Biện pháp 3: Xây dụng đội ngũ và nâng cao năng lực đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên của trường đại học khoa học và công nghệ hà nội trong giai đoạn hiên nay (Trang 77 - 80)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dụng đội ngũ và nâng cao năng lực đội ngũ

quản lý công tác sinh viên

3.2.3.1. Mục tiêu

Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đều đánh giá cao việc xây dựng đội ngũ quản lý công tác sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng; xây dựng, xác lập mục tiêu, nguyên tắc và phương hướng chiến lược cho đội ngũ quản lý công tác sinh viên của các trường đại học, cao đẳng. Đặc biệt là từ khi cải cách mở cửa đến nay, xây dựng đội ngũ quản lý công tác sinh viên trường đại học, cao đẳng đã có phát triển mang tính đột phá, hình thành nên một đội ngũ có trách nhiệm, có nghiệp vụ cơ bản, cơ cấu mang tính ưu hóa, làm tốt và có sức mạnh. Đồng thời, cùng với sự thay đổi sâu sắc về xây dựng kinh tế đất nước và yêu cầu mới về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực cho xã hội, đòi hỏi các nhà trường đại học phải xây dựng đội ngũ quản lý cơng tác sinh viên có đủ năng lực nhằm tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, các hoạt động giáo dục cho SV trong thời kỳ mới, đó cũng là nhiệm vụ chiến lược lâu dài để cải tiến quản lý công tác SV ở nhà trường đại học, cao đẳng.

Làm tốt việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý sinh viên tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ góp phần phát triển tồn diện chất lượng đào tạo của nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung thực hiện

- Đội ngũ cán bộ QLSV bên cạnh đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu cần phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ QLSV mới đủ sức đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo ngày càng tăng của nhà trường trong bối cảnh đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

- Phòng CTSV phải tham mưu cho lãnh đạo nhà trường ban hành những yêu cầu và năng lực cần có của người cán bộ QLSV của nhà trường.

- Phòng CTSV tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ QLSV theo từng chuyên đề, mảng công việc phù hợp.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

- Căn cứ trên nội dung công việc của phòng CTSV, trường Đại học Khoa học và Cơng nghệ Hà Nội, Phịng CTSV đề xuất số lượng cán bộ QLSV phù hợp theo từng mảng chuyên môn như:

 Cán bộ phụ trách cơng tác hành chính, các hoạt động đồn thể, Hội sinh viên, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao dành cho sinh viên.

 Cán bộ phụ trách học bổng, khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách cho sinh viên.

 Cán bộ phụ trách sinh viên nội trú, ngoại trú, các mảng y tế, bảo hiểm..  Cán bộ hỗ trợ học tập.

- Việc sắp xếp, bố trí cán bộ phụ trách mảng chuyên môn của CTSV phải phù hợp theo trình độ, năng lực, khả năng của từng người. Tuyển dụng các cán bộ có kinh nghiệm về CTSV hay lĩnh vực giáo dục nói chung.

- Căn cứ theo nội quy, quy chế CTSV và nhiệm vụ cụ thể của nhà trường, Ban Giám hiệu và Trưởng phòng CTSV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ tương ứng.

- Tham khảo công tác QLSV của các đơn vị khác qua đó học tập các mơ hình quản lý hiệu quả cũng như rút kinh nghiệm, có phương án khắc phục các thiếu sót trong cách quản lý CTSV ở các đơn vị khác cho Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

- Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội cử cán bộ tham gia các đợt tập huấn, buổi họp có liên quan đến CTSV theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như ngành giáo dục nói chung.

- Đề xuất Ban Giám hiệu trong việc cung cấp thiết bị làm việc phù hợp. - Xây dựng kế hoạch hoạt động cũng như dự trù kinh phí cho các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ làm CTSV.

- Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực cán bộ làm CTSV để có phương án tập huấn, đào tạo, hay phân cơng nhiệm vụ cho phù hợp. Có thể cân nhắc nâng bậc, nâng lương cho cán bộ làm tốt cũng như cảnh cáo, kỷ luật hay điều chuyển cán bộ nếu làm không tốt nhiệm vụ được giao.

- Nhà trường có các chương trình bồi dưỡng tại chỗ để hỗ trợ cho sự phát triển năng lực của họ. Qua chương trình này, cán bộ quản lý sinh viên có thể tiếp thu những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp do trách nhiệm của họ tăng lên, do sự tiến bộ của khoa học công nghệ...

- Cùng với việc bồi dưỡng ban đầu, nhà trường cử cán bộ quản lý công tác sinh viên tham quan học tập kinh nghiệm ở các trường uy tín trong nước.

- Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sinh viên. Có kế hoạch cho số cán bộ quản lý sinh viên tham gia nghiên cứu học tập kinh nghiệm.

- Tham mưu cử cán bộ QLSV dự các khóa bồi dưỡng, thời gian dành cho các khoá bồi dưỡng có thể vài ngày tùy thuộc vào công việc của cán bộ quản lý sinh viên phù hợp với bố trí cơng việc và nhiệm vụ cụ thể của nhà trường.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Sự quan tâm, ủng hộ của Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

- Nhà trường tạo điều kiện về môi trường làm việc và chế độ phụ cấp đối với cán bộ đảm nhận nhiệm vụ này.

- Được tạo điều kiện về thời gian và được cấp kinh phí cho việc tham quan học tập kinh nghiệm.

- Tài liệu phục vụ bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên của trường đại học khoa học và công nghệ hà nội trong giai đoạn hiên nay (Trang 77 - 80)