 Điểm mạnh

Có đủ giáo viên theo quy định . Đội ngũ giáo viên được bổ sung hàng năm. Ngoài số giáo viên biên chế các trường còn hợp đồng thêm giáo viên dạy buổi 2 và giáo viên tin học. Cơ cấu giáo viên dạy: cơ bản có đủ giáo viên dạy các bộ môn, đảm bảo tỷ lệ các môn theo quy định.

Theo chuẩn về trình độ đào tạo thì 100% giáo viên tiểu học của huyện đảm bảo yêu cầu trình độ từ Trung học sư phạm trở lên. Tỷ lệ giáo vên có trình độ đại học đang tăng nhanh. GV cơ bản đảm bảo về năng lực chuyên môn. Tỷ lệ giáo viên yếu kém về chuyên môn thấp. Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đạt gần 40%.

Cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức đúng đắn về đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp.Việc đánh giá giáo viên theo chuẩn được tiến hành thường xuyên hàng năm. Tổ chức thực hiện đầy đủ theo quy trình mà Bộ GD&ĐT yêu cầu.Chất lượng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp ở các lĩnh vực đều đạt khá và tốt.

Đã có các giải pháp tương đối kịp thời nhằm phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp: Các nhà trường đã chú ý phát triển đội ngũ nhà giáo trong đó tập trung vào các lĩnh vực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị được ngành giáo dục và các trường thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, khơng có giáo viên vi phạm phẩm chất đạo đức nhà giáo, không vi phạm pháp luật,

Đảng bộ huyện đã có Nghị quyết số 01-NQ/HU, ngày 20/9/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khoá XIV) về “Đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015”. Hàng năm, ngay từ đầu năm học Huyện ủy đều có chỉ thị chỉ đạo các cấp, các ngành và các xã trong huyện thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Chính quyền chỉ đạo các xã ưu tiên hàng đầu về đầu tư ngân sách cho giáo dục trong đó tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường khó khăn, gắn việc xây dựng cơ sở vật chất các nhà trường với các quy định xét công nhận xã đạt chuẩn về Nơng thơn mới. Phịng GD&ĐT thực hiện quyết liệt đổi mới công tác quản lý, giao quyền tự chủ cho các nhà trường trong xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định về Trường chuấn Quốc gia.

2.5.2 Hạn chế.

Chưa có những dự báo kể cả ngắn hạn và dài hạn về quy mô dân số, quy mô trường lớp và định hướng phát triển đội ngũ giáo viên.Vẫn cịn tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên nhất là các trường vùng xa trung tâm huyện. Ngành Giáo dục chưa chủ động được trong việc tuyển dụng và xắp xếp đội ngũ GV. Đa số GV có tuổi đời trung và cao tuổi, GV trẻ tỷ lệ không cao.

Xét xu thế và nhu cầu thì trình độ giáo viên hiện tại đa số có gốc đào tạo

trung học sư phạm, trình độ cao đẳng, đại học chính quy khơng nhiều, giáo viên dạy Tiếng Anh chất lượng không cao. Năng lực chuyên môn chưa đồng đều, một

bộ phận giáo viên việc đổi mới phương pháp, sử dụng các trang thiết bị hiện đại cịn gặp khó khăn. Phẩm chất, kiến thức và kỹ năng của đội ngũ GVTH theo chuẩn nghề nghiệp còn nhiều nội dung yếu kém cần được khắc phục.

Các giải pháp nhằm nâng cao đời sống giáo viên chưa có nhiều và hiệu quả chưa cao. Hệ điều kiện phục vụ giảng dạy của giáo viên cịn thiếu. Tài chính cho giáo dục đã được chú ý nhưng xu thế các chương trình mục tiêu đầu tư cho giáo dục ngày càng thu hẹp, cơ sở vật chất cho nhà trường nhất là phòng học và phịng chức năng vừa thiếu vừa khơng đảm bảo chất lượng phục vụ cho giảng dạy. Đầu tư cho vùng xa, vùng kinh tế khó khăn chưa có nhiều cơ chế để tháo gỡ khó khăn, một số địa phương khơng có nguồn vốn đối ứng để tiếp nhận nguồn kinh phí cấp trên đầu tư cho giáo dục. Chế độ chính sách với nhà giáo đã được quan tâm song thực tế đời sống giáo viên cịn khó khăn, GV chưa n tâm cơng tác. Chế độ tăng giờ chưa thực hiện nghiêm túc, giáo viên dạy tăng giờ được nhận tiền công quá thấp so với quy định của nhà nước. Chế độ trả lương cho giáo viên theo năng lực cơng tác thay vì thâm niên cơng tác hay cơ chế khuyến khích về tiền lương cho giáo viên giỏi chưa có hoặc khơng rõ nét điều này về lâu dài có thể làm giảm đi động lực phấn đấu cho giáo viên.

2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo và GV về phát triển đội ngũ GV còn hạn chế, chưa quan tâm tới giáo dục. Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa được xây dựng nội dung và kế hoạch chu đáo.

Cơ chế chính sách về giáo dục chưa đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Kinh tế- xã hội cịn gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách cấp huyện, xã thấp; đầu tư xây dựng vừa thiếu vừa dàn trải.

Do bản thân giáo viên chậm đổi mới về tư duy, về năng lực và kỹ năng sư phạm. Trong huyện chưa có những nghiên cứu chuyên sâu và các giải pháp khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện vũ thư, tỉnh thái bình theo định hướng chuẩn nghề nghiệp 14 (Trang 71)