9. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lý công tác sinh viên trong các trường Đại học
Công tác QLSV trong trường Đại học là một cơng tác địi hỏi sự chỉ đạo sâu sắc của Ban Giám hiệu trường, năng lực cán bộ làm công tác quản lý sinh viên và sự phối hợp của các phòng ban, đơn vị trong trường cũng như sự kết hợp giữa gia đình sinh viên và nhà trường trong các công tác quản lý sinh viên nói chung.
Quản lý Cơng tác sinh viên được thể hiện qua việc lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung như:
- Nhận thức của cán bộ giảng viên về tầm quan trọng của quản lý CTSV.
- Năng lực của đội ngũ QLSV
- Mức độ quan tâm của cán bộ quản lý về quản lý CTSV - Cơ sở vật chất phục vụ cho QLSV
- Sự phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương, gia đình và các ban ngành đoàn thể
- Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng trong SV
- Cơng tác thi đua khen thưởng, đảm bảo quyền lợi, chính sách cho SV - Ban hành các văn bản, quy định, kế hoạch về quản lý CTSV
Việc thực hiện các nội dung quản lý CTSV cần thực hiện đồng bộ của
1.4.1. Ban hành các văn bản, quy định, kế hoạch về quản lý CTSV
Nhà trường cần xây dựng những quy định cụ thể về việc quản lý SV, cơ cấu tổ chức nhân sự chuyên trách làm công tác quản lý, cũng như những quy định chức năng, nhiệm vụ, sự phối hợp của các đơn vị trong việc tham gia quản lý SV.
Các quy định của trường về quản lý công tác sinh viên cần bám sát và dựa vào đặc thù của từng trường, vào từng đối tượng quản lý. Các quy định của trường đề ra phải bám sát các quy định chung về công tác quản lý sinh viên, quản lý công tác sinh viên của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng như quy định của các ban ngành liên quan quy định.
Quy định về quản lý cơng tác sinh viên đặt ra phải có tính khả thi, có thể áp dụng được trong điều kiện của trường tương ứng.
1.4.2. Mức độ quan tâm của cán bộ quản lý về quản lý CTSV
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, và các cán bộ quản lý của trường cần có sự quan tâm đến Cơng tác quản lý CTSV.
Nhà trường cần tạo điều kiện trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác sinh viên, tạo điều kiện cử cán bộ tham gia các đợt tập huấn, giao lưu về công tác sinh viên; tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho công tác QLSV, phân bổ kinh phí hợp lý cho các hoạt động CTSV…
1.4.3. Năng lực của đội ngũ QLSV
Đội ngũ quản lý CTSV cần có đủ số lượng để đảm bảo việc thực hiện tốt các nội dung cần quản lý. Ngồi ra, đội ngũ quản lý CTSV cần có năng lực trong các công tác quản lý sinh viên, cần được đào tạo, bồi dưỡng chuyên mơn thích hợp. Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đều đánh giá cao việc xây dựng đội ngũ quản lý công tác sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng; xây dựng, xác lập mục tiêu, nguyên tắc và phương hướng chiến lược cho đội ngũ quản lý công tác sinh viên của các trường đại học, cao đẳng. Đặc biệt là từ khi cải cách mở cửa đến nay, xây dựng đội ngũ quản lý công tác sinh viên trường đại học, cao đẳng đã có phát triển mang tính đột phá, hình
thành nên một đội ngũ có trách nhiệm, có nghiệp vụ cơ bản, cơ cấu mang tính ưu hóa, làm tốt và có sức mạnh. Đồng thời, cùng với sự thay đổi sâu sắc về xây dựng kinh tế đất nước và yêu cầu mới về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực cho xã hội, đòi hỏi các nhà trường đại học phải xây dựng đội ngũ quản lý cơng tác sinh viên có đủ năng lực nhằm tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, các hoạt động giáo dục cho SV trong thời kỳ mới, đó cũng là nhiệm vụ chiến lược lâu dài để cải tiến quản lý công tác SV ở nhà trường đại học, cao đẳng.
1.4.4. Nhận thức của cán bộ giảng viên về tầm quan trọng của quản lý CTSV
Cán bộ, giảng viên cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của cơng tác quản lý CTSV qua đó có cách thức quản lý phù hợp. Nhận thức đúng thì thực hiện mới đúng.
Cơng tác QLSV có vai trị rất quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục toàn diện sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
QLSV để nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của các nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
1.4.5. Cơ sở vật chất phục vụ cho QLSV
Cơ sở vật chất phục vụ cho QLSV cần đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng để đảm bảo cho công tác quản lý sinh viên được thuận lợi.
