Tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 94 - 113)

Tên biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi TB Thứ bậc TB Thứ bậc 1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về

vai trò của chuẩn nghề nghiệp trong tự rèn

luyện, phấn đấu đạt chuẩn.

2,88 3 2,65 3

2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai áp dụng các chuẩn nghề nghiệp để phát triển đội ngũ giáo viên.

3,00 1 2,75 1

3. Biện pháp 3: Đẩy mạnh bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp

2,85 4 2,65 3

4. Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

2,78 6 2,60 5

5. Biện pháp 5: Xây dựng văn hóa tổ chức tại nhà trường, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho giáo viên

2,93 2 2,73 2

6. Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện cho đội ngũ giáo viên phát huy phẩm chất sư phạm và khả năng chuyên môn, nghiệp vụ

2,83 5 2,55 6

Trung bình 2,88 2,66

Xác định được sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS Uy Nỗ, tôi thấy

mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 6 biện pháp đề xuất có tương quan thuận với nhau, có nghĩa là các biện pháp đề xuất rất cần thiết và khả thi.

Biện pháp 1: mức độ cần thiết được xếp thứ 3, mức độ khả thi xếp thứ 3, vì để thay đổi nhận thức, cách làm việc cũ sang nhận thức, cách làm mới theo chuẩn nghề nghiệp cần phải có quả trình, thời gian dài. Nhà trường cần tổ chức tập huấn, làm thí điểm theo từng năm học, tổng kết, rút kinh nghiệm. Qua đó giáo viên thấy được lợi ích của việc quản lý, đánh giá, làm việc theo hướng chuẩn nghề nghiệp.

Biện pháp 2: mức độ cần thiết và khả thi đều được xếp ở vị trí thứ nhất, vì bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đã được phổ biến tới giáo viên từ năm 2010 (khi có Thơng tư hướng dẫn của Bộ) và được các trường triển khai đánh giá từ năm học 2011-2012. Muốn phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ thì phải có một thước đo chuẩn và thước đo chuẩn ở trường học hiện nay chính là bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

Biện pháp 3: mức độ cần thiết xếp thứ 4 và khả thi xếp ở vị trí thứ 3 vì mặc dù cơng tác đào tạo, tự đào tạo, bồi dưỡng là công việc thường xuyên được các trường tiến hành nhằm đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục nhưng việc thực hiện biện pháp này đơi khi gặp khó khăn vì kinh phí hạn hẹp, đội ngũ còn thiếu, một số giáo viên tuổi cao và ngại học tập nâng cao trình độ.

Biện pháp 4: mức độ cần thiết xếp vị trí thứ 6, tính khả thi xếp ở vị trí thứ 5; cịn biện pháp 6 mức độ cần thiết xếp vị trí thứ 5, tính khả thi ở vị trí thứ 6. Nguyên nhân có kết quả này, vì trường THCS Uy Nỗ đã có điều kiện, nguồn lực nhưng cần cách thức tổ chức hợp lý để thực hiện biện pháp này.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng quản giáo viên trường THCS Uy Nỗ, có thể đề xuất 6 biện pháp quản lý giáo viên theo hướng chuẩn nghề nghiệp. Các biện pháp này có mối liên hệ mật thiết với nhau, đòi hỏi quá trình thực hiện phải đồng bộ.

Các biện pháp đề xuất đã được thăm dị, đánh giá tính cần thiết và khả thi. Kết quả khảo sát cho thấy: các biện pháp được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi, phù hợp với đặc điểm của trường THCS Uy Nỗ và yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra một số kết luận như sau: 1.1. Muốn quản lý giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, cần phải chăm lo cho đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu và loại hình, vững vàng về trình độ, chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân và phải xây dựng tập thể giáo viên thật sự đoàn kết để thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường.

Quản lý giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp thực chất là quản lý chất lượng của đội ngũ giáo viên gắn với mức độ đạt được các Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên thể hiện ở 4 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Năng lực chuyên môn (là năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục…); Năng lực hoạt động chính trị và Năng lực phát triển nghề nghiệp.

1.2. Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng về công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo hướng chuẩn nghề nghiệp, tôi nhận thấy rằng:

- Số lượng giáo viên tương đối đủ, nhưng còn thiếu cục bộ ở một số môn, đội ngũ không ổn định do số giáo viên ở nơi khác đến thường xuyên luân chuyển.

