Nguyên tắc đề ra các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghệ và kỹ thuật ô tô, bộ quốc phòng đến năm 2020 (Trang 80 - 82)

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Đảm bảo tính thống nhất, dân chủ về các chủ trƣơng, chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trong toàn trƣờng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ.

Nguyên tắc phát triển phải mang tính đồng bộ đây là nguyên tắc tập trung sức mạnh, thể hiện sự thống nhất ăn khớp giữa các tổ chức, phòng ban (đồng bộ về trình độ, cơ cấu, tuổi, giới tính...)

3.2.2. Ngun tắc đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc đầu tiên làm cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên là phải đảm bảo tính kế thừa. Việc xây dựng biện

pháp mới phải đƣợc xem xét dựa trên những biện pháp đã có, tơn trọng những gì đã có, đang có mà nó cịn phù hợp thì cần phát huy, biện pháp nào khơng cịn phù hợp thì cần phải chỉnh sửa hoặc thay thế. Nói tóm lại chúng ta cần xây dựng các biện pháp làm sao cho đến khi áp dụng vào thực tế phải đảm bảo tính ổn định cao nhất và “ít bị xáo trộn nhất”.

Nguyên tắc kế thừa cũng thể hiện sự tôn trọng lịch sử, quá khứ, tránh hiện tƣợng phủ nhận sạch trơn quá khứ, đồng thời đảm bảo tính ổn định, từ đó phát huy đƣợc tiềm năng vốn có của nhà trƣờng, của xã hội; phát huy đƣợc ý thức tự giác, năng lực tiềm ẩn của đội ngũ giảng viên và đảm bảo sự phát triển bên vững của nhà trƣờng.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Tính thực tiễn là khi đƣa ra biện pháp có khả năng thực hiện đƣợc. Nhƣ đã phân tích ở trên, một kế hoạch, một ý tƣởng vạch ra trong cuộc sống, trong cơng việc thì phải ln có tính phù hợp và chính sự phù hợp nhiều hay ít sẽ là cơ sở đảm bảo tính khả thi của cơng việc đó đến đâu.

Tuy nhiên khi phân tích ở góc độ này có thể thấy phù hợp, song đem xét trong tổng thể thì có thể gặp khó khăn khác. Cơng tác phát triển đội ngũ giảng viên phụ thuộc rất nhiều các yếu tố, chủ quan có, khách quan có; khơng chỉ phụ thuộc vào nguồn lực sƣ phạm mà còn phụ thuộc vào nguồn lực tài chính, hồn cảnh và các điều kiện thực tiễn của trƣờng thì sẽ khơng bao giờ thực hiện đƣợc mà chỉ có ở trên lý thuyết mà thơi.

Do đó, tính thực tiễn địi hỏi biện pháp đƣa ra phải gắn với với thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trƣờng, của khu vực và xu thế phát triển chung của xã hội.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Mục đích cuối của mỗi biện pháp đƣa ra là phải đạt đƣợc kết quả. Tuy nhiên kết quả thu đƣợc cần đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đến đâu? Một biện pháp đƣợc cho là có hiệu quả lớn nhất là khi biện pháp đó tiến hành triển khai thu đƣợc kết quả nhất định, trong đó “chi phí” để thực hiện “ít

nhất” mà “lợi ích” đem lại nhiều nhất thì đó mới là biện pháp đảm bảo tính hiệu quả cao. Bên cạnh đó biện pháp đó sau khi thực thi giải quyết đƣợc vấn đề đặt ra mà khơng làm nảy sinh những vấn đề mới khó khăn.

3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững

Đây là nguyên tắc đƣợc xem xét, cân nhắc kỹ lƣỡng trong quá trình đổi mới và phát triển. Quan điểm phát triển phải bền vững và bền vững để phát triển cần đƣợc áp dụng triệt để trong suốt quá trình xây dựng và phát triển nhà trƣờng. Xu hƣớng phát triển xã hội là luôn đổi mới và thay đổi để phù hợp, nhƣng nếu thiếu đi sự bền vững thì mọi sự thay đổi trở nên bấp bênh và ln có nguy cơ đổ vỡ. Nói đến sự bền vững là nói đến tính ổn định, chắc chắn và lâu dài, đó là nền tảng cho định hƣớng phát triển nhà trƣờng hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.

3.3. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ơ tơ đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghệ và kỹ thuật ô tô, bộ quốc phòng đến năm 2020 (Trang 80 - 82)