Thực trạng quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 59 - 63)

căn cứ vào kết quả tự đánh giá của giáo viên, của tổ (nhóm) chun mơn và của cán bộ quản lý ở các trường. Độ chuẩn xác của các báo cáo này có thể chưa cao, có trường bám sát hướng dẫn để đánh giá, có trường khi vận dụng lại có xu hướng rộng hoặc ngược lại.

Tuy nhiên, đây là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý của trường THCS Uy Nỗ xây dựng kế hoạch quản lý đội ngũ giáo viên của mình, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

2.2. Thực trạng quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ theo chuẩn nghề nghiệp nghiệp

2.2.1. Về cơng tác bố trí và sử dụng giáo viên

Cơng tác bố trí, sử dụng đội ngũ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên một cách hợp lý, đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn, đúng khả năng, không những phát huy hết năng lực, sở trường của họ mà cịn làm cho mơi trường làm việc thoải mái, giúp họ làm việc nhiệt tình hơn trong giảng dạy, năng động hơn trong cách xử lý tình huống. Năm học 2013-2014 tổng số viên (28) so với tổng số lớp (14) đã đủ, nhưng ở một số bộ mơn vẫn cịn thiếu (01 giáo viên mơn Tốn, 01 giáo viên môn Sinh, 01 giáo viên mơn Địa). Ngồi những giáo viên được phân công dạy đúng chuyên mơn của mình, vẫn cịn một số giáo viên phải dạy chéo môn như: Giáo viên Văn dạy môn Công dân, Sử. Một số giáo viên do sức khỏe hạn chế, nhiều tuổi, năng lực chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu được sắp xếp dạy ít tiết hơn hoặc làm cơng tác khác mà khơng giảng dạy. Đó là 01 thầy giáo bộ mơn Tốn phụ trách đồ dùng dạy học. Những giáo viên nhiệt tình, năng lực chun mơn tốt, sức khỏe tốt được phân công dạy nhiều, dạy các lớp chọn, phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu.

2.2.2. Về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là quá trình tác động đến con người với mục đích trang bị thêm kiến thức kỹ năng nhằm hoàn thiện, nâng cao kỹ năng sống và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực nhất định. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một công việc không bao giờ kết thúc bởi xu hướng ngày nay là “học tập suốt đời” hay như vị lãnh đạo thiên tài V.I Lê Nin đã nói “Học, học nữa, học mãi”. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là khâu quan trọng trong công tác quản lý nhằm trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì thế, nhà trường hết sức quan tâm đến nội dung này nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.

Để làm tốt cơng tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thì việc quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là nội dung trọng tâm đảm bảo cán bộ, giáo viên đi vào nề nếp, chủ động đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và trong tương lai, đầu tư phát triển về số lượng và chất lượng. Trong những gần đây nhà trường đã có những chuyển biến tích cực trong cơng tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, tin học, đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng hè (cho 100% giáo viên tham gia lớp học hè do Phòng giáo dục huyện Đông Anh, do Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội triển khai, thay cho trước đây chỉ cử giáo viên cốt cán tham gia học tập), ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, động viên khuyến khích giáo viên đi học Đại học, Cao học ( 01 thầy giáo đang học Thạc sỹ Quản lý giáo dục), lớp lý luận chính trị (01 thầy giáo đang học).

Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những tồn tại, hạn chế như sau: - Trường còn thiếu giáo viên ở một số bộ mơn (Tốn, Sinh, Địa).

- Đội ngũ giáo viên giỏi còn thiếu so với yêu cầu của nhà trường, một số thầy cô sức khỏe yếu do bệnh tật (có 01 cơ mơn Sử, 01 cơ mơn Tốn, 01 thầy mơn Lý), có tuổi, năng lực chuyên môn yếu, một số thầy cơ cịn dạy kiêm nhiệm chéo môn.

- Đội ngũ giáo viên không ổn định, vừa thừa vừa thiếu nên công tác quy hoạch, bồi dưỡng giáo viên gặp nhiều khó khăn.