- Về chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên. Số giáo viên đạt trên chuẩn cao 64,3%. Tuy nhiên, số lượng giáo viên xếp loại tốt về chuyên môn chưa tăng rõ rệt.

- Về cơ cấu, trình độ, độ tuổi, tính ổn định về số lượng đang còn là vấn đề cần phải quan tâm giải quyết. Còn bị động về phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán, giàu kinh nghiệm hiện đang ở tình trạng thiếu nghiêm trọng.

- Cơ chế quản lý, các chính sách đãi ngộ, mơi trường làm việc, cơ sở vật chất nhà trường đã được cải thiện hơn nhiều, song vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế ...

- Quản lý, kiểm tra chuyên mơn cịn nhiều hạn chế.

Vì vậy, việc tìm các biện pháp quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo hướng chuẩn nghề nghiệp là vấn đề quan trọng, có tính chiến lược đối với sự phát triển và nâng cao chất lượng của nhà trường.

1.3. Muốn quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ - Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn nghề nghiệp cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Một là: Nâng cao nhận thức về vai trò của chuẩn nghề nghiệp trong tự rèn luyện, phấn đấu đạt chuẩn.

Hai là: Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai áp dụng các chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

Ba là: Đẩy mạnh bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp

Bốn là: Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Năm là: Xây dựng văn hóa tổ chức tại nhà trường, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho giáo viên.

Sáu là: Đảm bảo các điều kiện cho đội ngũ giáo viên phát huy phẩm chất sư phạm và khả năng chuyên môn nghiệp vụ tại nhà trường

1.4. Các biện pháp đã được khảo sát bằng phương pháp thống kê toán học, cho thấy các biện pháp đó là cần thiết và khả thi, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã nêu trong luận văn.

Các biện pháp đề xuất có quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau và chúng phải được tiến hành một cách đồng bộ hoặc ưu tiên một biện pháp nào đó tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng thời kỳ phát triển của nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các trường Sư phạm nâng cao chất lượng tuyển sinh, làm tốt cơng tác đào tạo để có được một đội ngũ giáo viên đạt chuẩn đầu ra, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có chun mơn và nghiệp vụ sư phạm.

- Chỉ đạo và tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để phát triển liên tục khả năng của giáo viên trước yêu cầu chuyên nghiệp hóa.

2.2. Đối với UBND huyện Đông Anh

- Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng học tập, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; nâng cao tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sỹ.

- Tăng cường ngân sách, đất đai, đầu tư về cơ sở vật chất cho nhà trường.

2.3. Đối với sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội

- Thành lập Ban chỉ đạo cấp ngành tỉnh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về công tác tham mưu, chỉ đạo trực tiếp và theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác xây dựng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cũng như Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở các cấp học khác.

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý:

+ Đối với cán bộ quản lý: tăng cường năng lực quản lý, đặc biệt là việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, lấy đó làm cơ sở giúp giáo viên khắc phục những tồn tại và phát huy khả năng chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Đối với giáo viên: thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên, tập huấn về đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện dạy học… giúp họ nâng cao trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm.

- Tăng cường và đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục và hoạt động sư phạm của nhà giáo. Bám sát các nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí

của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học để thanh tra, dưới các hình thức: thanh tra định kỳ hoặc thanh tra đột xuất.

- Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội thi giáo viên dạy giỏi nhằm khuyến khích và trao đổi thường xuyên, sâu rộng các vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục để giáo viên được mài dũa và nâng cao tay nghề.

- Hàng năm, tổ chức hội nghị chuyên đề rút kinh nghiệm về tình hình và kết quả thực hiện xây dựng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, nhất là đi sâu nghiên cứu, chỉ đạo các trường vận dụng bộ chuẩn cho sát với tiêu chuẩn, tiêu chí đã quy định, tránh đánh giá theo cảm tính (định kiến), hữu khuynh (quá rộng) hoặc tả khuynh (quá chặt).

2.4. Đối với trường THCS Uy Nỗ

- Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp trung học là việc làm thường xuyên, liên tục, cần xây dựng niềm tin và tính kiên định cho đội ngũ nhà giáo cũng như cán bộ quản lý nhà trường khi thực hiện.

