9. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
đức, lối sống cho sinh viên
3.2.4.1. Mục tiêu
Giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của nhà trường nhằm chuyển hoá những chuẩn mực, giá trị tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật thành những phẩm chất giá trị của cá nhân sinh viên.
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, đòi hỏi giáo dục đào tạo phải “tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên”, để khi ra trường họ sẽ trở thành lực lượng lao động đủ phẩm chất chính trị tư tưởng, hành nghiệp đúng yêu cầu thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện sinh viên, giáo dục để sinh viên nắm vững quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo cũng như nội quy, quy định của nhà trường và pháp luật của nhà nước, giúp sinh viên nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, lĩnh hội tri thức, đảm bảo cho sinh viên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Trước những thay đổi lớn của xã hội, việc tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên lại càng có ý nghĩa sâu sắc và hết sức quan trọng.
3.2.4.2. Nội dung thực hiện
Để tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội cần thực hiện các nội dung sau:
- Phòng CTSV kế hoạch hóa và xây dựng các quy định về việc tính điểm rèn luyện của sinh viên.
- Xây dựng kế hoạch quản lý q trình giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên.
- Thơng qua các hình thức hoạt động tập thể, các cuộc thi, các buổi học để giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV.
- Kết hợp với các tổ chức, tập thể để tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức của SV.
- Xây dựng môi trường giáo dục trong trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
- Phát động các phong trào thi đua qua đó hình thành nhận thức, trong tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
- Thực hiện việc tính điểm rèn luyện, thi đua cho sinh viên. Phòng CTSV kết hợp với phòng Đào tạo hoạch hóa và xây dựng các quy định về việc tính điểm rèn luyện của sinh viên. Cần tính đến sự chuyên cần, sự tham gia các phong trào, hoạt động tập thể của trường quy định. Hết học kỳ, phịng CTSV tính điểm rèn luyện cho từng sinh viên theo lớp học và chuyển về phịng Đào tạo tính điểm tổng kết học tập cho tồn kỳ, toàn năm học. Việc xét học bổng cũng căn cứ một phần vào kết quả rèn luyện của sinh viên.
- Phòng CTSV cần xây dựng kế hoạch quản lý q trình giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Kế hoạch hoạt động quản lý được soạn thảo cho từng giai đoạn cụ thể, có phân cơng trách nhiệm, vị trí, nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân cán bộ quản lý. Kế hoạch đưa ra cần có sự giám sát, kiểm tra việc thực hiện cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên theo đúng kế hoạch đã định.
- Thơng qua cơng tác đồn thể, Hội SV và các phong trào, tình nguyện, cơng tác xã hội trong và ngồi nhà trường để giáo dục chính trị, tư tưởng sinh viên. Phòng CTSV cần phối hợp với Hội sinh viên Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, các CLB để lên kế hoạch tổ chức các hoạt động cho sinh viên trong trường.
- Thực hiện việc lập kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV phải được xây dựng cụ thể, chi tiết cho từng quý, từng học kỳ trong năm học gắn
với thực tế tại trường theo những chủ đề phù hợp với những ngày lễ, ngày lịch sử trọng đại của đất nước.
- Phòng CTSV tổ chức tốt “Tuần sinh hoạt công dân sinh viên” vào đầu khóa của mỗi năm học với các nội dung: Phổ biến tình hình trong nước, quốc tế; quán triệt các nghị quyết; các thơng tư, chỉ thị, chính sách và chế độ của Đảng và nhà nước có liên quan đến sinh viên (học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, tín dụng đào tạo, nghĩa vụ quân sự, an ninh trật tự...); các quy chế nội quy của ngành, của trường; các kiến thức pháp luật, các vấn đề thời đại; giáo dục an tồn giao thơng, giáo dục giới tính, dân số - mơi trường, sức khoẻ, phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm.
