Nội dung quản lý giáo viên trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 37)

1.4.1. Nghiên cứu chuẩn, xây dựng hệ tham chiếu

* Nghiên cứu chuẩn: Đây là bước đầu tiên trong quá trình quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn. Để tiến hành quản lý giáo viên theo chuẩn thì trước hết từ cán bộ quản lý đến giáo viên đều phải thấm nhuần nội dung, yêu cầu của chuẩn. Muốn vậy, Ban giám hiệu tức là nhà quản lý phải tổ chức các buổi tập huấn triển khai chuẩn với các quy mô từ lớn đến nhỏ: Hội đồng sư phạm, chi bộ, chi đồn giáo viên, tổ chun mơn.

* Xây dựng hệ tham chiếu: Để đánh giá chất lượng giáo viên theo chuẩn trước hết phải xây dựng hệ tham chiếu các tiêu chuẩn, tiêu chí. Khi có hệ tham chiếu thì giáo viên sẽ biết mình phài làm gì, có bao nhiêu cơng việc, trình tự các cơng việc đó như thế nào, phải có những minh chứng nào để đạt chuẩn. Từ hệ tham chiếu người thực hiện công việc sẽ tự đánh giá theo các mức và biết cơng việc đó đạt ở mức nào, khuyết điểm ở khâu nào và từ đó đưa ra được kế hoạch khắc phục một cách cụ thể ở các khâu. Từ đó việc tự đánh giá trở nên đơn giản và mất ít thời gian. Khâu đánh giá mức độ đạt được của các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, rõ ràng, chính xác. Hệ tham chiếu cũng sẽ trở thành cơng cụ đánh giá khách quan chính xác của tổ chun mơn và Ban giám hiệu.

1.4.2. Tổ chức để giáo viên theo chuẩn, thống nhất, cam kết

Tổ chức thực hiện các công việc để đạt chuẩn là nhiệm vụ của nhà quản lý, họ phải lên một kế hoạch bao gồm một hệ thống các cơng việc cần làm cho chính nhà quản lý, cho các tổ chức trong nhà trường và giáo viên thực

hiện, kể cả các chính sách đầu tư về cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động trong và ngồi giờ lên lớp, cách bố trí sử dụng giáo viên vào các vị trí cơng việc phù hợp, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và các thủ tục hồ sơ cần thiết cho quá trình đánh giá, xếp loại.

Quá trình quản lý có diễn ra thuận lợi hay khơng? kết quả của cơng tác quản lý có trở thành động lực thúc đẩy q trình phấn đấu đạt chuẩn của giáo viên hay khơng? chính là nhờ vào khâu tổ chức thực hiện các công việc để đạt chuẩn của nhà quản lý. Một khi những cơng việc cần làm của q trình quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn được tổ chức một cách có hệ thống hợp lơ gic, phù hợp với tình hình thực tế thì việc quản lý đó sẽ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả.

1.4.3. Đánh giá chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Tổ chức đánh giá GV trung học theo chuẩn có nghĩa là xác định trạng thái hiện tại của từng GV so với trạng thái mong muốn. Cụ thể là xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của GV ở thời điểm đánh giá theo các tiêu chí trong Chuẩn. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến cáo cho GV xây dựng chương trình kế hoạch tự rèn luyện tự bồi dưỡng; khuyến nghị các cấp quản lý giáo dục trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV.

Trên cơ sở xác định mức độ năng lực nghề nghiệp GV tiến hành xếp loại GV, làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục; cung cấp những thông tin để làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với GV.

Đánh giá GV theo Chuẩn được thực hiện mỗi năm một lần vào cuối năm học theo các bước cụ thể sau:

- Giáo viên tự đánh giá xếp loại.

- Tổ trưởng chuyên môn đánh giá, xếp loại. - Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại.

Đánh giá GV theo Chuẩn không chỉ dừng lại ở việc quy ra điểm số để xếp loại GV, bởi nếu thế sẽ chỉ tác động đến một bộ phận nhỏ GV yếu kém hoặc xuất sắc mà khơng kích thích được sự nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn đội ngũ. Do đó cần coi trọng việc đối chiếu từng tiêu chí, kiểm tra nguồn minh chứng, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi GV, chỉ ra phương hướng phấn đấu của GV đó mới đạt được mục đích của việc quản lý chất lượng.

1.4.4. Bồi dưỡng chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

- Xác định các lĩnh vực cần bồi dưỡng: Đây là khâu đầu tiên nhưng có vai trị rất quan trọng trong Kế hoạch hóa cơng tác bồi dưỡng GV trung học

theo Chuẩn. Theo lý thuyết của “Quản lý sự thay đổi trong giáo dục” thì

“Trạng thái mong muốn” của ĐNGV trung học đã được xác định rõ ràng qua các tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn đã đặt ra. Qua kết quả đánh giá thực trạng GV trung học theo Chuẩn, có nghĩa là biết được “Trạng thái hiện hành” ta xác định được “Khoảng cách cần rút gọn”. Đó chính là lĩnh vực cần bồi dưỡng và cụ thể hơn là yêu cầu nào, Tiêu chí nào trong Chuẩn nghề nghiệp GV trung học cần được quan tâm. Kết quả của câu hỏi này đối với mỗi địa phương, mỗi nhà trường và mỗi GV là rất khác nhau vì “Khoảng cách cần rút gọn” của mỗi GV, mỗi nhà trường là rất khác nhau. Chính vì thế xác định các lĩnh vực cần bồi dưỡng là cơ sở cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng GV của các cấp quản lý, cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng của mỗi GV.

- Xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng:

+ Cũng theo lý thuyết “Quản lý sự thay đổi trong giáo dục” thì xác

định nội dung, hình thức bồi dưỡng là xác định lộ trình để đi đến “Trạng thái mong muốn”. Do có “Khoảng cách cần rút gọn” ở mỗi địa phương, mỗi nhà trường và mỗi GV là khác nhau cho nên lộ trình cũng phải khác nhau. Từ việc xác định lĩnh vực cần bồi dưỡng, các nhà quản lý giáo dục và mỗi GV lựa chọn nội dung cần bồi dưỡng cho phù hợp.

+ Hình thức bồi dưỡng cần phong phú, linh hoạt dưới nhiều hình thức phù hợp với nội dung bồi dưỡng như: Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn theo chuyên đề; Sinh hoạt chuyên môn liên trường; Hội giảng; Hội thảo; tự bồi dưỡng, ...

- Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ, tự bồi dưỡng: Đây là một hình thức bồi

dưỡng rất quan trọng và cần được nhấn mạnh vì nó có tính quyết định trong việc đem lại hiệu quả bồi dưỡng cho mỗi GV. Bởi vì hoạt động bồi dưỡng trong nhà trường có nhiều ưu điểm: Đó là sự cơ động, linh hoạt về thời gian, nội dung bồi dưỡng cụ thể, thiết thực, hình thức bồi dưỡng phù hợp với đối tượng. Hoạt động tự bồi dưỡng gắn liền với hoạt động tác nghiệp của GV, đáp ứng kịp thời những yêu cầu thiếu hụt cần bổ sung bồi dưỡng của GV.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV theo chuẩn:

Trong bất cứ hoạt động quản lý nào cũng không thể thiếu được khâu kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV theo Chuẩn nên tiến hành ở tất cả các khâu như: lập kế hoạch bồi dưỡng có tính khả thi, phù hợp với hợp với thực trạng ĐNGV không? Cách thức tổ chức tiến hành bồi dưỡng như thế nào để có hiệu quả? Có tiến hành đánh giá GV trung học theo Chuẩn hàng năm khơng? Sử dụng kết quả đánh giá đó để làm gì?

1.4.5. Xây dựng mơi trường làm việc cho giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp nghiệp

Xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí, biết học hỏi sẽ tạo ra mơi trường thuận lợi để khuyến khích tiềm năng của mỗi giáo viên và tồn bộ ĐNGV có điều kiện và cơ hội phát huy năng lực nghề nghiệp, cống hiến tích cực và đạt được hiệu quả công tác cao nhất, phù hợp với khả năng chia sẻ, năng lực tự học và hợp tác trong ĐNGV của trường THCS Uy Nỗ.

1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý đội ngũ giáo viên THCS theo hướng chuẩn nghề nghiệp.

1.5.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước về Giáo dục & Đào tạo và đội ngũ giáo viên

Xuất phát từ quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, các chính sách vĩ mơ của Nhà nước về giáo dục trong những năm qua đã được tồn ngành và xã hội đón nhận, đánh giá cao.

Cùng với chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo, chăm lo kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể các cấp đối với giáo dục và đào tạo là nhân tố có tính quyết định, là ngun nhân đầu tiên dẫn đến thành công của sự nghiệp giáo dục - đào tạo và xây

dựng đội ngũ nhà giáo.

1.5.2. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý giáo dục

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: “Cán bộ nào thì phong trào nấy”. Cán bộ quản lý là lực lượng “đầu tàu” của đơn vị. Vì vậy, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, trước hết phải có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của ngành; có tình yêu nghề, tận tuỵ, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ quản lý phải gương mẫu trong lối sống và cơng tác, tác phong làm việc khoa học, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của trường. Trong cơng tác điều hành, cán bộ quản lý phải dân chủ, lắng nghe ý kiến của giáo viên, học sinh để điều hành các hoạt động giáo dục của trường thiết thực, hiệu quả; phải gần gũi, thân thiện với đồng nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhà giáo phát huy năng lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cán bộ quản lý phải có kiến thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Hơn ai hết, họ phải có hiểu biết sâu rộng về vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu đào

tạo, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục phổ thông. Chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của cấp trên, cán bộ quản lý phải biết vận dụng linh hoạt vào thực tế, điều kiện của trường, của địa phương. Cán bộ quản lý cần tích luỹ kinh nghiệm, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển của đất nước.

