Thực trạng công tác sinh viên của trường Đại học Khoa học và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên của trường đại học khoa học và công nghệ hà nội trong giai đoạn hiên nay (Trang 42)

9. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng công tác sinh viên của trường Đại học Khoa học và

thể hiện qua số SV tăng lên theo từng năm học. Số liệu về quy mô đào tạo của trường được thể hiện trong bảng thống kê dưới đây.

Bảng 2.2: Số lượng SV trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Stt Năm học Số lượng SV hệ cử nhân Số lượng SV hệ thạc sỹ 1 2010-2011 17 22 2 2011-2012 102 83 3 2012-2013 190 147 4 2013-2014 270 186

(Nguồn: Số liệu thống kê năm 2014)

2.2. Thực trạng công tác sinh viên của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội Công nghệ Hà Nội

Tìm hiểu vấn đề này, tác giả đã sử dụng phiếu điều tra số 1, phụ lục 1 đối với 380 SV và 60 cán bộ, giảng viên về việc thực hiện các nội dung của công tác sinh viên tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Kết quả tổng hợp ở các bảng dưới đây.

2.2.1. Thực trạng cơng tác tổ chức hành chính Bảng 2.3: Thực trạng cơng tác tổ chức hành chính Bảng 2.3: Thực trạng cơng tác tổ chức hành chính STT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Tổ chức tiếp nhận SV vào học theo quy

định của Bộ GD&ĐT và nhà trường. Sắp xếp bố trí SV vào các lớp; chỉ định Ban cán sự 255 58.0 138 31.4 47 10.7 0 0.0

STT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) lớp lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khóa học. Làm thẻ cho SV. 2 Tổ chức tiếp nhận SV vào ở nội trú. 11 2.5 59 13.4 174 39.5 196 44.5 3 Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của SV. 59 13.4 114 25.9 197 44.8 70 15.9 4 Tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho SV 108 24.5 194 44.1 135 30.7 3 0.7 5

Giải quyết các công việc hành chính khác có liên quan cho SV

122 27.7 213 48.4 63 14.3 42 9.5

Qua bảng khảo sát, ta thấy kết quả thực hiện công tác tổ chức hành chính của CTSV của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ được phản ánh như sau:

- Tổ chức tiếp nhận SV vào học theo quy định của Bộ GD&ĐT và nhà trường; sắp xếp bố trí SV vào các lớp; chỉ định Ban cán sự lớp lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khóa học. Làm thẻ cho SVnhà trường được đánh giá tốt, chiếm 255 phiếu (tỉ lệ là 58%; khá là 138 phiếu (tỉ lệ 31,4%); 47 phiếu cho việc tổ chức mức trung bình (tỉ lệ 10,7%), khơng có phiếu nào cho việc đánh giá yếu. Kết quả này cho thấy trong những năm qua nhà trường đã thực hiện khá tốt công tác tổ chức tiếp nhận SV vào học tập tại trường. Công tác sắp xếp bố trí SV vào các lớp và chỉ định ban cán sự lớp lâm thời trong thời gian đầu khoa học cũng đạt đươc hiệu quả khá tốt trong công tác tổ chức lớp học, làm cầu nối giữa nhà trường, giáo viên và SV. Công tác

cấp thẻ cho SV cũng được thực hiện tương đối tốt. Sau khi SV nhập học, nhà trường tiến hành thu thập dữ liệu và làm thẻ SV cho các lớp. Việc cấp thẻ SV kịp thời giúp SV được hưởng ưu đãi trong các dịch vụ dành cho SV như vé xe buyt, sim SV, thuê nhà trọ, dịch vụ internet, viễn thông…

