Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 80)

3.3. Một số biện pháp quản lý giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp cụ thể

3.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn

chuẩn nghề nghiệp

3.3.4.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra là một trong những công việc then chốt của người lãnh đạo, quản lý. Không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Kết quả kiểm tra còn là cơ sở để các nhà quản lý phân loại, có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ

đáp ứng yêu cầu của bộ Chuẩn.

3.3.4.2. Nội dung của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá giáo viên theo 6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí:

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Căn cứ vào thái độ ứng xử, tác phong, lối sống, kết quả thực hiện các nhiệm vụ giáo dục được giao. Lấy chất lượng và hiệu quả công tác làm thước đo đánh giá giáo viên.

- Về năng lực chuyên môn:

+ Kiểm tra năng lực dạy học của giáo viên là kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực chun mơn, là đánh giá tay nghề của giáo viên, thông qua việc kiểm tra, đánh giá các công việc giảng dạy hàng ngày của họ, với các khâu: soạn bài, giảng dạy trên lớp (truyền thụ kiến thức cơ bản, bồi dưỡng kỹ năng môn học, đổi mới phương pháp dạy - học, phát huy tính tích cực của học sinh, tác động tới các đối tượng), chấm trả bài, theo dõi, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Từ đó, đánh giá hiệu quả giờ lên lớp; trình độ, năng lực hiện nay; hướng phát triển trong thời gian tới.

+ Kiểm tra năng lực giáo dục là kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục thông qua hiệu quả giờ lên lớp của giáo viên bộ môn, cụ thể là về kết quả giáo dục nhận thức tư tưởng của học sinh; là chất lượng lớp chủ nhiệm mà giáo viên phụ trách hoặc năng lực vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào các công việc được giao...

- Kiểm tra năng lực hoạt động chính trị, xã hội là kiểm tra, đánh giá hiệu quả sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội, các hoạt động đoàn thể, các hoạt động phối hợp với địa phương...

Các phẩm chất này cùng với khả năng về chuyên môn là cơ sở để bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ quản lý cho nhà trường.

- Kiểm tra năng lực phát triển nghề nghiệp: Đánh giá khả năng phát triển nghề nghiệp của giáo viên thông qua việc giao nhiệm vụ giảng dạy ở các khối lớp khác nhau, từng đối tượng khác nhau theo năm học hay theo khóa học sinh để giáo viên tự khẳng định năng lực của mình.

Hướng dẫn cho giáo viên tự đánh giá về phẩm chất và chiều hướng phát triển về chuyên môn nghiệp vụ của họ. Các nhà quản lý sẽ kiểm chứng qua kết quả dạy học và chất lượng giáo dục học sinh, đánh giá mức độ và chiều hướng phát triển của nhà giáo trong những năm tới.

Đánh giá nhà giáo theo 6 tiêu chuẩn như nói ở trên với 2 loại: đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn. Đạt chuẩn bao gồm các thang điểm:

Loại Xuất sắc: tất cả các tiêu chí đạt từ mức 3 điểm trở lên, trong đó có

ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 4 điểm và có tổng số điểm đạt từ 90 đến 100.

Loại Khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ mức 2 điểm trở lên, trong đó phải

có ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 3 điểm, mức 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.

Loại Trung bình: tất cả các tiêu chí đều đạt từ mức 1 điểm trở lên

nhưng không xếp được ở mức cao hơn. (Tổng điểm từ 25 đến 64 điểm).

Chưa đạt chuẩn (loại Kém): Giáo viên bị xếp vào loại này, thuộc một trong hai trường hợp sau: 1/ Tổng số điểm dưới 25; hoặc, 2/Từ 25 điểm trở lên nhưng các tiêu chí chưa đạt mức 1 điểm trong bảng đánh giá.

Cùng với kiểm tra, thanh tra gắn với 6 tiêu chuẩn, tăng cường hơn nữa việc đổi mới kiểm tra, đánh giá và quản lý chặt chẽ kết quả dạy - học. Đánh giá đúng kết quả dạy - học thì mới tạo được động lực mạnh mẽ để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá và quản lý chặt chẽ kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh là vấn đề then chốt tạo nên ‘nội lực” của trường.

- Phối hợp chặt chẽ công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường và công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn của Phòng GD&ĐT.

Từ đầu năm học, hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm tra chuyên môn của mỗi giáo viên. Trước khi dự giờ, kiểm tra đánh giá giáo viên, Ban giám hiệu phải tập trung nghiên cứu sâu bài dạy của giáo viên (với sự tham mưu, của tổ, nhóm trưởng chun mơn và giáo viên giỏi) để việc dự giờ, góp ý kiến cho đồng nghiệp đạt yêu cầu, trúng vấn đề đặt ra. Việc kiểm tra nội bộ của nhà trường cần linh hoạt, kết hợp cả 2 hình thức: kiểm tra theo kế hoạch (đã báo trước) và hình thức kiểm tra đột xuất (không báo trước). Kết quả kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên phải được công khai, khách quan và công bằng, tạo được niềm tin của đội ngũ nhà giáo.

Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo các trường của Phịng Giáo dục & Đào tạo cần được khơng ngừng đổi mới, theo hướng gọn nhẹ, thuận tiện, thiết thực; vừa thể hiện được yêu cầu giữ nghiêm kỷ cương, nền nếp dạy học, giáo dục vừa là lực lượng cần thiết để giúp giáo viên (và nhà trường) khắc phục những mặt còn hạn chế, yếu kém.

3.3.4.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Thành lập Ban kiểm tra, đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp do hiệu trưởng làm trưởng ban, các phó hiệu trưởng và chủ tịch cơng đồn giáo dục làm phó ban, các thành viên Ban kiểm tra gồm đại diện các đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn, đại diện giáo viên giỏi.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra (về nội dung, thời gian kiểm tra, phương pháp đánh giá giáo viên…).

Triển khai kế hoạch kiểm tra tới các tổ, nhóm chuyên môn để giáo viên chủ động thực hiện kế hoạch.

Tiến hành kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất thông qua hoạt động dự giờ, kiểm tra hồ sơ, giáo án của giáo viên; thăm dị, tìm hiểu qua phản hồi của học sinh (phản ánh của cán bộ lớp, cán bộ Đồn; hoặc gửi phiếu góp ý kiến cho thầy cô giáo đến từng học sinh. Chú ý: vừa đảm bảo được

truyền thống “tơn sư trọng đạo” vừa phát huy được tính dân chủ, thẳng thắn của học sinh trong việc góp ý kiến cho thầy cơ).

Nội dung kiểm tra cần bám sát những quy định của bộ Chuẩn.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Kiểm tra, đánh giá giáo viên là kiểm tra đánh giá năng lực của một nhà giáo nên các bước thực hiện cần phải thận trọng, chu đáo và khoa học. Công tác kiểm tra, đánh giá nhà giáo phải đảm bảo tính cơng bằng, khách quan, vơ tư, theo đúng các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ đề ra.

Đồng thời với công tác kiểm tra, cần có cơ chế phù hợp để khuyến khích nhà giáo tự giác, chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ.

3.3.5. Biện pháp 5: Xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho giáo viên

3.3.5.1. Mục đích của biện pháp

Văn hố tổ chức chính là tài sản vơ hình của mỗi tổ chức, là tồn bộ các giá trị văn hố được xây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của tổ chức ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của tổ chức trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Xây dựng văn hóa tổ chức tại trường học với mục đích xây dựng các hạt nhân văn hóa tại trường học như triết lý niềm tin, các chuẩn mực làm việc, hệ giá trị, đồng thời đưa ra được các tiêu chuẩn để xây dựng trường học đó có bản sắc riêng khác biệt so với trường học khác và buộc mọi người (nhà quản lý, giáo viên, học sinh) khi vào làm việc, học tập phải tuân theo.

3.3.5.2. Nội dung của biện pháp

Văn hóa tổ chức tại trường học thể hiện trên một số nét căn bản sau:

- Giá trị theo đuổi của nhà trường, như sự tôn trọng: tôn trọng những

nguyên tắc và con đường mình đã lựa chọn, biết hịa hợp những nguyên tắc

đường lối của Đảng và Nhà nước, trung thực với bản thân, tránh “bệnh thành tích” trong giáo dục, trung thực với mọi người để tạo dựng những mối quan

hệ tốt trên cơ sở của lòng tin; tính kỷ luật: tơn trọng ngun tắc làm việc khoa

học, chính xác và hiệu quả; xây dựng tính tự giác, trách nhiệm cao trong

giảng dạy, công tác và học tập; sự lắng nghe: biết lắng nghe và phân tích

những ý kiến đánh giá, đóng góp của học sinh, phụ huynh để tự hoàn thiện

mình; tinh thần hợp tác: hội đồng giáo dục trường ln là một tập thể đồn

kết, có phương pháp làm việc, có khả năng phối hợp trong nhóm để đạt được mục tiêu chung đề ra.

- Giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà trường: truyền thống hiếu học, truyền thống dạy tốt, truyền thống học tốt, truyền thống dẫn đầu toàn quốc về kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế…

- Là hình ảnh, “thương hiệu” tạo ra bản sắc riêng, khác biệt của mỗi nhà trường (cảnh quan nhà trường, đồng phục học sinh, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng đầu ra của học sinh…).

- Là môi trường giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh, điều kiện trực tiếp dẫn đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.3.5.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

- Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức và có hành động mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về thực hiện văn hóa tổ chức, nhất là việc giữ vững chữ “tín”, chữ “tâm”, chữ “đức”, chữ “tài”, chữ “thương hiệu”. Từng bước xây dựng phong cách giáo viên của trường, một nét đẹp văn hóa của đội ngũ nhà giáo trường THCS Uy Nỗ.

- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ quản lý

và giáo viên theo Điều lệ trường trung học và theo quy định đã được nêu trong hội nghị cán bộ, viên chức của nhà trường.

- Tạo quan hệ thân thiện giữa giáo viên với giáo viên; giữa giáo viên với học sinh.

- Nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục toàn diện để tạo “thương hiệu” của nhà trường.

