9. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Những hạn chế
Bên cạnh những nội dung, công việc trong công tác QLSV trong những năm qua tại trường Đại học Khoa học và Cơng nghệ Hà Nội đã làm được thì vẫn cịn có những hạn chế nhất định trong cơng tác QLSV như sau:
- Nhà trường chưa xây dựng được các kế hoạch QLSV sát với tình hình thực tế đối với SV của nhà trường, việc giải quyết các thủ tục hành chính, các
chế độ chính sách cho SV cịn nhiều bất cập, một số cơng việc cịn giải chậm trễ, chưa kịp thời gây khó khăn cho SV phải đi lại nhiều lần.
- Công tác phổ biến, quán triệt những quy định chung về QLSV chưa được tiến hành thường xuyên và liên tục, đến mọi cán bộ, giảng viên và SV của trường để cán bộ và giảng viên của nhà trường đặc biệt là những cán bộ, giảng viên trực tiếp tham gia vào việc QLSV thấy được tầm quan trọng của công tác QLSV để nêu cao tinh thần trách nhiệm trong cơng tác của mình. Bên cạnh đó, SV của trường cần được phổ biến và quán triệt những quy đinh về QLSV.
- Việc xây dựng các nội dung chưa cụ thể. Hoạt động thi đua khen thưởng chưa kịp thời để động viên khuyến khích SV học tập và rèn luyện. Cơ chế hoạt động CTSV cho đội ngũ cán bộ, giảng viên; trang thiết bị, kinh phí cho cơng tác QLSV chưa được quan tâm đúng mức.
- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý CTSV của trường chưa triệt để, công tác kiểm tra trong quy trình quản lý cịn bị buông lỏng, thiếu kịp thời. Chính vì vậy, chưa có được sự đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác này. Số lượng SV trong nhà trường ngày một tăng theo quy mô đào tạo, gần 100% SV của trường ở ngoại trú, trong đó có một bộ phận SV có ý thức tự giác chưa cao như thực hiện công tác vệ sinh môi trường, chấp hành các quy định tại khu trọ cũng như quy định của tổ dân phố chưa tốt, bên cạnh đó một số SV chuyển chỗ trọ nhiều lần gây khó khăn cho việc quản lý. Vì vậy QLSV gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhà trường và chính quyền địa phương đã có sự phối hợp trong công tác QLSV nhưng sự phối hợp đó cịn mang tính hình thức và còn bị hạn chế bởi điều kiện cơ sở vật chất, cán bộ, kinh phí.
- Phịng CTSV còn thiếu nhân lực, năng lực của đội ngũ cán bộ làm CTSV còn hạn chế nên giải quyết cơng việc hành chính chưa kịp thời cho SV, kinh phí khen thưởng chưa thực sự động viên khuyến khích được tinh thần học tập, rèn luyện của SV.
- Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV vẫn cịn mang tính hình thức. Việc học chính trị đầu khoá đã được thực hiện cho SV khoá mới.
- Việc quản lý học tập của SV đã được thực hiện khá nghiêm túc theo quy chế, tuy nhiên chưa có những đổi mới về cơng tác quản lý cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường, phù hợp với xu thế chung của xã hội nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV cịn yếu.
- Cơng tác y tế, thể dục thể thao và các chế độ chính sách cho SV: Chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho SV mà chỉ khám sức khỏe đầu vào.
- Nhà trường chưa xác lập được mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi SV cư trú. Vì vậy, sự phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương trong việc QLSV ngoại trú tại các địa bàn thuê trọ ở dân cư cịn gặp nhiều khó khẵn.