2.2.3. Về kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

Thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh tra của nhà trường xây dựng từ đầu năm học. Về công tác kiểm tra của Ban giám hiệu được thực hiện như sau: 1/3 giáo viên được tham gia kiểm tra tồn diện, ngồi ra cịn thực hiện kiểm tra theo chuyên đề và công tác kiêm nhiệm. Thời gian kiểm tra thực hiện từ tháng 9 đến cuối tháng 4 năm sau (theo năm học).

Nhà trường thành lập ban kiểm tra theo đúng với tinh thần chỉ đạo của thanh tra Sở GD& ĐT Hà Nội. Tổ trưởng và nhóm trưởng chun mơn chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu về việc kiểm tra nền nếp chuyên môn; dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm và tư vấn cho các thành viên trong tổ. Việc kiểm tra nội bộ kết hợp cả 2 hình thức: kiểm tra theo kế hoạch (đã báo trước) và hình thức kiểm tra đột xuất (khơng báo trước).

Kết quả kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên luôn công khai, khách quan và công bằng, tạo được niềm tin của đội ngũ nhà giáo, có tác dụng kích thích giáo viên thường tự học, tự bồi dưỡng để khơng ngừng nâng cao trình dộ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Tuy nhiên việc kiểm tra đội ngũ giáo viên chưa thật sự thường xuyên, liên tục. Đôi lúc, trong khâu đánh giá chưa thật sự khách quan, còn e dè, nể nang.

2.2.4. Về chính sách đãi ngộ, khen thưởng, mơi trường làm việc cho giáo viên

Hoàn cảnh sống của cán bộ, giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của nhà trường. Vì vậy, người lãnh đạo cần phải có sự quan tâm các chế độ, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên.

Những năm gần đây, nhà trường phối hợp với Cơng đồn chăm lo đời sống về vật chất và tinh thần đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên. Tổ chức các hoạt động chuyên môn, văn nghệ, TDTT để chào mừng các ngày

lễ lớn trong năm, cụ thể là: tổ chức hội giảng, thi viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học, thi nữ cán bộ, giáo viên nhân viên khéo tay, thi đấu TDTT. Tổ chức gặp mặt truyền thống giữa CB-GV-NV đã nghỉ hưu và CB- GV-NV đang công tác nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; tổ chức gặp mặt CB-GV-NV đã từng công tác trong quân đội và CB-GV-NV có thân nhân đã và đang cơng tác trong quân đội nhân dịp 22/12 để giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta: “Uống nước nhớ nguồn”. Tổ chức thăm hỏi bản thân cán bộ, giáo viên, nhân viên; thân nhân, tứ thân phụ mẫu, con cái cán bộ, giáo viên, nhân viên khi gặp khó khăn, hoạn nạn, thưởng cho con CB, GV, NV đạt thành tích cao trong học tập. Nhà trường đã chú ý đến trang bị các phương tiện dạy học hiện đại, tài liệu giảng dạy, tủ đựng, hỗ trợ văn phòng phẩm, phòng nghỉ cho giáo viên. Nhà trường đã từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CB, GV, NV; Có chế độ tuyên dương, khen thưởng kịp thời như thưởng tiền, tăng lương sớm, tuyên dương trong các hội nghị tổng kết, đã được xây dựng rất chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ của trường. Chính những hoạt động trên đã tạo khơng khí phấn khởi trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên, góp phần tích cực nâng cao chất lượng cơng tác.

Tuy nhiên, các chính sách của nhà trường vẫn chưa thực sự đáp ứng được hết trước yêu cầu, công sức mà viên chức nhà trường đã cống hiến. Ngân sách, các nguồn huy động cịn ít chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

Tóm lại, đây là vấn đề đòi hỏi các cấp quản lý cần phải quan tâm, tính tốn điều chỉnh xây dựng kế hoạch chiến lược sát với thực tế tình hình địa phương và nhà trường. Làm tốt hơn nữa công tác tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương và ngành về chính sách đãi ngộ cho CB, GV, NV làm công tác giáo dục. Nhà trường cần phải kích thích động cơ phấn đấu học tập, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ Qua phân tích thực trạng trường THCS Uy Nỗ, công tác quản lý giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp có những điểm mạnh và những khó khăn, tồn tại như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)