- Công tác tổ chức tiếp nhận SV vào ở nội trú được đánh giá không cao với 11 phiếu đánh giá mức tốt, chỉ chiếm 2,5%, 59 phiếu đánh giá thực hiện mức khá (chiếm 13,4%) còn lại 174 phiếu đánh giá mức độ thực hiện mức trung bình (chiếm 39,5%) và 196 phiếu đánh giá mức độ thực hiện yếu (chiếm 44,5%). Kết quả này là do Trường Đại học Khoa học và Cơng nghệ Hà Nội chưa có ký túc xá riêng của trường dành cho SV. Hiện tại, nhà trường đang hợp đồng thuê một số căn hộ tại làng SV Hacinco tại Thanh Xuân, Hà Nội cho SV Việt Nam và quốc tế của trường. Nhà trường phối hợp với Ban quản lý làng SV trong việc làm thủ tục ở, thủ tục ra ký túc xá, các công tác QLSV, công tác an ninh, trật tự cho SV nội trú… tuy nhiên, địa điểm khá xa so với trường (cách 7km) nên đó là trở ngại khơng nhỏ đối với SV đang sống tại đây. Nếu trường Đại học Khoa học và Cơng nghệ Hà Nội có ký túc xá riêng của trường sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho việc QLSV nội trú. Việc đi lại của SV cũng dễ dàng hơn.

- Công tác thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của SV được đánh giá mức trung bình khá với 59 phiếu cho mức độ thực hiện tốt chiếm 13,4%, 114 phiếu cho mức độ thực hiện khá, chiếm 25,9%, mức độ thực hiện mức trung bình có 197 phiếu chiếm 44,8% và 15,9% tương đương 70 phiếu cho việc thực hiện mức yếu. Điều này là do nhà trường chưa có phần mềm quản lý hiệu quả. Các công tác thống kê, tổng hợp dữ liệu của trường hiện đang được thực hiện bằng phương pháp thống kê thông thường. Việc này thường gây khó khăn trong việc nhập và xuất dữ liệu SV. Việc thực hiện báo cáo thường mất nhiều thời gian và độ chính xác khơng đạt mức tuyệt đối. Nếu nhà trường có phần mềm quản lý hiệu quả, đồng bộ các lĩnh vực quản lý trong trường thì

việc quản lý nói chung hay cơng tác thống kê, tổng hợp dữ liệu và quản lý hồ sơ SV sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

- Công tác tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho SV được đánh giá mức khá, số phiếu đánh giá tốt cho nội dung phát bằng tốt nghiệp là 108 phiếu tỉ lệ là 24,5%, khá là 194 phiếu tỉ lệ 44,1%, trung bình là 135 phiếu tỉ lệ là 30,7%, yếu là 3 phiếu tỉ lệ 0,7%. Công tác này được phòng CTSV và các phòng ban trong trường kết hợp thực hiện khá tốt.

- Công tác giải quyết các thủ tục hành chính cho SV được đánh giá tốt với số phiếu 122 chiếm tỉ lệ 27,7%; khá 213 chiếm tỉ lệ 48,4%; trung bình là 63 tỉ lệ 14,3%; yếu là 42 tỉ lệ 9,5%; công tác giải quyết các thủ tục hành chính cho SV tại trường đã dần đi vào ổn định với các thủ tục như xác nhận SV, xác nhận thủ tục vay vốn, giấy giới thiệu thực tập và các giấy tờ liên quan khác. Tuy nhiên, một số thủ tục như giải quyết các chế độ chính sách dành cho đối tượng hưởng ưu đãi giáo dục, các thủ tục thực tập tại nước ngoài cho SV, giải quyết và trả lời những thắc mắc của SV trong vấn đề học tập tại trường là những vấn đề cịn gặp nhiều khó khăn. Một phần do nguyên nhân thiếu cán bộ làm CTSV, chưa có phần mềm QLSV, sự phân công công việc của cán bộ phòng CTSV chưa rõ ràng, một cán bộ phụ trách nhiều mảng công việc nên giải quyết các thủ tục chưa kịp thời.

