Thống kê trình độ đào tạo của giáo viên trường THCS Uy Nỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 48 - 90)

trường THCS Uy Nỗ

Trường Đạt chuẩn Trên chuẩn THCS Uy Nỗ 100% 64,3%

(Nguồn: Báo cáo đầu năm học 2014-2015 của trường THCS Uy Nỗ)

Qua bảng 2.4. Thống kê trình độ đào tạo của giáo viên trường THCS Uy Nỗ cho thấy: Đội ngũ giáo viên nhà trường có chun mơn nghiệp vụ vững vàng, đồng đều, 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, 64,3% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục.

2.1.2.4. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ giáo viên

- 100% cán bộ, giáo viên trường THCS Uy Nỗ luôn nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành; gương mẫu tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, tự giác, tích cực thực hiện nghĩa vụ cơng dân.

- Đội ngũ giáo viên tận tụy với nghề, năng động, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và các hoạt động giáo dục, hoàn thành tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao, có ý thức đấu tranh với những hành vi tiêu cực.

- Các nhà giáo tích cực tham gia các cuộc vận động lớn trong ngành, như cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Phần lớn giáo viên nhà trường chân thành, cởi mở, đối xử công bằng với học sinh, chủ động tìm hiểu hồn cảnh của học sinh, giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn trong học tập, rèn luyện.

- Ln chăm lo đến sự phát triển tồn diện của học sinh, dân chủ trong quan hệ thầy trị, tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh.

- Quan tâm giúp đỡ, tạo mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trị, khơng thành kiến, thiên vị, khơng có hành vi xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh.

Ứng xử với đồng nghiệp:

- Đại bộ phận giáo viên chủ động phối hợp với đồng nghiệp, sẵn sàng hợp tác, cộng tác và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh, cùng với đồng nghiệp cải tiến lề lối làm việc góp phần xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh.

- Chủ động hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh, tiếp thu và áp dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục; biết chấp nhận sự khác biệt của đồng nghiệp, góp phần xây dựng tập thể sư phạm tốt.

Lối sống, tác phong:

- Phần lớn giáo viên tự giác, gương mẫu thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục, có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

- Đội ngũ giáo viên nhà trường có lối sống giản dị, gần gũi với đồng nghiệp, với học sinh, có tinh thần đồn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và trong cuộc sống. Thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo mơi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự coi trọng tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, ứng xử sư phạm chưa thật phù hợp nên ảnh

hưởng đến công việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Trước khó khăn cuộc sống, một số ít giáo viên trẻ, mới vào ngành tâm lý khơng ổn định, chưa tìm được niềm vui trong cơng việc.

Đánh giá về tiêu chuẩn 1: loại xuất sắc đạt 100% số giáo viên trong nhà trường.

2.1.2.5. Về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

- Nhiều giáo viên có phương pháp dạy học, giáo dục sáng tạo; phối hợp với đồng nghiệp, tổ chức Đoàn, Đội, Hội cha mẹ học sinh để thường xuyên thu thập thông tin về học sinh phục vụ cho việc xây dựng và điều chỉnh kế

hoạch dạy học và giáo dục.

- Đại bộ phận giáo viên thực hiện nghiêm túc việc tìm hiểu khả năng, nhu cầu học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh và hồn cảnh gia đình của học sinh qua việc kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ và thực tiễn học tập, rèn luyện

của học sinh.

Tìm hiểu mơi trường giáo dục:

- Phần lớn giáo viên biết thâm nhập thực tế, tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nơi trường đóng (qua tiếp xúc với cán

bộ chính quyền, đồn thể và cha mẹ học sinh, ...).

- 96% giáo viên biết vận dụng các phương pháp điều tra để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhà trường, gia đình cộng đồng và các phương tiện

truyền thông đến việc học tập và rèn luyện đạo đức học sinh.

- 100% giáo viên nắm được điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của từng môn học trong nhà trường, đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu

dạy học môn học và giáo dục.

- Mới có một bộ phận giáo viên thường xuyên cập nhật thông tin về môi trường giáo dục và được sử dụng trực tiếp có hiệu quả vào q trình dạy

Đánh giá về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của đội ngũ giáo viên, tỷ lệ xếp loại của trường: Loại xuất sắc đạt 67,9%, loại khá

đạt 32,1%.

