Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên của trường đại học khoa học và công nghệ hà nội trong giai đoạn hiên nay (Trang 69 - 72)

9. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Mục đích của quản lý CTSV là nâng cao chất lượng của CTSV, để cho hoạt động của CTSV đạt được những mục tiêu đề ra. Tính hệ thống trong công tác quản lý SV là một yếu tố hết sức quan trọng. Đặc trưng cơ bản của hệ thống là tính chỉnh thể, tính mục đích, tính tương quan, tính thích ứng với mơi trường, cơng tác quản lý SV cũng nên tuân theo nguyên tắc này, xem xét mọi cơng việc trong tính chỉnh thể. Vì thế, trong công tác quản lý SV, nên nắm bắt tồn diện tình hình cơng tác của SV, mọi sự việc đơn lẻ phải được đặt trong hệ thống, tính hệ thống phải được phủ khắp và ảnh hưởng tới mọi phương diện của CTSV. Ví dụ, trong việc đánh giá SV phải tồn diện, khơng được sót một chỉ tiêu nào để ảnh hưởng đến tính cơng bằng của kết quả đánh giá, phải xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu, đối với một số chỉ tiêu ảnh hưởng không lớn tới đánh giá thì có thể bỏ đi một cách thích hợp cịn đối với những chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với đánh giá thì phải lưu ý khơng được bỏ sót. Ngun tắc đảm bảo tính hệ thống trong quản lý SV là nguyên tắc hết sức quan trọng, là cơ sở để tiến hành nhiều hoạt động song song trong công tác

quản lý SV.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi chính là khả năng áp dụng được trong thực tiễn. Hoạt động quản lý CTSV là một hoạt động đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy người làm công tác này luôn luôn phải chủ động, sáng tạo, trong công việc phải lập kế hoạch cụ thể, khoa học, các biện pháp tổ chức và thực hiện phải có khả năng thực hiện đảm bảo đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi, phải giải quyết được nhu cầu thực tiễn đặt ra.

Những biện pháp quản lý CTSV được đề xuất phải xuất phát từ điều kiện con người, cơ sở vật chất của nhà trường cũng như những đặc điểm kinh tế xã hội, địa hình của địa phương. Khơng thể đưa ra những biện pháp khơng thể thực hiện được vì khi đó nó sẽ là những biện pháp khơng tưởng.

Khi ban hành các nội quy, quy chế hay đề ra các kế hoạch phải chú ý tới việc tổng kết tình hình thực tiễn, đánh giá các tác động (cả mặt tích cực và tiêu cực) khi áp dụng các biện pháp hay nội quy, quy chế đó vào thực tiễn.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, thực tiễn

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là nguyên tắc cơ bản trong quản lý. Lênin từng nói “khơng thể nào quản lý nếu không am hiểu thành thạo công việc, khơng thể nào quản lý nếu khơng có tri thức đầy đủ về khoa học quản lý”.

Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khoa học khi ra các quyết định hoặc xử lư thông tin để xác định mục tiêu, bên cạnh đó người lãnh đạo, quản lý phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức thuộc các lĩnh vực có liên quan, biết vận dụng chúng vào thực tiễn công tác; việc quản lý phải đảm bảo tính khoa học đòi hỏi phải thường xuyên nghiên cứu, tiếp thu, khái quát kinh nghiệm giáo dục, kinh nghiệm quản lý và áp dụng chúng vào thực tiễn quản lý. Phải kết hợp chặt chẽ giữa lư luận với tình hình và kinh nghiệm thực tế, cụ thể hóa đường lối thành bước đi, mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách, kế hoạch phát triển trước mắt và lâu dài của tổ chức cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện.

Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý CTSV phải xuất phát từ thực tế CTSV hiện tại, lựa chọn những nhân tố thúc đẩy phát triển đặc biệt phải lựa chọn những biện pháp cơ bản nhất khiến cho kết quả trực tiếp ứng dụng vào thực tiễn CTSV. Trong việc lựa chọn các biện pháp thì ngồi việc căn cứ vào thực tiễn cần phải dựa trên tính khoa học mới đảm bảo được độ tin cậy, chính xác và qua đó khi vận dụng vào thực tiễn mới đem lại hiệu quả cao.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và đồng bộ

Chất lượng giáo dục, đào tạo phụ thuộc nhiều vào hiệu quả quản lý. Hiệu quả quản lý giáo dục được tính trên cơ sở thực hiện các mục tiêu với những chi phí nhất định về các nguồn lực cho phép (nhân lực, vật lực, tài lực) sao cho kết quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất. Giáo dục là loại hình hoạt động đặc biệt, kết quả của nó là do cả một q trình lao động (dạy học, giáo dục) liên tục, cụ thể và thiết thực tạo nên, điều đó đặt ra yêu cầu quản lý phải cụ thể thiết thực. Cụ thể, thiết thực ở đây được đem đối lập với cái chung, cái trừu tượng. Trong quản lý phải nắm chính xác thơng tin, diễn biến tình hình giáo dục, coi trọng điều tra, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và hiện thực khoa học, nhanh chóng đề ra biện pháp đúng đắn, cụ thể, thiết thực và kịp thời.

Trong công tác quản lý SV cần hiểu biết đầy đủ, tường tận tình hình thực tế cơng việc, biết xác định những vấn đề cơ bản, then chốt trong từng thời gian để tập trung giải quyết. Phải biết quan tâm cụ thể đến SV, tạo điều kiện cho SV phát huy khả năng cao nhất trong việc học tập và rèn luyện, tham gia công tác xã hội. Khi triển khai nhiệm vụ phải rõ ràng nội dung, yêu cầu, thời gian, địa điểm tiến hành, thời điểm hồn thành và phân cơng cụ thể đến từng người hoặc nhóm người.

Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý khi đưa ra quyết định cần tính đến hiệu quả của chúng và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung lên trước và lên trên lợi ích cá nhân, từ đó lập kế hoạch, ra các quyết định tối ưu nhằm tạo ra được hiệu quả cơng việc có lợi nhất cho nhu cầu phát triển của đơn vị, của tổ chức.

Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, căn cứ vào kế hoạch, các văn bản hướng dẫn của ngành giáo dục đào tạo nói chung và của trường Đại học Khoa học và Cơng nghệ nói riêng.

Ngồi ra, các biện pháp đề xuất khi triển khai thực hiện phải có mối

quan hệ gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau. Mỗi biện pháp triển khai thực hiện không những không loại trừ nhau, mà ngược lại đều có ảnh hưởng tốt lẫn nhau, tăng tính hiệu quả cho nhau, đồng thời khi thực hiện các biện pháp thì khơng thể khơng có biện pháp đang được thực hiện. Tính đồng bộ của các biện pháp sẽ tăng hiệu quả của từng biện pháp và đảm bảo sự thành công của việc quản lý công tác sinh viên của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

3.2.Các biện pháp quản lý công tác sinh viên tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên của trường đại học khoa học và công nghệ hà nội trong giai đoạn hiên nay (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)