Nhìn chung cơng tác tổ chức hành chính của CTSV có nhiều ưu điểm tuy trường mới chỉ thành lập được 4 năm. Tuy nhiên, những hạn chế về công tác tổ chức hành chính của CTSV cần phải được chú ý và cải thiện. Nhà trường cần có ký túc xá cho SV, phần mềm QLSV nói riêng và phần mềm quản lý các cơng tác của trường nói riêng cần phải được thiết lập cho phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của trường, cần có thêm cán bộ chuyên trách các mảng nói riêng của phịng CTSV.

2.2.2. Thực trạng cơng tác tổ chức quản lý hoạt động học tập và rèn luyện.

Học tập và rèn luyện là hai mặt quan trọng không thể thiếu của SV các trường Đại học và Cao đẳng. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước,

đáp ứng với yêu cầu thực tiễn thì việc nêu cao ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tri thức khoa học và phẩm chất đạo đức, lối sống là những yêu cầu hết sức cần thiết đối với SV.

Bảng 2.4: Thực trạng công tác tổ chức quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của SV STT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1

Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của SV; phân loại, xếp loại SV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân SV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với SV vi phạm quy chế, nội quy

257 58.4 149 33.9 34 7.7 0 0.0

2

Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân-SV” vào đầu khoá, đầu năm và cuối khóa học.

298 67.7 126 28.6 16 3.6 0 0.0

3

Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi SV giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ

48 10.9 127 28.9 157 35.7 11

STT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) và các hoạt động khuyến khích học tập khác. 4

Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho SV; tổ chức cho SV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với SV.

54 12.3 149 33.9 186 42.3 51 11.6

5

Theo dõi công tác phát triển Đảng trong SV; tạo điều kiện thuận lợi cho SV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong trường; phối hợp với Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV và các tổ chức chính trị – xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của SV, tạo điều kiện cho SV có mơi trường rèn luyện, phấn đấu. 78 17.7 137 31.1 195 44.3 30 6.8 6 Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho SV. 118 26.8 177 40.2 99 22.5 46 10.5

Kết quả ở bảng trên cho thấy các nội dung được đánh giá như sau: - Công tác theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của SV; phân loại, xếp loại SV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân SV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với SV vi phạm quy chế, nội quy được đánh giá khá cao với số phiếu đánh giá tốt 257 phiếu chiếm tỉ lệ 58,4%; khá 149 phiếu tỉ lệ 33,9%; trung bình là 34 phiếu tỉ lệ 7,7% và yếu khơng có phiếu nào cho việc thực hiện mức yếu. Trong những năm qua, Ban giám hiệu nhà trường đã xác định rõ chất lượng của SV là yếu tố để khẳng định nên thương hiệu của nhà trường, vì vậy, trong cơng tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của SV đã được trường quy định rất chặt chẽ. Trước hết, đối với học tập, đây là khâu quan trọng và có tính bắt buộc đối với tất cả SV nên những nội dung này được SV và cán bộ giảng viên đánh giá cao. Việc đánh giá ý thức học tập của SV được thực hiện theo từng mơn học do chính giảng viên mơn học đó đánh giá. 10% tổng điểm môn học dành cho ý thức học tập, sự chuyên cần của SV. Cuối mỗi năm học, SV có thành tích học tập xuất sắc sẽ được xét học bổng học tập tương ứng với mức 25%, 50% hay 100% mức học phí của trường. SV có đóng góp trong các hoạt động của trường như câu lạc bộ “tutorial club” hay các câu lạc bộ trong Hội SV trường hoặc các đống góp khác sẽ được giấy khen của Hiệu trưởng trường và được khen thưởng toàn trường cho những thành tích và đóng góp trong năm học. Mặt khác, đối với những SV vi phạm kỷ luật, vi phạm quy chế của trường cũng chịu những hình thức kỷ luật tương ứng từ khiển trách, nhắc nhở đến đình chỉ học tập. Tuy nhiên, trong những năm học vừa qua, nhà trường chưa có SV vi phạm quy chế ở mức đình chỉ học tập.

