- Hệ điều kiện của các nhà trường
Hệ điều kiện không chỉ giúp nâng cao chất lượng dạy học, tạo tâm lý thoải mái khi đến trường mà còn giúp con người sáng tạo hơn trong công việc. Hệ điều kiện giúp GV có nhiều cơ hội hồn thiện năng lực bản thân, đổi mới phương pháp dạy học và tích cực học hỏi để sử dụng thành thạo những trang thiết bị hiện đại. Một trường học khang trang, có đủ phịng học, phịng chức năng, các cơng trình thiết yếu như sân chơi, sân thể dục, trang trí trường lớp sinh động, phù hợp với sở thích của học sinh; đồ dùng dạy học đủ và an toàn sẽ là điều kiện thuận lợi cho GV giảng dạy có chất lượng và phát huy hết phẩm chất, năng lực, kỹ năng sư phạm của mình. Hiệu trưởng phải là người chủ động tham mưu xây dựng trường, tạo cảnh quan, làm cho giáo viên thấy tự hào và mong muốn được cống hiến cho ngơi trường đó.
Theo Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020:
cơ sở giáo dục công lập, đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó. Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và phương tiện dạy học tối thiểu của tất cả các cơ sở giáo dục”
- Yếu tố quản lý: Năng lực quản lý của cán bộ quản lý, lãnh đạo địa phương cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Điều này thể hiện ở chỗ nếu đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo có năng lực thì việc đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên và thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên sẽ đảm bảo sát thực, có độ chính xác cao; tìm ra được những hạn chế, yếu kém về thực trạng đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên, đồng thời lý giải được những nguyên nhân của nó một cách khoa học, lơgíc. Qua đó họ có thể đưa ra được những giải pháp sát thực, có tính cần thiết và khả thi cao để thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên ở địa phương mình. Cán bộ quản lý có năng lực, tâm huyết với nghề là chỗ dựa tinh thần, là tấm gương cho GV noi theo. Một hiệu trưởng giỏi sẽ biết cách tạo ra một tập thể GV đoàn kết, hợp tác cùng nhau thực hiện nâng cao chất lượng công việc của nhà trường. Hiệu trưởng cũng phải là người biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ GV khi cần; họ phải luôn luôn đổi mới cách thức quản lý, hình dung và xử lý được hết những việc cần làm, tạo ra được cơ chế quản lý, những chế độ chính sách, nguồn kinh phí cho hoạt động của nhà trường.
- Yếu tố giáo viên: Đội ngũ giáo viên là yếu tố căn bản, là lực lượng chủ yếu và trực tiếp thực hiện đổi mới giáo dục. Phát triển đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp địi hỏi sự tham gia tích cực của chính bản thân GV, tự bản thân họ phải mong muốn được thay đổi, được phát triển có như vậy cơng tác này mới thành cơng. Đời sống vật chất, tinh thần, hồn cảnh gia đình, mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp của GV phải được chú ý coi đó là yếu tố trực tiếp tác động đến phát triển đội ngũ. Mỗi GV đều mong muốn được thể hiện bản thân, và mong muốn cơng sức của mình được ghi nhận vì thế những cơng sức, sáng kiến, thành tích của
giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ cần được hết sức trân trọng, được tuyên dương khen thưởng kịp thời.
Do ảnh hưởng mang tính quyết định của đội ngũ giáo viên đối với GD&ĐT nói chung và phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng vậy nên việc xây dựng các giải pháp đúng và sát thực có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự thành cơng. Nói đến đội ngũ ( tức là một tổ chức hay một hệ thống ) cũng có nghĩa là nói đến vai trị quản lí, điều khiển đội ngũ đó để nó vận hành theo yêu cầu, cách thức mà nhà quản lí đặt ra để đạt tới mục tiêu của tổ chức. Một nội dung quan trọng của cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên là phải khơng ngừng phát triển đội ngũ đó lên ngang tầm nhiệm vụ phát triển GD&ĐT trong từng thời kì.