2.1.2.6. Về năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên Xây dựng kế hoạch dạy học:

- Giáo viên trong trường đã chú trọng xây dựng kế hoạch dạy học theo từng quý, từng kỳ và năm học; mỗi bài học thể hiện đầy đủ các mục tiêu dạy học, những hoạt động chính kết hợp chặt chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học

và giáo dục, tiến độ thực hiện phù hợp, khả thi.

- Kế hoạch dạy học trong năm học luôn được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, kế hoạch bài học (giáo án) thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, đã tính đến đặc điểm học

sinh, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lý.

- Tuy nhiên, còn 15% giáo viên khi xây dựng kế hoạch dạy học năm học cịn hình thức, chưa thật rõ nội dung trọng tâm, chưa thể hiện được những

nét mới theo đặc thù từng năm học, chất lượng và hiệu quả chưa cao.

Đảm bảo kiến thức môn học:

- Phần lớn giáo viên nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng môn học xun suốt tồn cấp học, đảm bảo tính chính xác, lôgic, mối liên hệ giữa kiến

thức môn học với các môn học khác đảm bảo quan hệ liên môn trong dạy học.

- Tuy nhiên, còn một số giáo viên trình độ tay nghề cịn yếu, nên khâu khai thác, truyền thụ kiến thức chưa sâu, kỹ năng mơn học chưa rõ, hiệu quả

giờ dạy cịn hạn chế.

Đảm bảo chương trình mơn học:

- Giáo viên nhà trường đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình mơn học, thực hiện đầy đủ kế hoạch dạy học đã được

- Bên cạnh đó, vẫn cịn 0,7% chưa thực hiện tốt việc thực hiện phân phối chương trình, chưa đảm bảo dạy học bám sát theo chuẩn kiến thức, kỹ

năng của chương trình mơn học.

Vận dụng các phương pháp dạy học:

- Trên 70% giáo viên tiến hành một cách hợp lý các phương pháp dạy học theo đặc thù của mơn học, phù hợp với tình huống cụ thể trong giờ học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, giúp học sinh biết cách tự học.

- Trong trường, mỗi mơn học có từ 5 đến 10 giáo viên là giáo viên giỏi cấp cơ sở, biết phối hợp tốt, linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phát huy được tính tích cực, chủ động học tập và tạo được sự hứng thú của học sinh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên, nhất là giáo viên cao tuổi còn chậm đổi mới phương pháp, nặng về phương pháp dạy học “truyền thống” nên hiệu quả dạy học còn hạn chế.

Sử dụng các phương tiện dạy học:

- Khoảng 75% giáo viên sử dụng một cách thành thạo các phương tiện dạy học truyền thống và biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học. Khoảng 70% giáo viên biết lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học.

- Khoảng 60% giáo viên tiêu biểu biết sử dụng một cách sáng tạo các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với sử dụng máy tính, mạng internet và các phương tiện hiện đại khác, biết cải tiến phương tiện dạy học và sáng tạo những phương tiện dạy học mới.

- Cá biệt, còn một số giáo viên thiếu linh hoạt sử dụng các phương tiện dạy học. Có giáo viên chưa biết sử dụng máy vi tính nên khơng thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hoặc là khi sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học lại quá quan tâm đến hình thức mà khơng chú ý đến hiệu quả.

Xây dựng môi trường học tập:

Trên 80% giáo viên biết khuyến khích học sinh mạnh dạn, tự tin, trả lời các câu hỏi của giáo viên, nêu thắc mắc và trình bày ý kiến của mình. Giáo viên bộ mơn tạo được bầu khơng khí hăng say học tập, lơi cuốn mọi học sinh tham gia vào các hoạt động học tập có sự hợp tác với nhau, đảm bảo điều kiện học tập an tồn.

Giáo viên tơn trọng ý kiến học sinh, biết tổ chức các hoạt động để học sinh chủ động phối hợp giữa làm việc cá nhân và họat động nhóm tạo khơng khí thi đua lành mạnh trong lớp học, đảm bảo điều kiện học tập an tồn.

Tuy nhiên, cịn một số giáo viên chưa tạo được bầu khơng khí học tập thân thiện, sơi nổi, giờ dạy còn căng thẳng hoặc quá trầm.

