9. Cấu trúc luận văn
1.6.1. Đặc điểm của SV
Vì SV là những người học ở bậc cao đẳng, đại học, do vậy SV có những đặc điểm chủ yếu sau:
- SV là một bộ phận trong thanh niên, đó là những thanh niên ưu tú, có trình độ tri thức vượt trội, có vị thế và uy tín, được xã hội tơn vinh.
- Là một lực lượng đông đảo, được quản lý có tổ chức, có vai trị và vị trí quan trọng ở các thành phố lớn. SV có đặc tính chung của tri thức thể hiện ở khả năng ham học hỏi, và khả năng tiếp thu tri thức, khoa học mới, nhạy bén với các vấn đề chính trị, xã hội, cơng nghệ…
- Mơi trường học tập thay đổi: Học đại học, SV bước sang một môi trường mới khác xa với môi trường học ở bậc phổ thơng, xa gia đình, có nhiều mối quan hệ mới. Ở mơi trường đại học, SV có tính chủ động cao, cùng với sự trưởng thành về xã hội, về tâm - sinh lý; qua đó nhiều nhu cầu được khơi dậy và xuất hiện, phát triển theo hướng đa dạng, phong phú hơn như: nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức tăng lên, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần (tình bạn và tình yêu...), nhu cầu được học tập, tự học, tự đào tạo rèn luyện để bản thân tự khẳng định, hồn thiện vị trí của mình trong trường hợp và xã hội ngày càng tăng (theo định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp để vào đời).
- Về đặc điểm cơ thể của SV:
Đây là thời kỳ cơ thể đã hoàn thiện và ổn định sau những biến đổi sâu sắc của tuổi dậy thì. Thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể với các chức năng của nó đã tương đối hồn thiện và hài hoà. Đặc biệt là trọng lượng não của SV ở thời kỳ này đã đạt đến mức tối đa. Sự hoạt động của các tế bào thần kinh trong não ở thời kỳ này cũng trở nên hoàn hảo. Điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động nhận thức của SV.
- Về đặc điểm xã hội của SV:
Đương nhiên SV vẫn là đối tượng đang còn được tiếp tục giáo dục nhưng xã hội đang nhìn nhận họ như một chủ thể có ý thức, có trách nhiệm của các hoạt động của mình và đánh giá các kết quả hoạt động của họ theo tiêu chuẩn “người lớn”. Họ vừa là một công dân với đầy đủ tư cách pháp lý của nó, vừa là một SV.
Nói chung, về mặt kinh tế, SV cịn phụ thuộc gia đình, nhưng ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, SV đã năng động hơn và có ý thức tự lo của mình, một số SV đã kiếm việc làm thêm để có thu nhập, giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho gia đình. Tuy nhiên, vì SV chính thức chưa trực tiếp tham gia lao động sản xuất, chưa độc lập về mặt kinh tế, lại còn đang là đối tượng của sự giáo dục nên một mặt nào đó họ cịn chưa được coi là người lớn hoàn toàn.
- Về đặc điểm tâm lý của SV:
+ Sự phát triển tự ý thức là một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở SV. Tự ý thức là ý thức và sự đánh giá của con người về hành động và kết quả tác động của mình, đánh giá về tư tưởng, tình cảm, phong cách đạo đức và hứng thú, về tư tưởng và động cơ của hành vi, là sự đánh giá tồn diện về chính bản thân mình và vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý thức về hình dáng bên ngồi của mình, về vị trí xã hội và điều kiện sống của mình, về xu hướng nghề nghiệp của mình, về những phẩm chất, khả năng của mình...
+ Sự hình thành và phát triển thế giới quan, niềm tin và nắm vững các chuẩn giá trị, các yêu cầu của nghề nghiệp được thể hiện, bộc lộ rõ nét.
+Sự xuất hiện và phát triển tình yêu nam nữ là một nét đặc trưng về mặt tình cảm ở lứa tuổi này.
- Về đặc điểm nhân cách của SV:
Đặc điểm nhân cách của SV được thể hiện rõ, gồm: + Nhu cầu phát triển của SV phong phú, đa dạng. + Hứng thú của SV từ rộng đến chuyên sâu. + Quan điểm sống của SV hình thành rõ nét. + Đời sống nội tâm của SV phong phú và phức tạp
+ Ý chí và năng lực tự lập của SV phát triển. Giai đoạn này, SV có ý thức muốn tách khỏi gia đình, muốn khẳng định mình.
Có thể nói, đây là giai đoạn mà nhân cách của SV đang được định hình. Vì vậy, nhà trường, gia đình và xã hội phải có những biện pháp phù hợp để SV trở thành những nhân cách tốt.
- Về hoạt động của SV:
Những hoạt động chính của SV thường bao gồm: + Hoạt động học tập
+ Hoạt động nghiên cứu khoa học + Hoạt động chính trị - xã hội. + Hoạt động lao động.
Các loại hoạt động của SV có mối quan hệ lẫn nhau, chúng thống nhất với nhau ở vai trị quyết định sự hình thành nhân cách của SV. Có thể nói sự phát triển nhân cách của SV là một quá trình biện chứng của sự phát triển tự ý thức dưới sự tác động đa chiều của xã hội. Nhân cách của con người được hình thành và phát triển trong suốt cả cuộc đời, song những năm tháng sống và học tập trong nhà trường đại học là thời kỳ hình thành, phát triển mạnh mẽ nhất của SV về nhân cách của người chuyên gia tương lai.
Sự phát triển nhân cách SV được thể hiện trong phương thức giáo dục đối với SV là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của bản thân các em.
Do đó, trong cơng tác giảng dạy và giáo dục SV chúng ta phải biết khai thác, sử dụng, phát huy những yếu tố tích cực cũng như thế mạnh, hạn chế những điểm yếu của SV để đề ra mgiúp cục tiêu, chương trình, kế hoạch, cách thức và nội dung hoạt động đào tạo giáo dục SV cho phù hợp với tâm - sinh lý, kích thích sự hình thành và phát triển nhân cách người học. Qua đó ho nhân cách cơng dân - SV được bộc lộ và đi đúng hướng mà nhà trường và xã hội mong đợi.