Giáo viên và đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 27 - 30)

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.5. Giáo viên và đội ngũ giáo viên

1.2.5.1. Giáo viên

Từ điển Tiếng Việt [32], định nghĩa: Giáo viên (danh từ) là người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương.

- Điều 70, luật Giáo dục 2005 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã đưa ra định nghĩa pháp lý đầy đủ về nhà giáo và những tiêu chuẩn của nhà giáo [25]:

1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: - Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt.

- Đạt trình độ chuẩn, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. - Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

- Lý lịch bản thân rõ ràng.

3. Giáo viên có những nhiệm vụ sau [Điều 72; 25]:

- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Khơng ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức trình độ chính trị, chun mơn, nhiệm vụ đổi mới phương pháp giáo dục nêu gương tốt cho người học.

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo Luật Giáo dục được sửa đổi, bổ sung (được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2010) thì: “Nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non; giáo dục phổ thơng; giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên” (khoản 3, điều 70).

1.2.5.2. Đội ngũ giáo viên

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong hệ thống (tổ chức) và cùng chung một mục đích nhất định”.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Đội ngũ là một tập thể người gắn kết với nhau, cùng chung lý tưởng, mục đích, ràng buộc nhau về vật chất, tinh thần và hoạt động theo một nguyên tắc”.

Với cách diễn đạt khác nhau, nhưng các định nghĩa đều nêu rõ đội ngũ là một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để cùng thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nhau về cơng việc nhưng cùng chung một mục đích và cùng hướng tới mục đích đó.

Đội ngũ trong trường học bao gồm: cán bộ quản lý trong trường học, nhà giáo (giáo viên, giảng viên), nhân viên phục vụ các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Vậy đội ngũ là tập hợp gồm nhiều cá thể, hoạt động qua sự phân công, hợp tác lao động, có chung mục đích, lợi ích ràng buộc với nhau bằng trách nhiệm pháp lý. Từ khái niệm trên ta có thể hiểu: Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người làm nghề dạy học - giáo dục, được tổ chức thành lực lượng, cùng chung một lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ, cùng thực hiện các nhiệm vụ theo một kế hoạch thống nhất, gắn bó với nhau thơng qua lợi ích vật chất, tinh thần và được hưởng các quyền lợi như nhau theo Luật lao động, Luật giáo dục

và các luật khác được Nhà nước quy định.

1.2.5.3 Quản lý đội ngũ giáo viên

Quản lý đội ngũ giáo viên là hoạt động của người quản lý giáo dục tác động lên đội ngũ giáo viên trong nhà trường hoặc cơ sở giáo dục nhằm đạt được mục tiêu của cơ sở giáo dục hay nhà trường đó.

Quản lý đội ngũ giáo viên THCS là tác động của người quản lý lên đội ngũ giáo viên THCS trong nhà trường THCS nhằm đạt được mục tiêu giáo dục THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo viên trường trung học cơ sở uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)