- Công tác tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân-SV” vào đầu khố, đầu năm và cuối khóa học được đánh giá khá tốt với 298 phiếu đánh giá mức độ thực hiện mức tốt chiếm 67,7%, 126 phiếu đánh giá mức độ thực hiện khá chiếm 28,6%, 16 phiếu cho mức độ thực hiện mức trung bình chiếm 3,6% và

khơng có phiếu nào cho tổ chức thực hiện ở mức yếu. Từ năm học 2013-2014, phòng CTSV phối hợp với phòng đào tạo đại học triển khai “Tuần sinh hoạt công dân” – “Orientation week” dành cho SV hệ cử nhân. SV đánh giá rất cao công tác tổ chức này. Qua đó, các em hiểu rõ hơn về trường mình theo học, hiểu rõ hơn về nghành nghề mình đã chọn, hiểu rõ hơn về vị trí và tầm quan trọng của các ngành nghề của trường và rất nhiều nội dung khác. “Orientation Week” của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội” khá khác biệt so với “tuần sinh hoạt công dân” của các trường đại học khác và đã mang lại niềm vui, sự tự tin cho SV khi bước vào một môi trường mới, một dấu mốc quyết định tương lại của các em sau này. Tuy nhiên, cơng tác tổ chức “Orientation Week” cịn nhiều điểm cần chú ý hơn. Nội dung từng bài giảng nên được tóm tắt và phát cho các em SV sau mỗi buổi. Nội dung cần được làm mới và thay đổi theo từng năm học. Cần phổ biến đến toàn thể SV và cán bộ trong trường cũng như các cán bộ của phòng CTSV về tầm quan trọng của “Orientation week”.

- Công tác tổ chức cho SV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi SV giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác được đánh giá mức trung bình cụ thể đánh giá việc thực hiện ở mức tốt có 48 phiếu tỉ lệ 10,9%; mức khá 127 phiếu tỉ lệ 28,9%, trung bình 157 phiếu tỉ lệ 35,7%, 117 phiếu đánh giá mức thực hiện yếu chiếm 26,6%. Kết quả này cho thấy nhà trương chưa có sự quan tâm sâu sắc trong công tác tổ chức cho SV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi SV giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác.

- Công tác tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho SV; tổ chức cho SV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với SV được đánh giá mức khá với 54 phiếu cho mức độ thực hiện tốt, chiếm 12,3%, 186 phiếu cho mức độ thực hiện khá chiếm

42,3%, đánh giá thực hiện mức trung bình chiếm 33,9% với 149 phiếu và 11,6% cho việc thực hiện ở mức yếu với 51 phiếu. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội khá trú trọng đến tổ chức các hoạt động cho SV ngoài giờ lên lớp. Việc tổ chức và hỗ trợ kinh phí cho các câu lạc bộ trong trường được thực hiện đều đặn hàng năm. Năm học 2013-2014, nhà trường có 08 câu lạc bộ (CLB) hoạt động như CLB Bóng đá, CLB Bóng bàn, CLB Bóng rổ, CLB Khiêu vũ, CLB Văn hóa, CLB Tình nguyện, CLB Âm nhạc, CLB Hùng biện. Ngồi ra, dàn đồng ca của trường cũng hoạt động rất mạnh và biểu diễn trong các sự kiện như Lễ Khai giảng của trường hay buổi lễ mừng quốc khánh Pháp tại Đại sứ quán Pháp. SV của trường cũng tham dự các cuộc thi khác dành cho SV các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội như cuộc thi nhẩy do Yan TV tổ chức, các chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh hay chiến dịch tiếp sức mùa thi do Hội SV và Trung ương đoàn phối hợp tổ chức. Các hoạt động đều được SV trong trường hưởng ứng nhiệt tình và tham gia rất sơi nổi và tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên của trường đại học khoa học và công nghệ hà nội trong giai đoạn hiên nay (Trang 42)