Khó khăn, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 64 - 67)

Bên cạnh những điểm mạnh, công tác quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ cịn một số khó khăn, tồn tại:

- Về số lượng giáo viên của trường thì đủ nhưng lại thừa môn này, thiếu môn khác. Việc tuyển dụng giáo viên theo kế hoạch của UBND huyện Đông Anh cho biên chế chung tồn huyện nên trường khơng chủ động trong việc tiếp nhận giáo viên phù hợp với kế hoạch phát triển của nhà trường.

- Chất lượng đội ngũ giáo viên của trường khơng đồng đều. Điều đó, được thể hiện ở các mặt sau: năng lực dạy học, giáo dục của một số giáo viên còn yếu, nên việc phối hợp các phương pháp giảng dạy chưa thật linh hoạt,

chưa phù hợp với đối tượng học sinh, đôi khi chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh; một số giáo viên ứng xử sư phạm chưa thật hợp lý, còn cứng nhắc, quá khắt khe, thiếu sự độ lượng, khoan dung hoặc quá dễ dãi, buông xuôi nên hiệu quả giáo dục chưa cao; việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục nhiều khi chưa phù hợp với tình hình thực tế, với tâm sinh lý học sinh hiện nay; việc tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện của một số giáo viên còn hạn chế; việc bảo quản, khai thác, sử dụng hồ sơ dạy học ở một số giáo viên chưa đầy đủ theo quy định, chưa khoa học, chưa tạo thành một thói quen tốt hàng ngày.

- Một số giáo viên có sức khỏe khơng đảm bảo, mắc bệnh kéo dài; Một số giáo viên cao tuổi lại ngại tiếp cận công nghệ thông tin, ngại sử dụng các phương tiện hiện đại vào dạy học và chậm đổi mới phương pháp giảng dạy nên chất lượng giáo dục còn thấp hơn so với mặt bằng của tổ, của trường ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn trường.

- Trình độ Ngoại ngữ, Tin học của nhiều GV còn thấp, kiến thức về

giáo dục trong nước và quốc tế rất hạn chế, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Ban giám hiệu nhà trường mới được bổ nhiệm nên kinh nghiệm quản lý thực tế chưa nhiều, cần có thời gian để kiểm nghiệm, đánh giá phương pháp quản lý mới đang được áp dụng trong trường THCS Uy Nỗ.

- Cơ sở vật chất của các trường còn thiếu, nhất là các phịng chức năng, phịng học bộ mơn, phịng thí nghiệm, thực hành còn nghèo nàn, lạc hậu.

- Đời sống của giáo viên hiện nay cịn nhiều khó khăn. Cùng chế độ, chính sách cho giáo viên còn nhiều bất cập và mặt trái của nền kinh tế thị trường…, đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, tình cảm, ý thức nghề nghiệp; giảm sút ý chí phấn đấu của một bộ phận giáo viên.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng về đội ngũ và công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo chuẩn nghề nghiệp, có thể rút ra các nhận xét sau:

- Số lượng giáo viên tương đối đủ, nhưng còn thiếu cục bộ ở một số môn.

- Về chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên. Hiện nay trường có 64,3% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Lãnh đạo nhà trường thực sự quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ.

- Về cơ cấu, trình độ, độ tuổi, tính ổn định về số lượng đang còn là vấn đề cần phải quan tâm giải quyết. Còn bị động về tiếp nhận giáo viên, về phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán, giàu kinh nghiệm hiện đang ở tình trạng cịn thiếu.

- Cơ chế quản lý, các chính sách đãi ngộ, mơi trường làm việc, cơ sở vật chất nhà trường đã được cải thiện hơn nhiều, song vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Quản lý, kiểm tra, đánh giá chun mơn cịn nhiều hạn chế, chưa thực sự thúc đẩy, tạo động lực cho giáo viên phấn đấu.

Vì vậy, việc tìm các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở Uy Nỗ theo hướng chuẩn nghề nghiệp là vấn đề quan trọng, có tính chiến lược đối với sự phát triển và nâng cao chất lượng của nhà trường.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS UY NỖ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)