Kết luận chƣơng 1
Giáo viên là yếu tố then chốt trong đổi mới giáo dục. Giáo viên có vai trị quan trọng tạo ra chất lượng giáo dục. Giáo viên tiểu học ngoài những yêu cầu chung về phẩm chất, năng lực thì kỹ năng sư phạm được yêu cầu cao bởi đối tượng học sinh mà họ dạy có những đặc điểm riêng, địi hỏi người GV phải có phương pháp và kỹ năng sư phạm để giáo dục học sinh. Ngày nay, quản lý bằng chuẩn đang là xu hướng, được thực hiện rộng khắp, bởi tính khoa học, những lợi ích và những yêu cầu cụ thể mà chuẩn đề ra cho mọi người thực hiện.
Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để tạo ra “nguồn vốn con người”. Với yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, địi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao thì trước hết đội ngũ giáo viên phải được phát triển cho xứng tầm, trở thành lực lượng phát triển đủ về số lượng và tốt về chất lượng. Phát triển đội ngũ GV là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý. Nội dung phát triển đội ngũ GV cần thực
hiện dựa trên nội dung của phát triển nguồn nhân lực theo định hướng chuẩn nghề nghiệp.
Từ lý luận về quản lý và quản lý giáo dục, đề tài đã sử dụng các khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu như khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục; khái niệm về phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học; khái niệm về chuẩn nghề nghiệp và chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Bằng lý luận và các nội dung yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GVTH đã được Bộ GD&ĐT ban hành, tác giả đưa ra nội dung phát triển đội ngũ GVTH theo các lĩnh vực của chuẩn nghề nghiệp.
Tuy nhiên muốn đề ra được những biện pháp phát triển đội ngũ GV TH cần nhận biết được chính xác thực trạng đội ngũ GV TH và đánh giá việc thực hiện các giải pháp về phát triển đội ngũ GV TH từ đó đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhất giúp cho các nhà quản lý và các cấp quản lý giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ này. Các nội dung nghiên cứu được chúng tơi trình bày ở chương sau.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN VŨ THƢ, TỈNH THÁI BÌNH
THEO ĐỊNH HƢỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
2.1. Sơ lƣợc đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội và tình hình giáo dục huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình
2.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa và xã hội huyện Vũ Thư
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Vũ Thư là vùng đất được hình thành cách đây trên dưới 2000 năm. Đó là kết quả của quá trình bồi đắp phù sa của sông Hồng và sông Trà Lý, cộng với sức khai phá của cư dân sống trên mảnh đất này.
Huyện Vũ Thư được thành lập ngày 17-6-1969 theo Quyết định số 93/CP của Chính Phủ, trên cơ sở sáp nhập 28 xã của huyện Thư Trì và 14 xã của huyện Vũ Tiên. Hiện nay, Vũ Thư có 29 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 195,138 km2; dân số khoảng 231.000 người, mật độ dân số 1185người/ km2
. Tổng số hộ khoảng 67.500 hộ, trong đó hơn 3.200 hộ với trên 14.000 là giáo dân, chiếm khoảng 6,06% dân số.
Huyện Vũ Thư nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thái Bình, là cửa ngõ, điểm tiếp nối giữa 2 thành phố Thái Bình và Nam Định.
Phía bắc giáp huyện Hưng Hà và Đông Hưng Phía đơng giáp Thành phố Thái Bình
Phía nam giáp huyện Kiến Xương Phía tây giáp Thành phố Nam Định.
Là một huyện đồng bằng, khơng chỉ có giao thơng đường thủy thuận lợi do được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý cộng với hệ thống sông, kênh mương thủy lợi nội đồng, Vũ Thư cịn có quốc lộ 10 chạy qua, là điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc, giao lưu với nhiều địa bàn rộng lớn, nhất là
hai trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – Thành phố Thái Bình và Thành phố Nam Định.