- Tích cực nghiên cứu, tham mưu cho cấp trên và trực tiếp tổ chức thực hiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhà giáo học tập, tu dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm và trình độ chính trị.

- Hàng năm, cần bám sát 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí trong bộ chuẩn được Bộ ban hành để đánh giá giáo viên. Việc đánh giá đảm bảo tính cơng bằng, khách quan, vô tư; tránh các khuynh hướng: dễ dãi, khơng sát tiêu chí hoặc cứng nhắc, khắt khe để việc đánh giá giáo viên làm cơ sở cho công tác bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhà giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung Ương Đảng, chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 về việc

xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2008), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Bài giảng

cho lớp Cao học Quản lý Giáo dục khoá 11, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (1997), Quản lý, quản lý giáo dục, tiếp cận từ những mơ

hình, Trường cán bộ quản lý Giáo dục Đào tạo, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (2008), Phát triển nguồn nhân lực và chỉ số phát triển con

người, Bài giảng lớp cao học QLGD khoá 11, Đại học Giáo dục, ĐH Quốc

gia Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Bình (2012), Sửa đổi chính sách đối với nhà giáo và cải cách

công tác đào tạo...”(tại Hội thảo khoa học Trí thức thủ đơ với việc đổi mới

căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2012-2020)

6. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực

hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020.

7. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2011), Hướng dẫn áp dụng chuẩn nghề nghiệp

giáo viên trung học vào đánh giá giáo viên

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Lý luận đại cương về

quản lý, Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Chính (2013), Quản lý chất lượng trong Giáo dục, Bài giảng

lớp cao học QLGD khoá 11, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản lý

giáo dục, Bài giảng lớp cao học QLGD khoá 11, Đại học Giáo dục, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng bộ tỉnh Nam Định (2012), Nghị quyết số 16-NQ/TU của Ban

13. Trần Khánh Đức (2010), Một số vấn đề quản lý và quản trị nhân sự

trong giáo dục và đào tạo, Bài giảng lớp cao học QLGD khoá 11, Đại học

Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Giáo trình khoa học quản lý tập I (1999), ĐHKT quốc dân Hà Nội

15. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo

dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội

16. Đặng Xuân Hải (2008), Quản lý sự thay đổi, Bài giảng lớp cao học

QLGD khoá 11, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Vũ Ngọc Hải (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu

thế kỷ XXI

18. Nguyễn Trọng Hậu (2009), Lý luận quản lý và quản lý trong giáo dục. Bài

giảng lớp cao học QLGD khoá 11, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình lý luận

văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. John Naisbit và Patricia Aburdena, Mười phương hướng mới của

những năm 90, những xu hướng vĩ mô năm 2000. Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh.

21. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục 22. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và

thực tiễn. Nxb Giáo dục. Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý nguồn nhân lực, Bài giảng lớp cao

học quản lý giáo dục khoá 11, Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Làm thế nào để có một đội ngũ giáo viên

giỏi ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN (1), tr. 6-11.

25. Luật giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

26. Sở GD - ĐT Nam Định (2012), Báo cáo tổng kết năm học 2011- 2012,

2012-2013.

27. Sở GD - ĐT Nam Định (2011), Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo

28. Trần Quốc Thành (2012), Khoa học quản lý. Đề cương bài giảng dành

cho học viên cao học Quản lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

29. Trần Ngọc Thêm (2012), Bốn “trọng bệnh” của nền giáo dục Việt Nam.

Báo Lao Động điện tử.

30. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Bàn về giáo dục Việt Nam. Nxb Lao động.

31. Từ điển Giáo dục học (2001), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 32. Từ điển Tiếng Việt (1994), Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN

Trường: …………………………… Năm học: …………………. Họ và tên giáo viên: ……………………………………………… Môn học được phân công giảng dạy: ……………………………. (Các từ viết tắt trong bảng: TC: tiêu chuẩn; tc: tiêu chí)

Các tiêu chuẩn và tiêu chí

Điểm đạt được

Nguồn minh chứng

* TC1. Phẩm chất chính trị, đạo

đức, lối sống của người GV 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 8

MC khác + tc1. Phẩm chất chính trị + tc2. Đạo đức nghề nghiệp + tc3. Ứng xử với học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 94 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)