Biện pháp 2: Quản lýcông tác xây dựng và thực hiện kế hoạch chun mơn, chương trình giáo dục của tổ bộ môn và giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định002 (Trang 88 - 90)

16 Hiệu trưởng và Hội đồng khoa học chấm sáng kiến kinh nghiệm

3.2.2. Biện pháp 2: Quản lýcông tác xây dựng và thực hiện kế hoạch chun mơn, chương trình giáo dục của tổ bộ môn và giáo viên

3.2.2.1. Mục đích biện pháp

Mục đích của biện pháp này là tạo cho giáo viên thói quen, khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học khoa học, có hiệu quả; tăng cường kỷ cương, nề nếp dạy học và ngăn chặn các hiện tượng tùy tiện trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học đã được nhà trường thống nhất; Bước đầu tạo cho giáo viên biết thực hiện phát triển chương trình giáo dục, tự bồi dưỡng về kiến thức bộ môn, khai thác các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực, khai thác hiệu quả thiết bị dạy học và công nghệ thông tin nhằm dạy học và tổ chức hoạt động học cho học sinh hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp a) Nội dung của biện pháp

Biên soạn kế hoạch dạy học dựa trên chương trình khung, nội dung giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn tổ chuyên môn và giáo viên cách thức phát triển chương trình mơn học; Trang bị tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn; Tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề; Lựa chọn giới thiệu một số chương trình, tài liệu dạy học tiên tiến của nước ngoài để tham khảo, vận dụng.

- Hiệu trưởng triển khai kịp thời và đầy đủ các chương trình, tài liệu chuyên sâu và các chương trình Giáo dụcphổ thơng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến từng tổ chuyên môn và giáo viên. Trên cơ sở đó; Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch chuyên mơn, phát triển chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy một cách chi tiết cụ thể đến từng tuần trong năm học.

- Hiệu trưởng tổ chức quán triệt cho tổ trưởng, phó tổ trưởng chun mơn và giáo viên về các nội dung xây dựng kế hoạch chuyên môn, phát triển chương trình giáo dục; Chỉ đạo các tổ bộ môn và giáo viên thực hiện xây dựng kế hoạch chuyên mơn, phát triển chương trình giáo dục năm học và đồng thời quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy bằng cách đưa ra các biện pháp quản lý, phân công giảng dạy trong từng năm học; yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc với kế hoạch giảng dạy của tổ bộ môn và cá nhân đã tự xây dựng.

- Hiệu trưởng tổ chức dự giờ thăm lớp của giáo viên thường xuyên để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chun mơn, nghiệp vụ của giáo viên; đồng thời chỉ đạo xây dựng thời khóa biểu một cách hợp lý, khoa học tạo điều kiện cho việc quản lý giảng dạy của giáo viên tốt hơn.

- Hiệu trưởng gắn các tiêu chí u cầu về chun mơn vào tiêu chí thi đua của tiêu chuẩn thi đua của nhà trường, đánh giá giáo viên, đặc biệt ghi nhận việc nỗ lực của cá nhân giáo viên trong việc biên soạn giáo án, tài liệu giảng dạy chuyên đề, bồi dưỡng đội chuyên đạt kết quả.

- Hiệu trưởng tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch giảng dạy hiệu quả đi vào chiều sâu chất lượng; tăng cường việc kiểm tra đánh giá Học sinh, chú trọng việc thí nghiệm thực hành và tổ chức học tăng cường tiếng Anh nhằm phát triển kỹ năng nghe nói tiếng Anh của học sinh.

Song song việc chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch chuyên môn và phát triển chương trình giáo dục, Hiệu trưởng tiến hành bồi dưỡng giáo viên các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực; kỹ năng khai

thác các thiết bị phục vụ sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng, thiết kế hoạt động cho học sinh, kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính cực, chủ động của học sinh trong hoạt động nhận thức nhằm trang bị các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên đáp ứng khả năng thực hiện đổi mới dạy học trong nhà trường. Hiệu trưởng phân cơng giáo viên có năng lực, tâm huyết bồi dưỡng học sinh giỏi, xây dựng chương trình bồi dưỡng và tham gia các kỳ thi quốc gia.

3.2.2.3. Điều kiện tiến hành biện pháp

- Hiệu trưởng chỉ đạo việc phân cơng giảng dạy hợp lý và mang tính kế thừa và phát triển ổn định trong từng năm học. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cần quản lý tốt các nội dung khác như công tác tổ chức, các nguồn lực phục vụ cho việc dạy học.

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định cần có sự chỉ đạo sâu sát cơng tác chun mơn, có chỉ đạo định hướng các nội dung đổi mới dạy học cho các trường phổ thông trực thuộc từng bước một cách khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định002 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)