3.2. Nội dung biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Vũ Thư
3.2.4. Đổi mới hoạt động đánh giá giáo viên theo các lĩnh vực và yêu cầu của
chuẩn nghề nghiệp
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho đội ngũ CBQL và GV hiểu được mục đích và ý nghĩa của việc đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp, từ đó thực hiện đánh giá đúng thực trạng kết quả đạt được của đội ngũ GV .
Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, nâng cao ý thức tự đánh giá của GV và hiệu trưởng. Tổ chức đánh giá công khai, trung thực, khách quan, công bằng.
Sau đánh giá có kế hoạch phát huy ưu điểm, khắc hạn chế.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
Kiểm tra, đánh giá GV theo chuẩn là khâu quan trọng đó là q trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những sai phạm và
điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra góp phần chất lượng GV ngày càng tốt hơn.
Kiểm tra, đánh giá GV theo chuẩn có vai trị và vị trí quan trọng trong quá trình quản lý. Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo thì cơng việc của chúng ta nhất định sẽ tiến bộ gấp mười , gấp trăm lần. Kiểm tra vừa là tiền đề vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu.
Muốn kiểm tra, đánh giá GV đạt kết quả tốt, trước hết mỗi CBQL, GV nắm chắc chuẩn nghề nghiệp, đặc biệt là quy trình thực hiện đánh giá, xếp loại. Quy trình được quy định cụ thể trong chuẩn nghề nghiệp. Việc đánh giá được tổ chức theo năm học, vào cuối năm.
Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của GV, nhận xét của tổ chuyên môn và đánh giá của hiệu trưởng, cuối năm, trường công khai kết quả trong hội nghị tổng kết năm học, xây dựng định hướng cho năm sau; đồng thời báo cáo kết quả đánh giá về Phòng GD&ĐT.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
* Xây dựng kế hoạch đánh giá: Ngay từ đầu năm học xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp, triển khai học tập và thực hiện theo các nội dung của chuẩn. Cuối năm học, phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường thông báo cụ thể cho các tổ khối, GV kế hoạch về thời gian, cách thức tổ chức, cơ sở đánh giá, lực lượng tham gia việc đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp. Thu thập và xử lý các minh chứng liên quan đến việc đánh giá GV. Những kế hoạch này đã được bàn bạc thống nhất từ đầu năm học.
Đảm bảo tính pháp lý và quy trình khi kiểm tra đánh giá. Phòng GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng về tiến độ đánh giá, thời gian thực hiện và cách thức thực hiện. Quy trình và nội dung đánh giá bám sát Quy định tại Chuẩn nghề nghiệp.
- 3 lĩnh vực của chuẩn bao gồm: Phẩm chất – Kiến thức – Kỹ năng, điểm tối đa cho mỗi lĩnh vực là 200 điểm.
- Mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có điểm tối đa là 40 điểm. - Mỗi yêu cầu có 4 tiêu chí, mỗi tiêu chí có điểm tối đa là 10 điểm.
Về xếp loại chung:
Giáo viên được đánh giá xếp loại theo 4 mức độ
Loại Xuất sắc - Loại Khá - Loại Trung bình - Loại Kém
Quy trình đánh giá, xếp loại:
Bước 1: GV tự đánh giá
Yêu cầu GV nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân, căn cứ vào các tiêu chí của chuẩn và mức độ hoàn thành nhiệm vụ, GV tự nhận xét, cho điểm.
Bước 2: Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên
Căn cứ vào kết quả tự nhận xét của cá nhân, các tổ chuyên môn họp, phân tích đánh giá từng cá nhân, những ưu điểm, những tồn tại, nguyên nhân của tồn tại, cung cấp thêm những minh chứng làm căn cứ để đánh giá được chính xác, khách quan. Từ nhận xét cảu các thành viên, tổ bỏ phiếu thống nhất kết quả cho từng cá nhân và trình hiệu trưởng.
