Biện pháp 7: Tăng cường cơng tác phối kết hợp giữa các phịng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên của trường đại học khoa học và công nghệ hà nội trong giai đoạn hiên nay (Trang 89 - 91)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường cơng tác phối kết hợp giữa các phịng,

hội sinh viên và các cơ quan, tổ chức khác trong quản lý sinh viên cũng như mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

3.2.7.1. Mục tiêu

Để làm tốt công tác giáo dục SV, nhất là giáo dục đạo đức thì điều kiện đầu tiên có tính quyết định là quản lý được sinh viên. Công tác QLSV luôn là một hoạt động quản lý rất phức tạp, đa dạng, địi hỏi phải có sự phối hợp của các lực lượng, tổ chức trong và ngồi nhà trường.

Cơng tác phối hợp giữa các phòng ban và các đơn vị liên quan phải đảm bảo sự thống nhất, thông suốt giữa các bộ phận, các phòng chức năng trong hoạt động quản lý sinh viên. Làm tốt công tác phối hợp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng cơng tác quản lý sinh viên và chất lượng đào tạo của nhà trường.

Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình sinh viên là hết sức cần thiết, để có mối liên hệ chặt chẽ đó địi hỏi cả ở hai bên. Vì vậy, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình là yêu cầu tất yếu và là trách nhiệm của cả hai phía gia đình và nhà trường.

Trong sự phối hợp này nhà trường đóng vai trị chủ đạo, hạt nhân.

3.2.7.2. Nội dung thực hiện

- Nội dung quản lý SV trong công tác phối hợp phải đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động, tuân thủ đúng theo những quy định của Bộ GD&ĐT và quy định nhà trường trong việc quản lý sinh viên. Tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, thực hiện phân cấp, phân quyền.

3.2.7.3. Cách thức thực hiện

- Trên cơ sở Quy chế công tác SV trong các trường đại học, Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của Bộ GD&ĐT. Phịng CTSV chủ trì soạn thảo nội dung kế hoạch, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:

 Xây dựng cơ sở dữ liệu về SV gồm địa chỉ, địa chỉ email, số điện thoại liên lạc của sinh viên và gia đình sinh viên, kết quả học tập và tình hình của sinh viên trong thời gian học tập tại trường. Dữ kiệu này cần phải được cập nhật thường xuyên tùy tình hình biến động của SV (SV mới vào trường và SV ra trường, SV chuyển trường).

 Nêu cụ thể những công tác cần thực hiện về QLSV theo học kỳ, năm học, khóa học trong nhà trường.

 Cần có sự liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận trong trường trong việc cung cấp dữ liệu, tình hình sinh viên.

 Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban trong quản lý sinh viên. Quy định rõ quyền hạn, chức năng của từng bộ phận.

 Tham gia, phối hợp với chính quyền địa phương, cơng an khu vực và các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên, đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.

Phối hợp với cha mẹ, chủ nhà trọ, ban quản lý ký túc xá nơi sinh viên cư trú về tình hình sinh hoạt, học tập ..của sinh viên.

Phịng cơng tác sinh viên: giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo, phối hợp, tham mưu, giúp lãnh đạo nhà trường trong quản lý sinh viên.

Phòng CTSV tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, giám sát việc lập kế hoạch, tổ chức phối hợp của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các đơn vị khác.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện

- Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường và sự ủng hộ của chủ nhiệm các khoa, trưởng các phịng, ban trong nhà trường phối hợp trong cơng tác quản lý sinh viên.

- Sự quan tâm phối hợp của chính quyền địa phương, công an, các tổ dân phố, chủ nhà trọ và các ban ngành đồn thể khác trong cơng tác QLSV.

- Phòng CTSV thường xuyên tổ chức phối hợp kiểm tra đột xuất về việc thực hiện các quy định của nhà trường trong việc quản lý, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện quy định trong học tập và rèn luyện của sinh viên, gần gũi nắm bắt kịp thời diễn biến bất thường về tình cảm, tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của sinh viên.

- Phối hợp với Hội sinh viên, các CLB, đội nhóm lập kế hoạch sinh hoạt định kỳ tạo tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên tham gia hoạt động.

- Sự quan tâm phối hợp của gia đình sinh viên trong các cơng tác QLSV. - Để công tác phối hợp thực sự hiệu quả thì u cầu rất cần thiết là có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn của Đảng uỷ và Ban giám hiệu nhà trường đối với Phịng cơng tác sinh viên, Đồn Thanh niên, Hội sinh viên. Phối kết hợp chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch tới tổ chức, thực hiện việc quản lý sinh viên của các phòng, ban, khoa và các đơn vị liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên của trường đại học khoa học và công nghệ hà nội trong giai đoạn hiên nay (Trang 89 - 91)