Định hướng phát triển giáo dục trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 67 - 69)

* Ngày 15/4/2009, Bộ Chính trị ban hành kết luận về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Theo đó, ngành giáo dục cần sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, khơng duy trì các trường ĐH, CĐ có chất lượng kém...

Bộ Chính trị nhận định, giáo dục và đào tạo chưa thật sự là quốc sách hàng đầu. Mặc dù được tăng đầu tư tài chính nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao; công tác tổ chức, cán bộ, chế độ, chính sách chậm đổi mới. Chất lượng giáo dục cịn thấp và khơng đồng đều giữa các vùng, miền; quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng; chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa.

Bên cạnh đó, cơng tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác; Các nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện tốt để phát triển giáo dục đến năm 2020 bao gồm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý. Cần coi trọng cả ba mặt dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng.

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp và nội dung đào tạo của các trường và khoa sư phạm; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

Rà sốt lại tồn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học; chuẩn bị kỹ việc xây

dựng và triển khai thực hiện bộ chương trình giáo dục phổ thơng mới theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả.

Trong Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, đã xác định, từ nay đến năm 2020, giáo dục Việt Nam phải đạt được các mục tiêu sau:

- Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý, chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân. Đối với giáo dục phổ thơng: Đến năm 2020 có 99% trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học và THCS; Tỷ lệ trẻ em người dân tộc trong độ tuổi được đến trường ở tiểu học là 90% và THCS là 85%; 100% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục 9 năm đúng độ tuổi, 80% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT và tương đương.

- Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế. Đối với giáo dục trung học: học sinh được trang bị học vấn cơ bản, kỹ năng sống, những hiểu biết ban đầu về công nghệ và nghề phổ thông, được học một cách liên tục và hiệu quả chương trình ngoại ngữ mới để đến cuối thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 có trình độ ngoại ngữ ngang bằng với các nước trong khu vực.

- Các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục.

Các giải pháp phát triển giáo dục trong giai đoạn 2008-2020 đảm bảo các định hướng sau:

- Thể hiện rõ mục đích tạo động lực, phát huy nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho giáo dục; đồng thời có tính tồn diện và đột phá để thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu giáo dục;

- Thể hiện tinh thần phát huy cao độ nội lực, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế trong giai đoạn hội nhập;

Các giải pháp mang tính đột phá trong đó có giải pháp thứ 2 là: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)