Bước 3: Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại
Từ minh chứng đã tập hợp trong năm học, theo đề nghị của tổ và bản từ đánh giá của GV và các nguồn thông tin khác. Hiệu trưởng thống nhất đánh giá xếp loại và ghi nhận xét cụ thể cho từng cá nhân theo phiếu đánh giá GV.
Bước 4: Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường
Tổ chức hội nghị cán bộ giáo viên tồn trường. Tổng kết cơng tác phát triển đội ngũ trong năm học. Công khai kết quả đánh giá GV theo chuẩn.
Từ kết quả phát triển đội ngũ đã đạt được trong năm học, xây dựng phương hướng cho năm học tiếp theo.
* Tổ chức thực hiện và kiểm tra
Sau khi thông báo kế hoạch, các trường tổ chức tiến hành các bước của quy trình, tổ chức cơng khai, cơng bằng, dân chủ, trung thực và nghiêm túc. Đánh giá đúng thực trạng, có minh chứng cụ thể để đối chiếu. Điểm quan trọng khi đánh giá GV là làm cho họ thấy được những điểm mạnh và điểm yếu từ đó có hướng khắc phục trong những năm tiếp theo.
Hình thức kiểm tra đánh giá:
- Đánh giá thông qua các hoạt động dự giờ, thăm lớp.
- Đánh giá thông qua thông tin từ cha mẹ học sinh, từ dư luận nhân dân trong địa phương
- Đánh giá thông qua các hội giảng, chuyên đề, qua kết quả đào tạo, bồi dưỡng của GV.
- Thơng qua các tổ chức chính trị, đồn thể, qua tổ chuyên môn và qua đồng nghiệp GV trong trường
Trong q trình thực hiện Phịng GD&ĐT cử cán bộ, chuyên viên theo dõi, kiểm tra, nắm bắt tình hình, uốn nắn kịp thời những trường làm thiếu trách nhiệm, hoặc những trường có kết quả cao, thấp bất thường.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp
Có đầy đủ Chuẩn nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn về triển khai kiểm tra đánh giá hàng năm .
Mỗi CBQL có nhận thức đầy đủ về yêu cầu của việc đánh giá GV, cần nêu cao tinh thần tự giác, đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm.
Linh hoạt các hình thức kiểm tra đánh giá, thu thập minh chứng phục vụ cho hoạt động, tạo sự đồng thuận sau đánh giá, tránh biểu hiện mất đoàn kết.
3.2.5. Đổi mới hoạt động thi đua khen thưởng tạo động lực cho giáo viên trong phát triển chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho mỗi CBQL, GV có động lực, động cơ để phấn đấu theo chuẩn nghề nghiệp bằng các hoạt động thi đua.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
Thi đua thực hiện nền nếp, kỷ cương, kỷ luật lao động nghiêm túc; chế độ lao động dân chủ, cởi mở, thân thiện; phong cách làm việc của tập thể GV, của lãnh đạo chuyên nghiệp; tinh thần đoàn kết, sáng tạo, cơ chế quản lý thơng thống phát huy vai trò làm chủ của GV.
Thi đua đổi mới phương pháp dạy học, nghiêm cứu đổi mới từ kiến thức bài dạy đến lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng hiện đại, phát huy năng lực của mình. Thi đua trong tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng, tham gia chuyên đề, hội thi, hội giảng.
Lấy tự học làm nền tảng cho phát triển nâng cao phẩm chất, kiến thức, kỹ năng. Của mỗi GV. Mỗi GV tích cực, chủ động đề xuất kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng công việc, gải pháp đổi mới các hoạt động chuyên môn nhằm tự nâng cao kiến thức kỹ năng cho mình và hỗ trợ đồng nghiệp, giúp hiệu trưởng đổi mới công tác lãnh đạo chỉ đạo nhà trường.
Đổi mới công tác quản lý, phát huy vai trò, kỹ năng, hiệu quả quản lý. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền với tổ chức, các đoàn thể, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động thi đua tạo động lực cho GV phấn đấu hoàn thiện bản thân theo chuẩn nghề nghiệp.