- Thông qua đợt sinh hoạt các khoa để tuyên truyền giới thiệu về ngành nghề, xác định động cơ học tập, và tham gia các phong trào, các hoạt động xã hội để giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV.
- Các hoạt động giáo dục nhằm tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội cũng cần được quan tâm tổ chức để giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống cho SV, từ đó xây dựng được môi trường trong sạch trong nhà trường, xã hội bằng các hình thức như: tổ chức ký cam kết thực hiện phong trào SV 5 tốt, tổ chức ký cam kết sinh viên thực hiện 3 không ” Không giữ, không thử, không sử dụng ma túy”, thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt lớp, phát tờ rơi…
- Hàng năm phòng CTSV phối hợp với Hội sinh viên tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức của SV về giữ gìn trật tự an tồn xã hội.
- Xây dựng môi trường giáo dục ngay trong nhà trường; ngoài đầu tư cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, kế hoạch và chương trình giáo dục cần lưu ý đến cảnh quan nhà trường. Trong trường cần treo các pano, áp phích, các câu danh ngơn…
- Thơng qua CLB tình nguyện, các CLB khác và hội sinh viên để phát động các phong trào như: Phong trào đền ơn đáp nghĩa, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai, ủng hộ sinh viên nghèo, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh
hùng, phong trào ánh sáng văn hoá hè, phong trào thanh niên sinh viên tình nguyện, cơng tác xã hội, tổ chức đi thăm bảo tàng, di tích lịch sử, làm vệ sinh môi trường, giao lưu văn nghệ, thể thao với các trường, giao lưu quốc tế.. Qua phong trào này SV sẽ trưởng thành lên trong nhận thức, trong tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu và trong “Học tập vì ngày mai lập nghiệp”.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
- Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng để giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên.
- Ngoài giờ học trên lớp và tự học ở nhà, các em có nhu cầu tiếp xúc với mơi trường bên ngồi. Khi phối hợp với các lực lượng giáo dục sẽ tạo môi trường giáo dục lành mạnh, phát huy tối đa những ảnh hưởng tích cực, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực. Nhà trường phải phối hợp với những lực lượng: gia đình, xã hội...
- Gia đình học sinh cần chủ động liên hệ với các khoa, phịng cơng tác sinh viên, giảng viên chủ nhiệm để nắm được mục tiêu, nội dung giáo dục, học tập của SV. Thường xuyên liên hệ để nắm bắt các thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con em mình, có hướng điều chỉnh khi thấy biểu hiện lệch lạc.
- Cán bộ QLSV tham gia các buổi trao đổi thơng tin giữa gia đình sinh viên với nhà trường, theo yêu cầu của nhà trường để phối hợp giáo dục, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, khơng bao che thiếu sót của con em mình.
- Định kỳ tổ chức các cuộc gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với SV, với ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn để SV được bày tỏ nguyện vọng của mình, từ đó nắm bắt được tình hình diễn biến tư tưởng của SV và có biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp, kịp thời.
- Phối hợp với cơ quan chính quyền địa phương; UBND, cơng an, đó là những cơ quan nơi trường đóng nhằm điều hành các hoạt động xã hội, bảo vệ anh ninh chính trị, giữ gìn trật tự ở địa phương.
- Phối hợp với các đồn thể chính trị, xã hội trong cơng tác quản lý SV cá biệt, phòng chống các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, mại dâm, ma túy.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng khác như trung tâm y tế, trung tâm văn hóa thể dục, thể thao để tổ chức các hoạt động: văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho SV...
- Tổ chức các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, có tác động đến cơ chế tâm lý của đạo đức, tạo sự biến đổi bên trong để hình thành phẩm chất đạo đức cá nhân thông qua các đợt thi đua nhân các ngày lễ lớn: ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày quốc khánh Pháp....
- Kinh phí đầu tư cho các hoạt động trong nhà trường. Cần xây dựng bảng kinh phí hoạt động hàng năm cho các hoạt động CTSV. Xây dựng quỹ cho các hoạt động.