1.5.3. Chính sách đãi ngộ cho giáo viên

Đây là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư, tình cảm nghề nghiệp của giáo viên. Bởi vì, người thầy giáo cũng như mọi công chức, viên chức khác, ngồi cơng việc (dù cơng việc đó được coi là “thiên chức” vinh quang), họ cịn phải lo gánh nặng gia đình. Họ chỉ thực sự n tâm, tâm huyết với nghề khi họ khơng cịn phải lo tới “bữa cơm, manh áo” hàng ngày. Chế độ lương, phụ cấp, chế độ thâm niên, các khoản thu nhập đủ khả năng đáp ứng cho một gia đình vào loại trên mức trung bình của xã hội cùng với sự đối xử trân trọng, nhân ái, đầy tình đồng nghiệp, đồng chí sẽ là động lực để giúp họ khắc phục khó khăn, vươn lên hồn thành tốt nhiệm vụ “trồng người”.

Tiểu kết chương 1

Giáo dục và Đào tạo ngày nay luôn đặt trong sự phát triển để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Do đó quản lý phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV THCS nói riêng là một yêu cầu rất quan trọng và mang tính tất yếu.

Qua nghiên cứu các lý luận, các khái niệm liên quan đến giáo dục và đào tạo, đặc biệt là về ĐNGV, có thể thấy, đội ngũ giáo viên có vai trị quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục một cấp học. Muốn phát triển ĐNGV theo hướng chuẩn hóa cần chăm lo cho đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu và loại hình, vững vàng về trình độ, chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân và phải xây dựng tập thể giáo viên thật sự đoàn kết để thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường.

Quản lý giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp thực chất là quản lý chất lượng của đội ngũ giáo viên gắn với mức độ đạt được các Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên thể hiện ở 4 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Năng lực chuyên môn (là năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục…); Năng lực hoạt động chính trị và Năng lực phát triển nghề nghiệp.

Để làm rõ hơn cơ sở lý luận về quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo chuẩn nghề nghiệp, đề tài đã nêu và phân tích một số khái niệm liên quan như: Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường,... đồng thời dựa vào mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục trong giai đoạn hiện nay để phân tích các nội dung của công tác quản lý giáo viên THCS Uy Nỗ theo chuẩn nghề nghiệp. Song bên cạnh đó, để có cơ sở chắc chắn, khoa học hơn cần phải có cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp; Vì vậy đề tài tiếp tục nghiên cứu phần thực trạng các biện pháp quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo chuẩn nghề nghiệp ở chương II.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS UY NỖ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.1. Khái quát về trường THCS Uy Nỗ

Trường THCS Uy Nỗ được thành lập năm 1960. Trường đóng trên địa bàn xã Uy Nỗ - Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội, một xã có bề dày truyền thống lịch sử vẻ vang, hiếu học, có nhiều người học giỏi đỗ đạt cao.

54 năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành đồn thể, sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân trong xã, sự đoàn kết thống nhất và nỗ lực phấn đấu của tập thể thầy và trò, trường THCS Uy Nỗ đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, từng bước trưởng thành vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

2.1.1. Chất lượng giáo dục

Trường THCS Uy Nỗ có chất lượng giáo dục tồn diện ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm đều vượt trung bình tồn huyện (từ 99% đến 100%), số học sinh đỗ vào các trường THPT luôn đứng tốp giữa trong huyện. Thành tích học sinh giỏi của trường được cải thiện qua từng năm học. Hàng năm có nhiều học sinh dự thi học sinh giỏi đạt giải cấp huyện.

Bảng 2.1. Thống kê chất lượng giáo dục năm học 2013 - 2014

Mặt giáo dục Giỏi/tốt Khá Trung bình Yếu Kém Học lực 32,4% 32% 35% 0,6% 0% Hạnh kiểm 88,6% 7,4% 2,9% 1,1% 0%

2.1.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường THCS Uy Nỗ 2.1.2.1. Số lượng giáo viên trường THCS Uy Nỗ 2.1.2.1. Số lượng giáo viên trường THCS Uy Nỗ

Bảng 2.2. Thống kê số lượng giáo viên theo bộ môn của trường THCS Uy Nỗ

STT Môn học Số lượng giáo viên

1 Toán 05 2 Lý 02 3 Hóa 01 4 Sinh 02 5 Ngữ văn 05 6 Lịch sử 01 7 Địa lý 01 8 KTCN 01 9 KTNN 01 10 Tin học 01 11 Thể dục 02 12 Ngoại ngữ 03 13 GDCD 01 14 Nhạc 01 15 Mỹ thuật 01 Tổng số: 28

2.1.2.2. Cơ cấu đội ngũ

Bảng 2.3. Thống kê tỷ lệ giáo viên theo độ tuổi và giới tính của trường THCS Uy Nỗ Độ tuổi Giới tính Từ 22-30 Từ 31- 40 Từ 41- 50 Từ 51-60 Nam Nữ 0 (0%) 7 (25%) 20 (71,4%) 01 (3,6%) 7 (25%) 21 (75%)

(Nguồn: Báo cáo của trường THCS Uy Nỗ đầu năm học 2014-2015)

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)