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Xây dựng các văn bản pháp quy, nhất là Kế hoạch năm học của trường cụ thể, chi tiết, nêu rõ các chỉ tiêu chính, các giải pháp thực hiện, lịch triển khai (theo tuần), phân công người thực hiện, trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, của từng bộ phận, tổ (nhóm) chun mơn và đồn thể.

Phát huy vai trò làm chủ, tập trung trí tuệ của cán bộ, viên chức nhà trường thảo luận xây dựng Kế hoạch năm học, Kế hoạch hoạt động của các ban, tổ chun mơn, Quy chế dân chủ hóa ở nhà trường và Quy chế về lề lối làm việc của trường học.

Tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức dân chủ xây dựng kế hoạch nhà trường, với cam kết thi đua giữa người đại diện cho nhà trường (hiệu trưởng) và đại diện cho người lao động (chủ tịch cơng đồn cơ sở), tạo đồng thuận cao giữa cán bộ quản lý với giáo viên trong việc triển khai các nhiệm vụ năm học.

3.3.6. Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện cho đội ngũ giáo viên phát huy tối đa phẩm chất nhà giáo và khả năng chuyên môn, nghiệp vụ tối đa phẩm chất nhà giáo và khả năng chuyên mơn, nghiệp vụ

3.3.6.1. Mục đích của biện pháp

Điều kiện cho đội ngũ giáo viên phát huy phẩm chất nhà giáo và khả năng chuyên môn nghiệp vụ là nhân tố quan trọng để phát triển đội ngũ nhà

giáo theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Chăm lo những điều kiện vật chất và tinh thần cho giáo viên là những điều kiện không thể thiếu để các nhà giáo yên tâm và có điều kiện để phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực. Cán bộ quản lý căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, xác định những điều kiện cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi để

nhà giáo phát huy năng lực, sở trường. Phải luôn tạo động lực mạnh mẽ để

3.3.6.2. Nội dung của biện pháp

- Điều kiện về vật chất: Nhà trường từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trường học, như: khuôn viên, cảnh quan môi trường giáo dục, trang thiết bị dạy học, phịng học bộ mơn, phịng thí nghiệm - thực hành, thư viện, phòng nghỉ giáo viên...; tham mưu cho Huyện ủy và UBND huyện Đơng Anh, Phịng GD&ĐT, UBND xã Uy Nỗ có cơ chế, chính sách khuyến khích giáo viên vượt khó, vươn lên dạy giỏi; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để có cơ chế khen thưởng giáo viên có thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh yếu, có thành tích trong các cuộc thi, trong các đợt thi đua. Có chế độ tăng lương sớm, tôn vinh trong các buổi tổng kết những giáo viên đạt thành tích cao.

- Điều kiện về tinh thần: Tạo lập mơi trường sư phạm, đồn kết, thân ái

thắm tình đồng nghiệp trong đội ngũ giáo viên. Tổ chức tốt các ngày kỷ niệm,

ngày truyền thống của ngành, của trường. Chăm lo các nhu cầu đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú của nhà giáo, như: sách, báo, phương tiện thông tin đại chúng, Festival, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, thi đua, khen thưởng, tham quan du lịch, …

Cán bộ quản lý đi sâu tìm hiểu hồn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế và cơng tác của giáo viên, sẵn sàng giúp đỡ họ khắc phục khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

3.3.6.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Căn cứ vào những điều kiện hiện có, đối chiếu với yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí nâng cao chất lượng giáo dục, trường THCS Uy Nỗ xây dựng đề án nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng được yêu cầu của nhân dân xã Uy Nỗ. Trường lập tờ trình và chuyển đề án, báo cáo về Phịng GD&ĐT huyện Đơng Anh, UBND xã Uy Nỗ để phối hợp, có kế hoạch chỉ đạo và đầu tư ngân sách, đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với yêu cầu của

Cùng với sự đầu tư của ngân sách Nhà nước và khoản tài chính do tiết kiệm, trường cần đầu tư, mua sắm thêm các thiết bị hiện đại, trang bị thêm nhiều đầu sách (nhất là sách nghiên cứu, sách tham khảo), xây dựng thư viện điện tử, đẩy mạnh “văn hóa đọc” trong nhà trường, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Tạo cơ hội và thực hiện cơng bằng, bình đẳng cho tất cả giáo viên được hưởng quyền lợi học tập nâng cao trình độ, nhất là với giáo viên giỏi, giáo viên trẻ, giáo viên trong quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách cho giáo viên theo quy định của Nhà nước, đảm bảo sự công bằng trong thụ hưởng các chế độ, như chế độ: nâng lương, nâng lương sớm, chế độ phụ cấp đứng lớp, chế độ thâm niên, công tác thi đua - khen thưởng...

Tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện Đông Anh, UBND xã Uy Nỗ có cơ chế, chính sách địa phương khuyến khích giáo viên tích cực rèn luyện, nâng cao chất lượng công tác như: tham mưu cho UBND huyện Đông Anh ban hành danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu huyện Đông Anh (cho những nhà giáo và cán bộ quản lý có nhiều thành tích xuất sắc trong năm học), tổ chức bình xét danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu, đề nghị Huyện ủy, UBND huyện ra quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)