Có cơ chế chính sách khuyến khích động viên người tài, sử dụng kết quả đánh giá GV theo chuẩn trong đánh giá công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng xứng đáng với thành tích mà GV đạt được. Tổ chức các hội nghị thi đua,
tuyên dương khen thưởng cá nhân, tập thể và gương điển hình trong việc phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp.
Tạo môi trường và điều kiện làm việc để GV có điều kiện thuận lợi nhất phát triển phẩm chất, năng lực và kỹ năng của bản thân. Các trường ban hành văn bản về Quy chế nội vụ cơ quan, nội quy hoạt động, quy chế dân chủ, các cam kết giữa nhà trường với GV. Xây dựng đoàn kết nội bộ, phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công việc.
Có quan điểm chỉ đạo, ban hành các văn bản, xây dựng cơ chế chính sách với giáo dục trong đó tập trung vào chính sách thu hút, tuyển chọn và sử dụng nhân tài, có cơ chế tuyển thẳng với những sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi, người có trình độ thạc sĩ về cơng tác ở địa phương. Tham mưu có chính sách lương, tăng lương, khen thưởng với giáo viên giỏi, GV tiêu biểu trong đào tạo, bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp. Có cơ chế chính sách hỗ trợ tài chính cho GV đi học các lớp nâng cao trình độ.
Xây dựng môi trường văn hóa, sử dụng sức mạnh của các tổ chức để động viên GV tham gia hoạt đông thi đua đào tạo, bồi dưỡng, giữ gìn đồn kết. Tổ chức cho giáo viên được tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham quan học tập các mơ hình điểm trong và ngồi tỉnh, nâng cao hiểu biết về các vấn đề của xã hội và của địa phương.
Chỉ đạo thống nhất từ huyện đến trường, có mối liên hệ chặt chẽ giữa Phịng GD&ĐT – Hiệu trưởng – GV. Có thơng tin hai chiều, kịp thời điều chỉnh những chỉ đạo về hoạt động thi đua khi thấy cần thiết.Nhận thức đầy đủ vị trí vai trị của GV, phát huy vai trò làm chủ, tạo tâm thế, động lực cho GV. Mỗi trường tiểu học, mỗi Hiệu trưởng chú trọng xây dựng môi trường lao động thân thiện, an toàn, hợp tác, hiệu quả.
Giảm bớt những thủ tục hành chính, giảm cường độ lao động, kiểm tra loại bỏ những loại hồ sơ không cần thiết để GV tập trung thời gian nghiên cứu chuyên môn, nâng cao chất lượng giảng dạy.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Thực hiện phong trào thi đua, từ Phòng GD&ĐT đến các trường tiểu học
thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là: Lập kế hoạch thi đua theo từng cấp huyện - trường - tổ khối - cá nhân. Phát động phong trào thi đua yêu nước trong các trường tiểu học thực hiện phát triển GV theo chuẩn nghề nghiệp. Đối với tổ chức đảng, đoàn thể, lãnh đạo và giáo viên từ Phịng GD&ĐT đến trưởng tiểu học có nhận thức đúng đắn về tác dụng to lớn của thi đua trong phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp và nâng cao chất lượng. Tổ chức hội nghị cán bộ viên chức đầu năm, triển khai kế hoạch thi đua, tổ chức ký cam kết thi đua và đăng ký thi đua với tập thể và cá nhân trong trường.
Hai là: Tổ chức triển khai phong trào thi đua từ huyện đến cơ sở.
Phòng GD trực tiếp chỉ đạo các trường ban hành cơ chế thi đua khen thưởng trong đơn vị, Quy chế nội vụ cơ quan, nội quy hoạt động, quy chế dân chủ, các cam kết giữa GV với nhà trường. Chỉ đạo hiệu trưởng các trường thi đua xây dựng tập thể GV đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công việc; tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tập thể, làm cho GV có mơi trường lao động nghiêm túc, chuyên nghiệp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra nền nếp của các nhà trường. phát huy vai trò gương mẫu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, hiệu trưởng các trường.
