Biện pháp 3: Quản lý sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định002 (Trang 90 - 96)

16 Hiệu trưởng và Hội đồng khoa học chấm sáng kiến kinh nghiệm

3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới dạy học

hướng đổi mới dạy học

3.2.3.1. Mục đích biện pháp

Mục đích biện pháp là bước đầu trang bị hành trang cho đội ngũ thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới giáo dục trong thời gian tới; Trang bị đầy đủ cho giáo viên về kiến thức, trình độ chun mơn, năng lực sư phạm đáp ứng được yêu cầu phát hiện thế mạnh, năng lực, năng khiếu cá nhân học sinh nhằm tổ chức hoạt động cho học sinh trong việc học tập, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh chủ động hoạt động chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng để phát huy cao nhất năng lực cá nhân từng học sinh.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp a) Nội dung biện pháp:

a1. Bồi dưỡng các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực; tổ chun mơn tiến hành thảo luận để lựa chọn phương pháp dạy học tích cực phù hợp

với nội dung từng bài học hay từng chủ đề, mỗi tổ chuyên môn tổ chức dạy thí điểm ít nhất một tiết áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, rút kinh nghiệm;

a2. Bồi dưỡng chuyên môn về khai thác các trang thiết bị hiện đại kết hợp công nghệ thông tin làm phương tiện hỗ trợ tích cực trong tương tác lẫn nhau trong tổ chức hoạt động cho học sinh;

a3. Hiệu trưởng tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh của tổ chuyên môn và giáo viên

b) Cách tiến hành biện pháp

b1. Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng cho tất cả giáo viên các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực như:

- Kỹ thuật động não ; Kỹ thuật suy nghĩ – Từng cặp – Chia sẻ ; Kỹ thuật khăn trải bàn ; Kỹ thuật mảnh ghép ; Kỹ thuật “KWL” ; kỹ thuật cơng đoạn ; kỹ thuật “trình bày một phút”; kỹ thuật “hỏi và trả lời”; kỹ thuật “sơ đồ tư duy”; kỹ thuật “hoàn tất một nhiệm vụ”; kỹ thuật “viết tích cực”; kỹ thuật “Đọc hợp tác”.

- Các phương pháp dạy học tích cực như: “dạy học theo trạm”; “dạy học dựa trên vấn đề”; “dạy học theo dự án”; “dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột”.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành thảo luận để lựa chọn phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung từng bài học hay từng chủ đề, tổ chức dạy thí điểm từng phương pháp cho tất cả tổ trưởng chuyên môn cùng dự giờ, tiến hành tổ chức cho hội đồng chuyên môn thảo luận, phân tích ưu khuyết điểm của từng phương pháp. Các tổ chuyên môn tiến hành thảo luận để lựa chọn phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung từng bài học hay từng chủ đề. Sau đó, tổ chun mơn tổ chức dạy thí điểm cho tất cả giáo viên trong tổ cùng dự, cùng phân tích, thảo luận. Hiệu trưởng chỉ đạo trong q trình thảo luận phải phân tích các nội dung về phương pháp, người tổ chức hoạt động và người dự giờ như:

+ Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.

♦ Có tạo điều kiện cho Học sinh phối hợp với nhau trong hoạt động nhóm khơng? Sự phân chia nhóm Học sinh làm việc với nhau có thật sự phát huy hiệu quả của làm việc nhóm chưa hay mỗi học sinh tự hoạt động riêng lẽ, thụ động …

♦ Kết quả học sinh đạt được về kiến thức, kỹ năng ở mức nào, đã đạt được mục tiêu bài học đề ra chưa. Kiến thức học sinh đạt được căn cứ trên kiến thức nền có đúng dự kiến mà giáo viên đề ra không? Kiến thức mới đạt được có thể vận dụng vào trong cuộc sống như thế nào?

+ Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

♦ Các mục tiêu đề ra ban đầu đã phù hợp với thực tiễn năng lực học sinh không?

♦ Cách thức tổ chức hoạt động cho học sinh của giáo viên có phù hợp nội dung bài học hay khơng? Có phát huy được hết tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh chưa?

+ Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích Học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Ngồi ra, tổ chun mơn phải lưu ý đến hoạt động và nhất là thái độ của Học sinh diễn ra trong giờ học như

+ Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

+ Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả Học sinh trong lớp.

phương pháp dạy học tích cực trong từng học kỳ đối với từng tổ chuyên môn. tổ chun mơn tổ chức thực hiện sau đó tiến hành phân tích những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện; những ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Hiệu trưởng phân cơng phó hiệu trưởng quản lý việc tổ chức thực hiện yêu cầu của tổ chun mơn. Trong đó phải lưu ý việc tổ chức thực hiện của tổ chun mơn có thật sự nghiêm túc khơng, có đảm bảo đúng kế hoạch khơng và việc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ, đánh giá tính hiệu quả mang lại khi áp dụng đồng thời phải tìm ra những rào cản trong quá trình thực hiện đổi mới.

b2. Hiệu trưởng cân đối ngân sách, đầu tư trang thiết bị hiện đại và các phần mềm hỗ trợ công tác chuẩn bị tiết học; chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện chuyên môn về khai thác các trang thiết bị hiện đại kết hợp công nghệ thông tin làm phương tiện hỗ trợ tích cực trong tương tác lẫn nhau trong tổ chức hoạt động cho học sinh.

