Nội dung quản lýhoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định002 (Trang 32 - 37)

trung học phổ thông

Quản lý chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng. Quản lý chun mơn trong nhà trường là quản lý toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục của thầy, việc học tập và rèn luyện của học sinh theo nội dung giáo dục toàn diện đồng thời phát huy năng lực người học nhằm thực hiện mục tiêu và đường lối giáo dục của Đảng. Nội dung quản lý hoạt động chuyên môn là nội dung, cách thức, cách giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý về lĩnh vực riêng, kiến thức riêng mà chủ thể quản lý chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn gồm các nội dung:

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn và kế hoạch giảng dạy của tổ bộ mơn theo định hướng của phịng trung học; từng bước tích hợp kiến thức có liên quan với nhau để xây dựng các chuyên đề của tổ, hướng tới việc phối hợp với các tổ chuyên môn khác tổ chức dạy học theo chủ đề liên môn.

- Quản lý kế hoạch chuyên môn

Kế hoạch chuyên môn của tổ vẫn phải được xây dựng căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên; Vào kế hoạch năm học và điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường và của gia đình học sinh; Vào năng lực đầu vào của học sinh; Vào điều kiện nhân lực của tổ để dự thảo kế hoạch phù hợp. Khi dự thảo kế hoạch chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn phải phân tích thực trạng của nhà trường, của tổ chuyên môn, của học sinh về tất cả các mặt liên quan để cân đối tất cả các nội dung cần thực hiện trong năm học nhằm tránh tình trạng kế hoạch chun mơn q sơ sài hoặc quá nặng nề. Do đó, hiệu trưởng phải tập huấn kỹ năng lập kế hoạch chuyên môn cho tổ trưởng, hướng dẫn tổ trưởng cách xác định các chỉ tiêu về dạy học phù hợp, xác định được các nội dung hoạt động cần thực hiện trong năm học như: công tác giáo dục đạo đức, chính trị; cơng tác đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo năng lực người học; Nâng cao chất lượng giảng dạy và sinh hoạt tổ nhóm chun mơn: tổ chức hội thảo, chuyên đề, thao giảng, bồi dưỡng giáo viên, tham gia trường học trực tuyến, sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học, sáng kiến kinh nghiệm; Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu; Công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Yêu cầu tổ chuyên môn tổ chức thực hiện các nội dung của kế hoạch chuyên môn đề ra và tiến hành kiểm tra, nhắc nhở tổ chuyên môn, chỉ đạo điều chỉnh việc thực hiện khi cần.

- Quản lý kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn:

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy của tổ dựa trên chỉ đạo của cấp trên, xác định các nội dung có liên quan nhau xây dựng thành các chuyên đề dạy học thay cho hình thức chương bài, lựa chọn

một số nội dung có cùng chủ đề với bộ môn khác để phối hợp dạy theo chủ đề. Kế hoạch giảng dạy phải có tiến độ thực hiện theo thời gian cụ thể. Hiệu trưởng phân cơng phó hiệu trưởng chun mơn cùng bộ phận giáo vụ kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình để kịp thời chấn chỉnh các trường hợp dạy chậm tiến độ hoặc cắt xén chương trình.

Để thực hiện tốt công tác quản lý kế hoạch chuyên môn và kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn, hiệu trưởng nhất thiết phải tạo điều kiện, động viên, khuyến khích đội ngũ thực hiện nhiệm vụ.

* Quản lý hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là tập hợp những hành động của hai chủ thể: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó, giáo viên giữ vai trị chủ đạo để tổ chức, hướng dẫn và điều khiển, còn học sinh giữ vai trò chủ động lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo và những thái độ hành vi tốt đẹp. Bản chất của quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của dạy và học, nó được thực hiện trong và bằng sự tương tác có tính cộng đồng hợp tác giữa dạy và học, tuân theo quy luật khách quan của nội dung dạy học.

Hiện nay, tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến hoạt động dạy học được diễn ra với hoạt động học của học sinh là chủ đạo. Ở đó, người giáo viên đóng vai trị như một huấn luyện viên, phát hiện điểm mạnh điểm yếu của từng học sinh; thiết kế hoạt động học tập cho học sinh, hướng học sinh tự nghiên cứu và chiếm lĩnh tri thức – Đây cũng chính là định hướng của Ngành trong thời gian tới. Để đáp ứng được yêu cầu thay đổi từ hình thức đến nội dung của hoạt động dạy học trong tương lai, người hiệu trưởng phải có cách nhìn khác về hoạt động dạy học để có được chiến lược và kế hoạch thay đổi nhận thức về giảng dạy trong đội ngũ, trang bị các kỹ năng nghiệp vụ cho giáo viên, điều chỉnh nội dung giảng dạy… để thầy trị thích ứng với yêu cầu thay đổi như Nghị quyết 29 đã đề ra.

* Quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện đúng, đủ quy định về chế độ sinh hoạt chuyên môn định kỳ của tổ chuyên môn. Chỉ đạo tổ chuyên môn

phải xây dựng hệ thống nội dung sinh hoạt chuyên môn xuyên suốt năm học; Xác định nội dung cụ thể trong từng buổi sinh hoạt chun mơn, có nội dung sinh hoạt, có mục đích cần đạt, có bài học kinh nghiệm đúc kết. Tất cả nội dung, diễn biến buổi sinh hoạt chuyên môn phải được ghi vào biên bản.

Hiệu trưởng tăng cường kiểm tra chế độ sinh hoạt định kỳ, chất lượng các kỳ sinh hoạt chun mơn của tổ nhóm và tập trung vào các nội dung đổi mới (Sinh hoạt chuyên môn về phát triển chương trình giáo dục; sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học; sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học; sinh hoạt chuyên môn kiểm tra đánh giá năng lực học sinh).

* Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ chuyên môn và giáo viên

Ban giám hiệu triển khai quy định cụ thể về hồ sơ cá nhân bao gồm: giáo án lên lớp, kế hoạch giảng dạy cá nhân; Quản lý việc đảm bảo ngày giờ công, thực hiện quy định ghi sổ đầu bài. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá cho điểm học sinh của giáo viên và xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh của giáo viên chủ nhiệm; Tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất hồ sơ chuyên môn của tổ chuyên môn và giáo viên; Tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh, báo cáo kết quả kiểm tra đánh giá qua sổ điểm điện tử của giáo viên. Từ kết quả kiểm tra, hiệu trưởng thực hiện rút kinh nghiệm, chỉ đạo khắc phục sai sót và điều chỉnh cơng tác quản lý chun môn.

* Quản lý công tác tự bồi dưỡng, tự học nâng cao trình độ của tổ chuyên môn

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; Bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng đổi mới phương pháp dạy – học. Tổ chức cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên quán triệt yêu cầu về các chuyên đề: Nghị quyết 29; Nghị quyết 44/NQ-CP; Văn bản 5555/BGD&ĐT-GDTrH về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực; cơng nghệ thơng tin vào dạy – học; bồi dưỡng nội dung các chuyên đề về kiểm tra đánh giá; phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chuẩn nghề nghiệp.

nâng cao trình độ. Phối hợp với Đảng bộ địa phương tổ chức bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ, nhất là lực lượng cán bộ quy hoạch và tổ trưởng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ.

Hiệu trưởng tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng các chuyên đề của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và học tập chính trị của đội ngũ.

* Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trong tổ chuyên mơn

Hiệu trưởng phân cơng phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất quản lý thiết bị dạy học, xây dựng các quy định và quy chế sử dụng nhằm khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại và các phần mềm hỗ trợ vào hoạt động dạy học và tổ chức hoạt động học cho học sinh. Tạo điều kiện tốt nhất cho công tác dạy học và giáo dục học sinh; Tăng cường việc tương tác giáo viên-giáo viên, giáo viên-học sinh trên trang trường học kết nối thông qua trao đổi chuyên môn giữa giáo viên với nhau, giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, đánh giá sản phẩm của học sinh …

* Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học của tổ chuyên môn

Kiểm tra đánh giá là một trong 04 chức năng không thể thiếu của quản lý, kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện ra các mối liên hệ ngược, phản ánh hiệu quả của 03 chức quản lý cịn lại đã được triển khai có khả năng thực thi hay không hoặc thực thi ở mức độ nào? Đồng thời cũng phát hiện ra nguyên nhân của việc thực hiện tốt hay thực hiện chưa tốt để hiệu trưởng tìm ra được biện pháp phát huy những điểm tốt đã làm được hoặc khắc phục kịp thời những mặt cịn tồn tại khơng phù hợp.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh trong năm học căn cứ vào kế hoạch năm học; thực hiện nghiên cứu ma trận đề để xác định mục tiêu cần đạt đối với từng đối tượng học sinh trong mỗi bài kiểm tra; trong nội dung kiểm tra có nâng tỷ lệ câu hỏi vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống ; Tăng dần kiểm

tra đánh giá học sinh theo hướng đánh giá năng lực người học và theo hướng đánh giá quá trình hoạt động nhận thức kết hợp đánh giá kết quả của học sinh.

* Quản lý các phong trào thi đua, khen thưởng trong tổ chuyên môn

Hiệu trưởng tổ chức phát động và đăng ký thi đua đầu năm học đúng quy định Luật thi đua khen thưởng 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 và Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 2014; xây dựng tiêu chuẩn thi đua của đơn vị theo hướng tạo động lực cho đội ngũ; Động viên, lơi cuốn, khuyến khích phong trào thi đua trong toàn trường. Thực hiện tốt, thiết thực phong trào thi đua thường xuyên và các đợt thi đua sâu rộng trong nhà trường và đem lại hiệu quả trong lao động; Tổ chức đánh giá kết quả thi đua chính xác để có cơ sở đề xuất các danh hiệu thi đua khen thưởng cấp cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định002 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)