Tổ chức gắn kết các các nội dung thi đua trong các hoạt động của nhà trường và của từng cá nhân GV trong việc làm cụ thể như đào tạo, bồi dưỡng, học tập trao đổi kinh nghiệm. Phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo
đức nghề nghiệp. Thi đua thực hiện mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.; “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Ba là: Xây dựng các mơ hình tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.
Phòng GD&ĐT phối hợp cùng các trường tổ chức các hoạt động, các hội thi, hội giảng, các chuyên đề khoa học về phát triển phẩm chất, hăng lực, kỹ năng sư phạm cho GV. Trong phong trào thi đua và các hoạt động thực tiễn đã triển khai, từ sáng kiến của các trường, Phòng GD&ĐT chọn các mơ hình tập thể , cá nhân đã thực hiện thành công để tập trung nghiêm cứu phát triển và nâng tầm làm cho các mơ hình đó trở thành điểm sáng trong huyện. Tổ chức cho các trường trong huyện tham quan học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm và phổ biến mơ hình điểm . Bốn là: Tổng kết phong trào, đúc rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời Qua mỗi học kỳ và từng năm học, chỉ đạo các trường sơ kết, tổng kết thi đua. Tổ chức cho GV viết đề tài sáng kiến, và tổ chức hội nghị đánh giá sáng kiến cho GV. Những sáng kiến hay được khen thưởng và nhân rộng trong từng trường và trong huyện. Phòng GD&ĐT tổ chức hội nghị thi đua cấp huyện mỗi năm 1 lần, tôn vinh tập thể và cá nhân trong tất cả các lĩnh vực trong đó có nội dung phát triển đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp.
Năm là: Chuẩn bị nguồn lực thực hiện phong trào thi đua. Phối hợp tham mưu, xây dựng cơ chế chính sách, tạo động lực cho GV
Xây dựng và ban hành chế độ khuyến khích cho giáo viên giỏi các cấp, có chế độ thưởng cho giáo viên giỏi các cấp. Có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên có những đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm được ứng dụng rộng rãi trong ngành. Chuẩn bị đủ nguồn kinh phí khen thưởng.
Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng trong chính sách đãi ngộ, đây là vấn đề thiết thực trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ. Ngồi ra, có chế độ khuyến khích đối với cơng tác đào tạo và đào tạo lại đội
ngũ giáo viên Tiểu học đạt chuẩn và trên chuẩn. Giúp GV có cuộc sống ổn định để họ yên tâm công tác.
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện phương tiện phục vụ cho công tác dạy và học. Sử dụng có hiệu quả thiết bị giáo dục trong giảng dạy và học tập theo qui định của Bộ GD-ĐT.
Tăng cường ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo giáo viên Tiểu học đạt chuẩn và trên chuẩn, bồi dưỡng giáo viên trong hè và trong năm học. Ngân sách thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: Kinh phí bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoa mới của cấp Tiểu học, chương trình bồi dưỡng tin học và đưa tin học vào trường Tiểu học. Tăng cường nguồn ngân Nhà nước đàu tư cho các trường tiểu học, thực hiện xã hội hóa GD Căn cứ nhu cầu, chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng giáo viên, Phòng GD-ĐT tham mưu cho Sở GD-ĐT để phối hợp với Sở tài chính để phân bổ kế hoạch ngân sách và các định mức chi cho từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng; định mức thu học phí của người học để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị và giáo viên thực hiện.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp
Có nhận thức đúng đắn của các cấp, của nhà trường, của CBQL và bản thân GV. Đổi mới cơ chế thi đua, hợp tác, thúc đẩy nhau, hỗ trợ nhau, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ. Có chính sách hỗ trợ cụ thể cho GV trong nghiên cứu khoa học