Cơ sở vật chất bao gồm phòng làm việc cho cán bộ làm CTSV, các trang thiết bị như máy tính, trang thiết bị, văn phịng phẩm cần thiết, phải có phòng chức năng dành cho các hoạt động CTSV như phòng hội trường lớn để tổ chức các hoạt động tập thể như lễ khai giảng, lễ tốt nghiệp, sự kiện Chào tân sinh viên..ngồi ra, cịn có các phịng hoạt động riêng lẻ với diện tích phù hợp với nhu cầu sử dụng của các câu lạc bộ, văn phòng hoạt động của Hội sinh viên, văn phịng đồn.
Ngoài cơ sở vật chất ra, nhà trường cần phân bổ kinh phí hoạt động cho hoạt động CTSV. Kinh phí được duyệt và cấp theo chương trình năm học.
1.4.6. Sự phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương, gia đình và các ban ngành đồn thể. và các ban ngành đồn thể.
Trong cơng tác quản lý CTSV thì sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương, các tổ chức khác là hết sức quan trọng. Thông tin về sinh viên được cập nhật thường xun, thơng qua đó, nhà trường kết hợp với gia đình, cơng an khu vực, cơng an địa phương nơi SV cư trú phát hiện kịp thời và uốn nắn những sinh viên có biểu hiện lơ là học tập, có biểu hiện lệch lạc về lối sống…
Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình sinh viên là hết sức cần thiết, để có mối liên hệ chặt chẽ đó địi hỏi cả ở hai bên. Nhà trường - cụ thể ở đây là GVCNlà người ln có mối liên hệ với gia đình sinh viên là rất cần thiết và có sự quan tâm chia sẻ cả bên gia đình sinh viên. Để thực hiện được nội dung, nhiệm vụ của các tổ chức phối hợp giữa nhà trường và gia đình cần xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp. Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình và đạo đức nói riêng của sinh viên. Vì vậy, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình là yêu cầu tất yếu và là trách nhiệm của cả hai phía gia đình và nhà trường.
1.4.7. Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong sinh viên
Giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của nhà trường nhằm chuyển hoá những chuẩn mực, giá trị tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật thành những phẩm chất giá trị của cá nhân sinh viên. Giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện sinh viên, giáo dục để sinh viên nắm vững quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo cũng như nội quy, quy định của nhà trường và pháp luật của nhà nước, giúp sinh viên nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, lĩnh hội tri thức, đảm bảo cho sinh viên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong SV cần thực hiện có kế hoạch và
đồng bộ. Kế hoạch cần được đưa ra cho cả năm học với trình tự và cách thức thực hiện, kinh phí hoạt động, đối tượng và cán bộ tham gia vào công tác này.
1.4.8. Công tác thi đua khen thưởng, đảm bảo quyền lợi, chính sách cho SV
Cơng tác quản lý khen thưởng, kỷ luật là sự đánh giá khẳng định đối với những tư tưởng và hành vi của SV đã làm có ý nghĩa với xã hội, với tập thể và người khác cũng như sự tự nỗ lực vươn lên của SV trong học tập và rèn luyện nhằm để khẳng định những nhân tố tích cực trong tư tưởng và hành vi của SV, có tác dụng điển hình tiên tiến cho tập thể sinh viên nhằm lan tỏa những gương tốt trong sinh viên của nhà trường. Song song với công tác khen thưởng là công tác kỷ luật nhằm giữ gìn nề nếp, kỷ cương trong nhà trường cần thực hiện kịp thời nghiêm minh đúng quy định đối với những sinh viên có hành vi vi phạm nội quy, quy chế và đưa ra các hình thức kỷ luật kịp thời, mang tính răn đe, giáo dục để sinh viên khơng cịn vi phạm, bên cạnh đó, việc đảm bảo quyền lợi và các chính sách cho sinh viên nhằm mục đích khuyến khích sinh viên phấn đấu trong học tập và rèn luyện.
Việc thực hiện đúng các quy định của nhà nước tạo sự công bằng xã hội trong việc tiếp cận các cơ hội học tập, tạo điều kiện cho các em có đủ kinh phí để trang trải học phí và một phần sinh hoạt, góp phần tạo điều kiện cho các em được học và nâng cao chất lượng học tập. Chủ trương này cũng góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xố đói giảm nghèo.