- Hiệu trưởng phân công tổ thiết bị tham mưu việc mua sắm thiết bị, hóa cụ, hóa chất … ; quản lý việc khai thác hiệu quả thiết bị, phịng thực hành thí nghiệm, các phòng tin học trong việc tiến hành hoạt động dạy học. Đặc biệt ưu tiên trang bị bảng tương tác cho các phịng nghe nhìn, khai thác tốt nhằm phục vụ cho công tác tổ chức hoạt động học tập của học sinh.

- Xây dựng các nội quy, quy định, quy chế quản lý và sử dụng các phòng thực hành – thí nghiệm, phịng tin học, phịng nghe nhìn. Phân cơng giáo viên trực, quản lý phòng thiết bị, quản lý việc khai thác thiết bị.

- Hiệu trưởng tiến hành mua, trang bị các phần mềm giáo dục có bản quyền, tập huấn thủ thư khai thác phần mềm quản lý sách; tập huấn giáo viên sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, nhất là các phần mềm ứng dụng của bảng tương tác.

b3. Hiệu trưởng tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kiểm tra đánh giá Học sinh của tổ chuyên môn và giáo viên

- Hiệu trưởng tổ chức tập huấn nghiệp vụ xác định 4 mức độ kiến thức, kỹ năng của từng mơn học; kỹ năng phân tích ma trận đề cho giáo viên. mỗi tổ chuyên môn tiến hành tổ chức thảo luận xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ nhóm chun mơn cũng như giáo viên căn cứ trên chương trình bộ mơn đã phát triển, căn cứ trên trình độ và khả năng nhận thức của học sinh tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ của từng cá nhân người học; Chất lượng của đề kiểm tra được thể hiện qua việc đề kiểm tra có đánh giá một cách khách quan và khoa học về các mức độ nhận thức kiến thức và kỹ năng của người học, phải đảm bảo được chất lượng môn học (thể hiện qua tỷ lệ % về học lực). Kết quả đánh giá trong lớp của giáo viên và kết quả kiểm tra chung do nhà trường tổ chức phải có kết quả tiệm cận nhau thì mới thể hiện được tính khách quan trong kiểm tra đánh giá; Để có được một đề kiểm tra có chất lượng thì việc nghiên cứu ma trận đề để xác định mục tiêu cần đạt, tỷ lệ % về điểm số của từng mức độ nhận thức phải tương ứng với thực trạng học sinh trong mỗi bài kiểm tra. Kiểm tra đánh giá phải theo hướng kích thích, tạo động lực học tập cho học sinh

- Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên tiến hành kiểm tra đúng tiến độ chương trình và thống nhất tổ nhóm chun mơn về kiến thức và đủ số đầu điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mặt khác, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra tái hiện kiến thức làm trung tâm của đánh giá mà chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức vào các tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục cần phải:

+ Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng (Theo hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp ; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh;

+ Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và cộng đồng;

+ Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan với đánh giá bằng phương pháp tự luận nhằm phát huy tối đa ưu điểm

+ Có cơng cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá tồn diện, cơng bằng và trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.

Hiệu trưởng cần quan tâm quản lý sinh hoạt chuyên môn về kiểm tra, đánh giá của tổ - nhóm chun mơn và giáo viên theo hướng:

+ Chuyển từ tập trung đánh giá cuối mơn học, cuối khóa học sang các hình thức kiểm tra đánh giá định kỳ sau từng chương, từng phần;

+ Chuyển từ đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực người học ; chuyển từ đánh giá một chiều sang đánh giá đa chiều;

+ Chuyển đánh giá như một hoạt động độc lập với q trình dạy học sang tích hợp kiểm tra đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một phương pháp dạy học.

Để đánh giá chính xác năng lực người học, giáo viên phải tạo cơ hội để họ giải quyết các vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Khi đó, người học phải vận dụng kiến thức kỹ năng đã được học, rèn luyện ở nhà trường cũng như kinh nghiệm có được của bản thân để giải quyết. Thông qua kiểm tra, đánh giá năng lực người học, ta đánh giá được kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh.

3.2.3.3. Điều kiện tiến hành biện pháp

- Các nội dung sinh hoạt chun mơn phải cụ thể. Do đó, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chỉ đạo rõ và tiến hành kiểm tra đánh giá nội dung sinh hoạt chuyên môn ở các trường trung học phổ thông. Trong đó phải cụ thể hóa nội dung đổi mới sinh hoạt chun mơn có lộ trình.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin của nhà trường phải đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới hoạt động dạy và hoạt động học. Từ đó, Hiệu trưởng tiến hành cân đối ngân sách, đầu tư thiết bị dạy học hiện đại, công nghệ thông tin phục vụ đổi mới hoạt động dạy học của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định002 (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)