2.1.1.2. Kinh tế , văn hóa và xã hội
Vũ Thư là huyện có truyền thống yêu nước, là một trong những huyện có phong trào cách mạng rất sớm của tỉnh, ngay từ tháng 7/1929 đã thành lập chi bộ mang tên Thư Vũ. Trong lịch sử đấu tranh chống áp bức bóc lột và chống giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước, nhân dân Vũ Thư có trên 5800 liệt sỹ cùng Đảng bộ và nhân dân Vũ Thư viết lên những trang sử vẻ vang của quê hương anh hùng. Trong sản xuất Vũ Thư là huyện đầu tiên trong cả nước đạt 5 tấn thóc/1ha, được Bác Hồ về thăm, tuyên dương ngày 01 tháng 01 năm 1967 tại Đình Phương Các, xã Hiệp Hòa. Với những thành tích xuất sắc đạt được, Vũ Thư vinh dự được Đảng và nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương cao q. Vũ Thư cịn có chùa Keo là di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia, có khu lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân Hòa, là nơi bác dừng chân và nghỉ lại trong lần Bác về thăm Thái Bình.
Những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội của Vũ Thư đã có chuyển biến rõ nét. Từ một huyện thuần nông, trong mười năm trở lại đây, cơ cấu kinh tế thay đổi từng năm, tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh. Một số khu công nghiệp ven quốc lộ 10 trên địa bàn huyện đã thu hút hàng nghìn lao động, các làng nghề, các trang trại, gia trại đang được mở rộng phát triển. Đặc biệt, do vị trí địa lý giáp hai thành phố Thái Bình và Nam định nên đa số lao động trẻ đều tham gia lao động trong các khu công nghiệp nghiệp lớn của hai tỉnh, việc lao động nông nghiệp hiện nay chủ yếu là do lao động cao tuổi…
Sau bốn năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến nay bộ mặt nông thôn đang đổi mới từng ngày: Đường trục giao thông trong xã và liên xã, liên thơn được cứng hóa theo tiêu chuẩn kĩ thuật. Đến
hết năm 2014 tồn huyện đã có 7 xã được cơng nhận xã hồn thành các tiêu chí nơng thơn mới.
2.1.2. Giáo dục và đào tạo của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Cùng với lịch sử của mảnh đất và con người Vũ Thư, giáo dục Vũ Thư cũng được chăm lo phát triển. Vũ Thư được coi là vùng đất hiếu học của Thái Bình. Ngay sau cách mạng tháng tám thành công, Vũ Thư cùng cả nước tham gia điệt giặc đói và giặc dốt, những lớp Bình dân học vụ được mở khắp nơi.
Ngày nay. Giáo dục Vũ Thư nhận được sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp. Mạng lưới trường lớp được xắp xếp, quy hoạch theo quy mô dân số. Cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại. Nhận thức của người dân về chăm lo cho, tạo cơ hội học tập con em đã được cải thiện đáng kể, nhân dân đã hỗ trợ đầu tư hàng trăm tỷ đồng giúp các trường học cải tạo cảnh quan, bổ sung trang thiết bị dạy học.
Mầm non có 34 trường (trong đó có 33 trường cơng lập, 01 trường MN tư thục: Sơn Hà); 14 trường đạt chuẩn Quốc gia(42,4%); 3 xã có 2 trường MN: Hồng Phong, Duy Nhất, Việt Hùng, tỷ lệ huy động nhà trẻ đạt 62,6%, mẫu giáo đạt 99,9%. Tháng 12/2012 được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Tiểu học có 35 trường, đã có 33 trường đạt chuẩn mức độ I(94,3%), trong đó có 12 trường đạt chuẩn mức độ II (34,2%); 5 xã có 2 trường Tiểu học: Hồng Phong, Duy Nhất, Tân Lập, Bách Thuận, Việt Hùng. Tháng 01/2012 được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II. THCS có 30 trường, trong đó có 01 trường Chu Văn An của liên xã Tự Tân-Hịa Bình, 01 xã Việt Hùng có 2 trường THCS; 17 trường đạt chuẩn Quốc gia(56,7%). 100% số xã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS.
THPT có 04 trường cơng lập: THPT Nguyễn Trãi, Vũ Tiên, Lý Bôn, Phạm Quang Thẩm; 01 trường THPT Tư thục Hùng Vương; 01 Trung tâm
GDTX-HN, 01 Trung tâm KTTH-DN. Có 02 trường THPT Nguyễn Trãi và THPT Vũ Tiên được công nhận đạt Chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015.
