Nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo và GV về phát triển đội ngũ GV còn hạn chế, chưa quan tâm tới giáo dục. Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa được xây dựng nội dung và kế hoạch chu đáo.
Cơ chế chính sách về giáo dục chưa đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Kinh tế- xã hội cịn gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách cấp huyện, xã thấp; đầu tư xây dựng vừa thiếu vừa dàn trải.
Do bản thân giáo viên chậm đổi mới về tư duy, về năng lực và kỹ năng sư phạm. Trong huyện chưa có những nghiên cứu chuyên sâu và các giải pháp khoa học về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
Kết luận chƣơng 2
Phân tích đánh giá thực trạng kinh tế xã hội của địa phương đã cho thấy Vũ Thư là một huyện có truyền thống lịch sử vẻ vang,; một huyện sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách thấp; việc đầu tư nguồn lực cho phát triển giáo dục đã được chú trọng xong còn chưa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Vũ Thư là huyện có phong trào giáo dục phát triển khá mạnh trong tỉnh, đội ngũ giáo viên 100% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Hàng năm huyện đều thực hiện bổ sung số lượng và từng bước nâng cao yêu cầu về chất. Cơ cấu và sử dụng GV khá tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Trong những năm qua Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp Khảo sát đánh giá chất lượng GVTH theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp cho thấy GVTH trong huyện mức độ thực hiện khá tốt ở một số nội dung tiêu chí, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của GV cơ bản đạt yêu cầu. Kiến thức, kỹ năng của một bộ phận giáo viên được đánh giá tốt, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế; công tác phát triển đội ngũ theo chuẩn cần được xây dựng, hệ thống hóa nội dung, biện pháp thực hiện với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.
Nghiên cứu lý luận về phát triển nguồn nhân lực và thực trạng của địa phương là căn cứ để xây dựng biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Vũ Thư sẽ được tiếp tục trình bày ở chương 3.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN VŨ THƢ, TỈNH THÁI BÌNH
THEO ĐỊNH HƢỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1 Đảm bảo tính khoa học
Lý luận là khoa học, là con đường đã được kiểm chứng. Lý luận quản lý và
lý luận quản lý giáo dục đã trải qua một quá trình “ thai nghén”, đấu tranh và phát triển lâu dài. Nghiên cứu một cách thấu đáo về quản lý và quản lý giáo dục của các nhà khoa học sẽ là kim chỉ nam dẫn đường cho các nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý, tránh được những sai lầm, những thiếu sót khơng đáng có. Các biện pháp đề xuất phải căn cứ trên hệ thống kiến thức cơ bản về Khoa học quản lý và Khoa học quản lý giáo dục đã được thực tiễn chứng minh tính đúng đắn. Tính khoa học thể hiện ở sự đồng bộ, quy trình hình thành chặt chẽ, các luân điểm vững vàng và tính hiệu quả cao.
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa
Kế thừa là sự thừa hưởng, giữ gìn giá trị đã có đồng thời phát huy, phát triển nó lên tầm cao mới. Bất kỳ xã hội, tổ chức nào cũng có lịch sử phát triển của nó. Thay đổi là xu thế khách quan, tuy vậy khi thay đổi cần chú ý đến tính lịch sử, có sự kế thừa có như vậy sự thay đổi mới mang tính bền vững. Kế thừ cũng thể hiện sự tơn trọng lịch sử, thể hiện sự văn minh trong hành xử. Khơng phải cái gì của q khứ cũng là xấu, là lạc hậu. Đó là chưa kể sự thay đổi quá đột ngội đôi khi lại phản tác dụng.
Bởi vậy chúng tôi lựa chọn nguyên tắc tính kế thừa là nguyên tắc thứ 3. Khi đề xuất các giải pháp chúng tơi ln tìm hiểu cặn kẽ, đánh giá đầy đủ thực trạng những giải pháp đã thực hiện trước đó, làm cơ sở cho hình thành hệ thống những giải pháp mới.
3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ
Đồng bộ, thống nhất từ nhận thức về vị trí vai trị của nhà giáo đối với giáo dục nói chung và với nhà trường nói riêng. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng thông qua các nghị quyết, chương trình hành động, mục tiêu, chiến lược, chính sách của nhà nước có liên quan đến giáo dục và đặc biệt là sự cụ thể hóa vào thực tiễn địa phương huyện Vũ Thư.
