9. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công
sinh viên cho toàn thể cán bộ, giảng viên.
3.2.1.1. Mục tiêu
Biện pháp này nhằm làm cho các lực lượng tham gia vào hoạt động quản lý, giáo dục và đào tạo của nhà trường (Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý các phòng, trung tâm và đặc biệt là cán bộ giảng viên, nhận thức được tầm quan trọng của công tác sinh viên là yêu cầu cấp thiết, là tiền đề để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nhà trường.
Nhận thức là cơ sở của hoạt động. Nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Do vậy, cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác quản lý sinh viên trong bối cảnh hội nhập, tác động của cơ chế thị trường gắn với sự phát triển nhà trường để tất cả thành viên trong nhà trường hiểu sâu sắc ý nghĩa công tác quản lý sinh viên không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, phịng cơng tác sinh viên mà cịn là trách nhiệm của tất cả cán bộ, giảng viên.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng về tầm quan trọng của công tác quản lý SV trong quá trình đào tạo ở trường.
- Thường xuyên chỉ đạo sâu sát, kiểm tra kịp thời cũng như động viên
công tác quản lý SV thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Tổ chức sinh hoạt định kỳ để cán bộ giảng viên nắm bắt được tình hình kinh tế - xã hội; chính trị trong nước và quốc tế, đặc biệt báo cáo về tình hình giáo dục đào tạo để nắm bắt và nhận thức về sứ mạng, mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục.
- Tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, giảng viên quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm về công tác QLSV của nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, tham quan học tập, hội nghị chuyên đề, các hoạt động ngoài giờ lên lớp của cán bộ phịng CTSV về cơng tác quản lý sinh viên để mọi người thấy được tầm quan trọng của công tác này và cùng nhau cam kết thực hiện.
3.2.1.2. Cách thức thực hiện
- Phòng CTSV lên kế hoạch, tham mưu cho lãnh đạo nhà trường trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng về tầm quan trọng của công tác quản lý SV trong quá trình đào tạo ở trường. Thường xuyên chỉ đạo sâu sát, kiểm tra kịp thời việc thực hiện CTSV trong nhà trường qua việc quan sát, trao đổi với cán bộ giảng viên và sinh viên.
- Ban Giám hiệu có kế hoạch họp và trao đổi với bộ phận quản lý SV hàng tháng, hàng kỳ để xem xét những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác QLSV, lắng nghe tình hình sinh viên trong trường để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở những hành vi lệch lạc, tư tưởng sai trái của SV, khen thưởng những cá nhân sinh viên có thành tích tốt cũng như động viên công tác quản lý SV thực
hiện tốt hơn.
- Nhà trường tổ chức sinh hoạt định kỳ theo từng năm học, đầu năm học và cuối mỗi học kỳ. Tổ chức những buổi sinh hoạt chính trị để cán bộ giảng viên nắm bắt được tình hình kinh tế - xã hội; chính trị trong nước và quốc tế, đặc biệt báo cáo về tình hình giáo dục đào tạo để nắm bắt và nhận thức về sứ mạng, mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục nói chung cũng như kế hoạch đào tạo, kế hoạch phát triển của nhà trường.
- Phòng CTSV tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành các văn bản, kế hoạch về công tác sinh viên và thông báo rộng rãi đến từng bộ phận trong trường trong phạm vi có liên quan biết và thực hiện.
- Tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, giảng viên quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm về công tác QLSV của nhà trường theo yêu cầu của Ban giám hiệu nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.
- Tổ chức định kỳ các hoạt động giao lưu, tham quan học tập, hội nghị chuyên đề, các hoạt động ngoài giờ lên lớp của cán bộ phịng CTSV về cơng tác quản lý sinh viên để mọi người thấy được tầm quan trọng của công tác này và cùng nhau cam kết thực hiện.
- Phòng CTSV tăng cường trao đổi kinh nghiệm về tầm quan trọng công tác QLSV qua các bài viết, qua các trang tin của trường. Thường xuyên cập nhật và thông báo rộng rãi tình hình sinh viên, các thành tích, giải thưởng của sinh viên, các tấm gương sinh viên tiêu biểu... đó cũng là cơ hội để các nhà quản lý nắm bắt thông tin vừa là cơ hội cho các thành viên trong nhà trường đóng góp trí tuệ, tham gia vào công tác quản lý sinh viên, đồng thời khẳng định vị trí của cơng tác này trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường, tạo điều kiện cho việc thực hiện CTSV đạt kết quả tốt.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
- Cần sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường
- Phải tập hợp được trí tuệ của đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo các khoa, các phịng ban, bộ mơn; các chuyên gia có kinh nghiệm về công tác quản lý sinh viên.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ vụ, chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ đảm nhận nhiệm vụ này.
- Phải có kinh phí chi cho hoạt động cụ thể trong các chương trình thực hiện tun truyền nâng cao nhận thức cơng tác quản lý sinh viên.