3.3. Một số biện pháp quản lý giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp cụ thể
3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của chuẩn nghề nghiệp trong tự
trong tự rèn luyện, phấn đấu đạt chuẩn.
3.3.1.1. Mục đích của biện pháp
Nhiệm vụ và mục tiêu của các trường THCS là đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng học sinh trở thành những con người có ích cho xã hội, cho đất nước. Những nhiệm vụ và mục tiêu đó chi phối mọi hoạt động có kế hoạch, có chất lượng của nhà trường. Để thực hiện các nhiệm vụ và các mục tiêu các trường cần đạt được chính là đội ngũ giáo viên của nhà trường.
động. Trước khi thực hiện một hành động nào đó, con người cần phải ý thức được các thao tác và cả biểu tượng về sản phẩm đạt được. Nhận thức càng đúng đắn, sâu sắc thì kết quả hành động càng cao và ngược lại.
Cần nâng cao nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về vai trò của chuẩn nghề nghiệp trong tự rèn luyện, phấn đấu đạt chuẩn nhằm tạo mơi trường, niềm tin, tinh thần đồn kết cho đội ngũ. Khi mọi người đồng lịng thì các bài toán đổi mới quản lý giáo viên theo hướng chuẩn nghề nghiệp sẽ được chia sẻ, ủng hộ và phấn đấu vì thương hiệu nhà trường.
Mỗi giáo viên nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của chuẩn nghề nghiệp trong tự rèn luyện, phấn đấu đạt chuẩn sẽ giúp họ xác định được mục tiêu mình cần đạt, họ học tập và tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, họ xây dựng được hành động cụ thể trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao uy tín của mình với người học, với sản phẩm nhân lực được đào tạo có đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong bối cảnh mới hay không.
Với cán bộ quản lý nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của chuẩn nghề nghiệp trong tự rèn luyện, phấn đấu đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thì sẽ có kế hoạch và phương pháp chỉ đạo đúng đắn linh hoạt. Họ sẽ tự chủ và chịu trách nhiệm về cơng việc của mình, họ sẽ biết chia sẻ thông tin, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, biết lựa chọn các giải pháp tối ưu trong công tác quản lý.
3.3.1.2. Nội dung của biện pháp
Để nâng cao nhận thức cho giáo viên, điều đầu tiên cần sự thống nhất trong nhận thức của Ban giám hiệu nhà trường về vai trò của chuẩn nghề nghiệp trong tự rèn luyện, phấn đấu đạt chuẩn. Để đạt được thành công, nhà lãnh đạo cần định hướng, lập kế hoạch, tổ chức đưa các nguồn lực thực hiện thành cơng, động viên, khích lệ mọi người cùng cố gắng tự rèn luyện, phấn đấu làm việc theo chuẩn.
Lãnh đạo nhà trường tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động, giới thiệu thông qua việc triển khai đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách
phát triển giáo dục, chính sách pháp luật của nhà nước, hệ thống văn bản pháp quy về tiêu chuẩn đánh giá, quản lý giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của Bộ GD&ĐT nhằm tạo điều kiện cho cán bộ quản lý và giáo viên hiểu được sự cần thiết phải tự đáng giá, phấn đấu, rèn luyện theo chuẩn. Để nâng cao nhận thức, lãnh đạo nhà trường cần có động viên, khen thưởng những cá nhân đi đầu trong trong việc quản lý, đánh giá, rèn luyện, phấn đấu theo chuẩn nghề nghiệp, đồng thời cũng có các biện pháp từ nhắc nhở đến cương quyết phê bình những cá nhân không chấp hành làm cản trở quá trình quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ của nhà trường.
3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, tập huấn về quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong nội dung sinh hoạt Hội đồng sư phạm, sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn. Nhà trường có thể mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tế về tập huấn cơng tác này.
Xây dựng và cơng khai các hình thức thi đua khen thưởng với các tổ, nhóm và cá nhân tham gia tích cực trong cơng tác quản lý, tự rèn luyện, phấn
đấu làm việc theo chuẩn nghề nghiệp.
3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cán bộ quản lý và giáo viên cần nắm vững mục đích, ý nghĩa, nội dung quản
lý giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Từ đó mỗi người mới có ý thức, có động lực tự phấn đấu, rèn luyện, làm việc theo chuẩn.