Quản lý hồ sơ dạy học:

- 75% giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng và lưu giữ, thu thập tư liệu bổ sung thường xuyên vào hồ sơ dạy học, phục vụ tốt cho việc dạy học.

- Tuy nhiên, khoảng 25% giáo viên cịn có hạn chế trong cơng việc xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:

- 100% số giáo viên vận dụng được chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học để xác định mục đích, nội dung kiểm tra, đánh giá và lựa chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp.

- Sử dụng thành thạo các phương pháp truyền thống và hiện đại để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo tính cơng khai, khách quan, chính xác, tồn diện và cơng bằng; biết sử dựng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học. Có trên 60% số giáo viên sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp truyền thống và hiện đại, biết tự thiết kế công cụ kiểm tra; biết sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh.

- Song, còn một số giáo viên tập sự bước đầu vận dụng được Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định nhưng hiệu quả còn thấp.

Kết quả đánh giá giáo viên nhà trường như sau: loại xuất sắc đạt 71,4%, loại khá đạt 28,6%.

2.1.2.7. Về năng lực giáo dục

Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục:

- Trên 80% giáo viên nhà trường xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục, thể hiện mục tiêu các hoạt động chính phù hợp với đối tượng giáo dục, tiến độ thực hiện khả thi.

- Khoảng 80% giáo viên có kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu, các hoạt động được thiết kế cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo ở học sinh, tiến độ thực hiện khả thi. - Đội ngũ cốt cán của nhà trường (Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch cơng đồn cơ sở, Bí thư Đồn trường, Thư ký hội đồng sư phạm) có kế hoạch hoạt động đảm bảo được tính liên kết, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Giáo dục qua mơn học:

- Có trên 70% số giáo viên khai thác được nội dung bài học, thực hiện liên hệ một cách hợp lý với thực tế cuộc sống gần gũi với học sinh để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh.

- 60% giáo viên có khả năng liên hệ một cách sinh động, hợp lý nội dung bài học với thực tế cuộc sống, biết khai thác nội dung môn học phục vụ cho công tác giáo dục về pháp luật, dân số, môi trường và an tồn giao thơng.

Giáo dục qua các hoạt động giáo dục:

- Các hoạt động giáo dục được các trường quan tâm, đảm bảo mục tiêu giáo dục tồn diện. Vì vậy, phần lớn giáo viên thực hiện đầy đủ và linh hoạt các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

- Lực lượng giáo viên là cán bộ phụ trách đồn thể trong trường (Bí thư Đồn trường, Chủ tịch Cơng đồn cơ sở…) đã thực hiện linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục phù hợp với đặc thù đồn thể của mình, ứng xử kịp thời, hợp lý với các tình huống xảy ra khác với kế hoạch đã thiết kế.

- Tuy nhiên, còn 15% giáo viên thiếu tính chủ động, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục.

Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng:

- Tích cực thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, giáo viên nhà trường đã đẩy mạnh thực hiện các hoạt động giáo dục trong cộng đồng như: hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, các danh nhân văn hóa tiêu biểu ở địa phương; tổ chức lao động cơng ích, tu sửa các cơng trình cơng cộng của địa phương, các hoạt động nhân đạo từ thiện …

- Tuy nhiên, hoạt động này cịn có tính “thời vụ”, cịn hình thức do nhận thức chưa đầy đủ của một số cán bộ quản lý và giáo viên.

Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục:

- Giáo viên trong trường đã có ý thức vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp với đối tượng và môi trường giáo dục. 60% số giáo viên vận dụng hợp lý các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, đáp ứng yêu cầu giáo dục, phù hợp với đối tượng, mơi trường giáo dục và có chuyển biến tích cực.

- Có 28% giáo viên vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, đáp ứng yêu cầu giáo dục, phù hợp đối tượng, mơi trường giáo dục và có chuyển biến tích cực; có kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt.

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh:

- 100% giáo viên nhà trường tiến hành phối hợp, thu thập thông tin về việc rèn luyện đạo đức của từng học sinh làm cơ sở cho việc đánh giá một

cách khách quan, chính xác, cơng bằng kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh và có tác dụng thúc đẩy học sinh phấn đấu vươn lên.

- Khoảng 85% giáo viên phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh, cộng đồng và tổ chức Đoàn trong trường, tạo ra sự thống nhất trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 48 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)