9. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát về Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội Công nghệ Hà Nội
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - University of Science and Technology of Hanoi là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hồ Pháp ký ngày 12/11/2009 và Quyết định số 2067/QĐ-TTg ngày 09/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trường Là một trong 4 trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT nằm trong lộ trình lên đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam
Hệ thống đào tạo và cấp bằng của Trường dựa trên mơ hình LMD (Cử nhân – Thạc sỹ – Tiến sỹ) – một mơ hình đang được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các trường đại học trên thế giới. Các bằng Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ sẽ tương ứng với số năm học là 3 năm – 5 năm – 8 năm (Cử nhân 3 năm, Thạc sỹ 2 năm và Tiến sỹ là 3 năm). Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu hoàn toàn bằng tiếng Anh.
2.1.2. Nhiệm vụ, tầm nhìn, giá trị của Trường
Đa số nhiệm vụ của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã được xác định trong hiệp định liên chính phủ.
- Đáp ứng các nhu cầu mới về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong lĩnh vực GDĐH và nghiên cứu ở trình độ cao trong lĩnh vực Khoa học và Công nghê liên hệ chặt chẽ với giới công nghiệp.
- Xây dựng một mơ hình trường đại học mới theo tiêu chuẩn quốc tế cho Việt Nam, chỉ ra con đường để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH và sau ĐH tại Việt Nam.
- Chuẩn bị cho các SV, HV ra trường hội nhập tốt tại các doanh nghiệp và trong lĩnh vực công.
- Xây dựng quan hệ hợp tác giữa Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội và các trường ĐH và trung tâm nghiên cứu KH Việt Nam….
Tầm nhìn của trường Đại học Khoa học và Cơng nghệ Hà Nội là trở thành: - Một mơ hình xuất sắc cho tất cả các trường ĐH Việt Nam và trong khu vực về Khoa học và Công nghệ.
- Một trường ĐH cơng lập Việt Nam, có cơ sở tại Hịa Lạc là hình mẫu cho khu vực về phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng, tương tác giữa đào tạo, nghiên cứu và đổi mới được đảm bảo bởi một số lượng lớn các không gian tương tác giữa các khoa chuyên ngành và CTSV, HV.
- Một trường ĐH công lập VN sử dụng 3 ngôn ngữ cởi mở, giảng dạy bằng tiếng Anh đồng thời có dạy và khuyến khích ngơn ngữ và văn hóa Pháp…
Giá trị của trường được thể hiện ở việc thực hiện các nguyên tắc: - Nguyên tắc 1: Chất lượng và Xuất sắc.
- Nguyên tắc thứ 2: Thống nhất và Minh bạch.
- Nguyên tắc thứ 3: Tôn trọng, Vị tha, Khiêm tốn và Đa dạng.
Những giá trị này đặc trưng cho các mối quan hệ trong nội bộ Trường và với các đối tác. Tôn trọng con người và các tổ chức, cộng đồng là một trong những nguyên tắc căn bản của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức hiện tại của Trường Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã được thể hiện qua Sơ đồ cho thấy rõ cơ cấu tổ chức hiện tại của bộ phận hành chính tổng hợp và các khoa đào tạo của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, đồng thời minh họa các trung tâm thuộc Ban quản lý dự án cấp trường thực hiện dự án ADB và các vị trí kiêm nhiệm do các cán bộ cốt cán của nhà trường đảm nhiệm.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Số lượng cán bộ, giảng viên của trường được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây
Bảng 2.1. Bảng số lượng cán bộ, giảng viên trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Stt Bộ phận Số lượng Tỉ lệ %
1. Ban Giám hiệu 3 0.75
2. Bộ phận trợ lý Hiệu Trưởng 1 0.25
3. Phịng hành chính 8 1.99
4. Phịng Kế tốn 4 1.00
5. Phòng CTSV 2 0.50
6. Khoa Ngoại ngữ 4 1.00
7. Phòng Đào tạo Đại học 8 1.99
8. Phòng Đào tạo Thạc sỹ 7 1.74
9. Phòng Kỹ thuật, IT 5 1.24
10. Phòng đào tạo Tiến Sỹ 3 0.75
Stt Bộ phận Số lượng Tỉ lệ %
12. Bộ phận hậu cần 10 2.49
13. Giảng viên Việt Nam (hợp đồng) 128 31.84 14. Giảng viên nước ngoài (hợp đồng) 217 53.98
Tổng số: 402 100
(Nguồn: Số liệu thống kê năm 2014) 2.1.4. Cơ sở vật chất của trường
Trước khi chuyển tới Khu CNC Hòa Lạc vào năm 2018, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đặt trụ sở tại khuôn viên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (có tổng diện tích xấp xỉ 10 hecta trên đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ðến cuối năm 2012, Trường đã kí kết các thỏa thuận với các viện chuyên ngành và các trung tâm thuộc Viện HLKHCNVN được phép sử dụng diện tích tổng cộng 2.748 m2 (cả diện tích dùng riêng và diện tích dùng chung) làm văn phòng, giảng đường, lớp học và phịng thí nghiệm nhằm triển khai cơng tác nghiên cứu và đào tạo. Số diện tích nói trên được sử dụng để phục vụ nhu cầu về đào tạo cho hơn 500 SV của Trường trong năm học 2013 -2014. Hiện nay, Khu Ðào tạo và Dịch vụ đã được xây dựng trong khuôn viên Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam.Trường có trên 3500 m2 mặt sàn cho bắt đầu năm học mới, qua đó đã tạo nên vị thế độc lập của Trường.
2.1.5. Lĩnh vực đào tạo và quy mô đào tạo 2.1.5.1 . Lĩnh vực đào tạo 2.1.5.1 . Lĩnh vực đào tạo
Các hoạt động đào tạo tại Trường bao gồm chương trình đào tạo Cử nhân với các chuyên ngành tương ứng với 6 chương trình đào tạo Thạc sỹ, chương trình đào tạo Tiến sỹ tại Pháp.
- Công nghệ sinh học – Dược học; - Khoa học Vật liệu – Công nghệ Nano; - Nước – Môi trường – Hải dương học; - Công nghệ Thông tin – Truyền thông - Năng lượng Tái tạo;
- Vũ trụ và ứng dụng.
2.1.5.2. Quy mô đào tạo