Thực trạng sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định002 (Trang 56 - 59)

2.3.2.1. Sinh hoạt chuyên môn về hoạt động dạy – học

- Việc phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống trong dạy – học ở các tổ chuyên môn được chú trọng. Trong sinh hoạt chuyên môn của

tổ nhóm, việc sử dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống được tổ tiến hành phân tích ưu nhược điểm để áp dụng vào từng nội dung giảng dạy bộ môn.

- Việc vận dụng các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực trong dạy học của giáo viên hiện nay ở các nhà trường cịn yếu do đa số tổ chun mơn vẫn thực hiện xây dựng kế hoạch giảng dạy theo chương – bài, việc xây dựng nội dung giảng dạy theo chuyên đề ở nhà trường chưa được tiến hành triệt để và giáo viên vẫn còn ngại thay đổi, chưa thật sự mạnh dạn vận dụng các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy.

- Việc khai thác thí nghiệm chứng minh trên lớp được giáo viên thực hiện tốt; thực hành thí nghiệm hiện nay chủ yếu được tiến hành với mục đích chứng minh hoặc hệ thống lại các kiến thức đã học cho học sinh ; các thiết bị dạy – học và giáo dục được nhà trường quan tâm trang bị, khai thác. Tuy nhiên, việc ứng dụng các thiết bị dạy học và công nghệ thông tin ở nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường tính tích cực học sinh vẫn cịn hạn chế.

- Cơng tác phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu được ban giám hiệu quan tâm, giáo viên phụ trách có trách nhiệm nên kết quả đào tạo học sinh giỏi của nhà trường luôn cao.

- Việc thực hiện quy định số tiết thao giảng và dự giờ của mỗi giáo viên trong năm học được tổ chuyên môn và cá nhân thực hiện theo kế hoạch chuyên môn, giáo viên đảm bảo số tiết dự giờ và tổ chuyên môn đảm bảo được số tiết và số giáo viên tham gia thao giảng. Việc tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi được ban giám hiệu và tổ chuyên môn các nhà trường quan tâm đầu tư nên kết quả đạt được khá cao so với các trường trong tỉnh.

- Việc phân công giáo viên phụ trách hướng dẫn và tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học được ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu khoa học đối với các nhà trường phổ thông hiện nay vẫn cịn mới, có một số hạn chế về lực lượng giáo viên hướng dẫn, về kinh phí và việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế vẫn chưa có đầu ra.

Ban giám hiệu tiến hành tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, quán triệt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên; chỉ đạo tổ chuyên mơn tiến hành nghiên cứu, dạy thí điểm bằng các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực, tăng cường việc giao nhiệm vụ, bài tập về nhà cho học sinh và kiểm tra đánh giá kết quả thông qua trang điện tử “Trường học kết nối”.

Yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp học tập môn học và rèn luyện kỹ năng tự học, khai thác hiệu quả tính năng của bảng tương tác kết hợp với các phần mềm tích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm trong tiết học. Ngồi ra ban giám hiệu cũng chỉ đạo tổ chuyên mơn tập trung phân tích các hoạt động của mỗi học sinh trong sinh hoạt chun mơn của tổ nhóm sau tiết dạy nghiên cứu bài học, giáo viên cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dựa trên thực tế hoạt động của học sinh để tìm giải pháp giúp học sinh học tập hiệu quả hơn.

2.3.2.3. Lao động sư phạm của đội ngũ giáo viên

Ban giám hiệu thực hiện phân công giáo viên đảm bảo quy định về định mức lao động của giáo viên theo thông tư 28/TT-BGD&ĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009; căn cứ hoàn cảnh và năng lực giáo viên trên tinh thần động viên đội ngũ phát huy năng lực trong công tác. Việc nghiên cứu và thảo luận xác định mục tiêu bài dạy được tổ chuyên môn đầu tư. Tuy nhiên việc nghiên cứu tích hợp kiến thức để xây dựng chủ đề dạy học của tổ chuyên môn hiện nay vẫn chưa thực hiện quyết liệt.

Đa số giáo viên đảm bảo thực hiện kế hoạch giảng dạy, kế hoạch giáo dục của cá nhân, đảm bảo ngày giờ công, quản lý việc học tập và sự tiến bộ của học sinh trong quá trình dạy – học; tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và trình độ lý luận để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Hoạt động dự giờ, thao giảng, hội giảng, dạy minh họa và hội thảo chuyên đề được tiến hành theo kế hoạch chuyên môn của tổ từ đầu năm, sau tiết dự giờ đều tiến hành thảo luận rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định002 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)