Bảng 2.1: Số lượng đội ngũ GV .
Đơn vị tính: Người
Năm học Mầm non Tiểu học THCS THPT, GDTX,
Dạy nghề Tổng cộng 2011-2012 614 812 770 275 2471 2012-2013 665 815 775 281 2536 2013-2014 659 815 765 289 2528 2014-2015 674 828 767 292 2561
( Nguồn: Phòng Giáo dục-Đào tạo Vũ Thư ) Tổng biên chế các năm đều tăng, tỷ lệ tăng không nhiều. Số giáo viên Mầm Non tăng 60 người, giáo viên tiểu học tăng 15 người, giáo viên trung học cơ sở giảm 3 người, số GV THPT tăng 17 người, chủ yếu do tăng số lớp. Số giáo viên mơn Tốn và Văn của trung học cơ sở thừa khá nhiều làm ảnh hưởng đến cơ cấu giáo viên trong toàn huyện. Các trường Mầm Non sau khi chuyển đổi từ trường bán cơng sang cơng lập cũng đang tích cực bổ sung đội ngũ giáo viên song chưa đảm bảo tỷ lệ 2 giáo viên/ lớp.
Bảng 2.2: Trình độ giáo viên trên chuẩn.
Đơn vị tính: Người
Năm học Mầm non Tiểu học THCS
THPT, GDTX, Dạy nghề SL % SL % SL % SL % 2011-2012 235 38.2 752 92.6 320 41.5 12 4,3 2012-2013 280 42.1 764 93.7 341 44.0 16 5,6 2013-2014 320 48.5 796 97.6 368 48.1 21 7,2 2014-2015 395 58.6 813 98.1 392 51.1 26 8,9
Giáo viên Mầm non, TH, THCS, THPT có 100% trình độ đạt chuẩn. Tỷ lệ trên chuẩn của giáo viên tăng nhanh, giáo viên Mầm Non trình độ trên chuẩn tăng từ 38,2% năm 2011-2012 lên 58,6% năm 2014-2015 . Giáo viên TH trình độ trên chuẩn đạt 98,1%. Giáo viên THCS do giáo viên Tốn, Văn thừa cịn các môn khác lại thiếu nên ngành giáo dục đang thực hiện cử giáo viên đi học thêm văn bằng 2. GV THPT tỷ lệ GV trên chuẩn tăng gần gấp đôi, từ 4,3% năm học 2011-2012 lên 8,9% năm học 2014-2015.
Được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyện địa phương, của nhân
dân, đặc biệt là sự hiếu học của học sinh cùng với những phấn đấu không ngừng nghỉ của các lực lượng giáo dục trong huyện. Những năm qua, giáo dục Vũ Thư luôn được đánh giá nằm trong số những huyện dẫn đầu của tỉnh Thái Bình về các mặt hoạt động. Hệ thống trường lớp ổn định, hoàn thành phổ cập cho trẻ mầm non 5 tuổi, số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, nhiều năm qua khơng có học sinh tiểu học bỏ học. Chất lượng giáo dục ổn định, chất lượng học sinh giỏi xếp thứ ba của tỉnh.
Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường, chọn cử 531 GV Mầm non, TH, THCS đi học nâng cao trình độ chuyên môn, 87 GV được nâng cao trình độ lý luận chính trị, 41 GV theo học lớp bồi dưỡng quản lý giáo. ; Tổ chức 05 hội nghị chuyên đề với các nội dung:“Nhà giáo với đạo đức nghề nghiệp - Nhà giáo với
pháp luật”, nhà giáo không vi phạm dạy thêm, tổ chức 3 lớp bồi dưỡng chuyên
đề “Giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay” cho 100% CBGV ngành học mầm non, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý và hoạt động chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học.Đồng thời, quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chế độ chính sách đối với giáo viên; có cơ chế khen thưởng, khuyến khích giáo viên dạy giỏi, bảo đảm