Các giải pháp đưa ra có sự nhất quán, xuyên suốt, cùng thống nhất hướng tới chuẩn nghề nghiệp GV TH và thông qua các giải pháp giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể bức tranh giáo dục của địa phương và con đường cần đi để phát triển lực lượng giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Đảm bảo tính hê ̣ thống và chủ trương phát triển của Bô ̣ GD -ĐT, Sở GD-ĐT cho giáo viên tiểu học. Trên cơ sở đó , vâ ̣n dụng phát triển vào thực tiễn của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Giải pháp cần đảm bảo đúng luật và dễ hiểu, dễ thực hiện. Bám sát thực tiễn, bám sát văn bản chỉ thị sẽ giúp việc thực hiện có hiệu quả hơn. Khả thi của giải pháp cũng thể hiện ở việc nó có phù hợp với đặc điểm tâm lý, có thu hút được sự chú ý, thu phục nhân tâm của mọi người hay khơng. Vì vậy, trong các giải pháp cần lấy chất lượng và thực tài là yếu tố căn bản cho việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học. Đảm bảo tính tích cực , chủ động của giáo viên trong việc bồi dưỡng và phát triển . Từng giáo viên , phải tự giác, tích cực chủ động trong việc tiếp nhâ ̣n nơ ̣i dung bồi dưỡng của cấp trên, đồng thời nêu cao tinh thần tự ho ̣c, tự bồi dưỡng. Mỗi giáo viên, khi nhâ ̣n thức rõ sự cần thiết phải bồi dưỡng và tự bồi dưỡng ho ̣ sẽ có đơ ̣ng cơ, thái độ đúng đắn, có quyết tâm cao , và từ đó nâng cao chất lượng công tác.
Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa yêu cầu trước mắt và lâu dài . Trướ c mắt cần đảm bảo cho giáo viên được câ ̣p nhâ ̣t những kiến thức cầ n được điều chỉnh
và đổi mới trong chương trình mơn học, đởi mới phương pháp da ̣y ho ̣c, giáo dục. Về lâu dài, giáo viên cần được bồi dưỡng nâng chuẩn lên trình độ đại học và cao hơn để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của người giáo viên trong thời kỳ mới. Đảm bảo vai trò quản lý và ý thức trách nhiê ̣m của người quản lý trong công tác bồi dưỡng là một nguyên tắc cơ bản . Từ lãnh đạo ngành đến vai trò của hiê ̣u trưởng trong viê ̣c tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng bồi dưỡng. Các nhà trường cần giáo du ̣c để giáo viên nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải nâng cao và tự nâng cao trình đơ ̣, năng lực. Ngành giáo dục Vũ Thư cần thống nhất được yêu cầu xây dựng và phát triển đội ngũ của t oàn trường với mục tiêu phấn đấu của mỗi giáo viên , thu hút mọi giáo viên vào các hình thức học tập phù hợp.
3.2. Nội dung biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Vũ Thƣ theo chuẩn nghề nghiệp
Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Vũ Thư muốn thành công cần có một hệ thống biện pháp tồn diện. Có thể khái qt hệ thống biện pháp bắt đầu từ nhận thức của các cấp các ngành đến dự báo, lập kế hoạch phát triển đội ngũ đến; tổ chức tuyển chọn đội ngũ, xắp xếp sử dụng (đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu) đồng thời có các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp và đảm bảo các điều kiện, tạo môi trường, tạo động lực làm việc cho đội ngũ có thể phát huy hết trình độ, tay nghề. Cụ thể của các giải pháp đó là :
3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm Cán bộ quản lý , giáo viên các trường tiểu học về công tác phát triển đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở nhận thức, hiểu rõ vai trò của giáo dục, tầm quan trọng của công tác phát triển giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ GV nói riêng.
Tăng cường sự hiểu biết của CBQL, GV về chủ trương, sự cần thiết, nội dung phát triển GV theo định hướng chuẩn nghề nghiệp GV TH và phát triển đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Đảng bộ và chính quyền từ huyện đến xã, thị trấn cần có những nghị quyết, những quan điểm chỉ đạo nhằm cụ thể hóa những chủ trương của đảng và nhà nước, chỉ đạo toàn đảng toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đồng bộ các giải pháp theo chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn huyện để phát triển đội ngũ GV.
Tư tưởng, nhận thức là rất quan trọng, nhận thức đúng, tư tưởng thơng mạch thì thực hiện mới thành cơng. Phịng GD&ĐT tăng cường qn triệt, chỉ đạo sát sao làm cho hiệu trưởng và cán bộ giáo viên hiểu rõ xu thế tất yếu của quản lý con người, nhất là người lao động bằng chuẩn. Việc phát triển đội ngũ GV theo chuẩn với muc tiêu là có đội ngũ GV chất lượng cao phục vụ cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học nói riêng và đổi mới giáo dục nói chung.
Ngành giáo dục chỉ đạo các trường triển khai đầy đủ các yêu cầu theo nội dung phát triển đội ngũ GV TH theo chuẩn nghề nghiệp GV TH. Tổ chức nghiên cưu kỹ chuẩn, tiến hành đánh giá đúng quy trình đồng thời có những phản hồi để khắc phục những khó khăn, thiếu sót trong q trình thực hiện.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xã hội. Hệ thống thơng tin tun truyền qua phát thanh, truyền hình, qua báo chí, qua bản tin nội bộ của đảng và đặc biệt qua các buổi sinh hoạt chi bộ hàng tháng. Từ đó thu hút sự chú ý, tạo dư luận ủng hộ của đảng viên, nhân dân trong huyện đối với các chủ trương, chính sách về GD.
Tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện và chỉ đạo các xã, thị trấn, quán triệt nhâ ̣n thức về vai trò của giáo du ̣c đố i với sự phát triển . Phải làm cho mọi
cấp, mọi ngành, mọi người thấy được giáo du ̣c có vai trò to lớn trong viê ̣c phát triển cá nhân và xã hô ̣i. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Nền giáo du ̣c phát triển nhân cách mỗi cá thể và bản sắc dân tô ̣c góp phần nâng cao dân trí , đào ta ̣o nhân lực , bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Bồi dưỡng nhâ ̣n thức về quan điểm chỉ đa ̣o phát triển giáo du ̣c , nhiê ̣m vu ̣ giáo dục trong thời kỳ CNH - HĐH thông qua các nghị quyết của đảng và chính sách của Chính phủ như:
Tăng cường nhâ ̣n thức về thực tra ̣ng giáo dục của đất nước , đă ̣c biê ̣t thấy rõ những hạn chế của nền giáo dục , như: chất lượng giáo du ̣c - đào ta ̣o đa ̣i trà cịn thấp, đơ ̣i ngũ giáo viên cơ cấu không đồng bô ̣, chất lượng thấp, phương pháp giảng dạy, giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai.
Tăng cường nhâ ̣n thức về vai trò của người thầy giáo trong viê ̣c thực hiê ̣n mục tiêu, chiến lược phát triển giáo du ̣c . Phải làm cho mọi người thấy được vai trò của chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng nền giáo dục của đất nước . Mục tiêu của nền giáo dục chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, phải tạo ra chất lượng mới cho nguồn nhân lực đáp ứ ng yêu cầu CNH, HĐH đất nước . Muốn làm tròn sứ mê ̣nh cao cả đó , giáo dục phải có sự thay đổi đồng bô ̣ trên các mă ̣t , trong đó yếu tố có ý nghĩa quyết đi ̣nh là phải nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, thay đổi về đội ngũ GV là khâu then chốt trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Đối với ngành giáo dục trước hết cần chỉ đạo các trường vào cuộc, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBGV từ đó mỗi CBGV là những tuyên truyền viên cho cộng đồng. Phối hợp chặt chẽ với chi bộ đảng, cơng đồn thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chun mơn, làm tốt những giải pháp nâng cao chất
lượng. Mỗi trường tiểu học cần tạo uy tín, thương hiệu, có sức lan tỏa trước nhân dân và các lực lượng ở địa phương.
Các nhà trường đánh giá toàn diện đội ngũ GV, làm rõ những điểm mạnh, những điểm cịn hạn chế về đội ngũ để có kế hoạch khắc phục. Trong các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng cho CBGV nắm bắt đầy đủ tinh thần chỉ đạo của các cấp về bồi dưỡng, đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp. Nắm bắt đầy đủ tâm tư nguyện vọng của đội ngũ GV khi thực hiện chuẩn nghề nghiệp. Từ Hiệu trưởng đến GV thấy được phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp là xu thế, là tất yếu. Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì trước hết phải có đội ngũ có đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng sư phạm theo từng tiêu chí cụ thể mà chuẩn nghề nghiệp đã đề ra.
Qua phân tích thực trạng phát triển đội ngũ cho thấy còn một bộ phận GV huyện Vũ Thư nhận thức chưa đầy đủ về các nhiệm vụ chính trị của địa phương, về mối quan hệ với cha mẹ học sinh, còn tư tưởng chủ quan, bằng lòng với chất lượng chun mơn mà mình có, kiến thức về ngoại ngữ và tin học hạn chế. Vì vậy cần sự vào cuộc tích cực của các cấp, nhất là các chi bộ đảng cơ sở, cán bộ quản lý nhà trường trong cơng tác tư tưởng chính trị.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp
Phải có đầy đủ hệ thống văn bản nghị quyết của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến giáo dục.
Địa phương phải ban hành được các văn bản về giáo dục theo thực tiễn địa phương. Phối hợp được các lực lượng tham gia ở huyện và xã.
Phịng GD&ĐT có tham mưu tích cực, đúng, trúng để Huyện ủy, HĐND, UBND có quyết sách cho GD. Đồng thời có chỉ đạo cụ thể với các trường trong thực hiện nhiệm vụ GD nói chung và phát triển đội ngũ GV nói riêng.
Các nhà trường cần có kế hoạch, giải pháp cụ thể về tuyên truyền, nâng cao nhận thức công tác phát triển đội ngũ của đơn vị mình, giành thời gian nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá GV theo chuẩn.
3.2.2. Chỉ đạo các trường nghiêm cứu, cụ thể hóa các yêu cầu phát triển đội ngũ theo định hướng chuẩn nghề nghiệp
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Mỗi cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT nắm chắc chuẩn nghề nghiệp. Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của mình khi xuống cơ sở kiểm tra cần định hướng tốt chơ cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp. Tham mưu với UBND huyện khi tuyển dụng GV cần áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp vào tiêu chuẩn tuyển chọn GV. Từ chuẩn nghề nghiệp tiến hành xây dựng quy chế chuyên môn, quy chế đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với những điều kiện