Biện pháp 5: Quản lýcông tác thi đua khen thưởng, viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định002 (Trang 100 - 103)

16 Hiệu trưởng và Hội đồng khoa học chấm sáng kiến kinh nghiệm

3.2.5. Biện pháp 5: Quản lýcông tác thi đua khen thưởng, viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn

sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn

3.2.5.1. Mục đích biện pháp

- Phát huy vai trị động lực của cơng tác thi đua – khen thưởng

Thi đua - khen thưởng nếu tổ chức tốt sẽ tạo động lực, nếu tổ chức không tốt sẽ kiềm hãm sự phát triển cho tổ chức. Chính vì vậy, với xu thế phát triển của xã hội hiện nay, việc tổ chức tốt công tác thi đua – khen thưởng thực chất trong hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động chun mơn nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là một việc làm hết sức cần thiết.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Việc viết sáng kiến kinh nghiệm hiện nay trong các trường vẫn cịn hình thức, một số đề tài chưa đầu tư và chưa viết về các vấn đề liên quan thực tế đến việc cải tiến làm việc tại đơn vị, và thực trạng việc áp dụng vào thực tiễn chưa thật sự hiệu quả. Biện pháp tác giả đề xuất nhằm hướng tới tính thiết thực chất lượng sáng kiến kinh nghiệm trong nhà trường thiết thực và việc áp dụng cải tiến vào thực tiễn của các sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả

3.2.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp a) Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thi đua, tiêu chuẩn thi đua hàng năm và có biện pháp cụ thể để tổ chức cơng tác thi đua- khen thưởng, tạo sinh khí và động lực thực hiện sự chuyển biến mạnh mẽ về nề nếp hoạt động cũng như chất lượng các mặt cơng tác trong trường, trong đó trọng tâm là cơng tác dạy học và chất lượng chuyên môn, phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của tất cả giáo viên, Học sinh trong việc tham gia nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và thực hiện đổi mới giáo dục của nhà trường.

Hiệu trưởng quản lý công tác thi đua khen thưởng, viết và tổ chức áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn chặc chẽ, đúng quy định của luật thi đua khen thưởng, của các thông tư hướng dẫn thực hiện thi đua khen thưởng của Chính phủ; của các quy định về thi đua khen thưởng của Ngành.

b) Cách tiến hành của biện pháp

- Xây dựng kế hoạch thực hiện thi đua thường xuyên của năm học: Căn cứ nội dung hướng dẫn công tác thi đua hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo và kết quả thi đua các năm học trước thực hiện xây dựng kế hoạch thi đua thường xuyên năm học và tiến hành thống kê kết quả thi đua tập thể và cá nhân các năm học trước để dự kiến kết quả thi đua cá nhân có thể đạt được trong năm học để cơng khai đến tồn thể thành viên trong nhà trường, làm cơ sở cho cá nhân và tổ tiến hành đăng ký thi đua năm học.

- Xây dựng tiêu chuẩn thi đua năm học của nhà trường: Hiệu trưởng cùng Cơng đồn Cơ sở phối hợp xây dựng dự thảo tiêu chuẩn thi đua. Tiến hành thảo luận góp ý trong Hội nghị các bộ - cơng chức – viên chức và người lao động từ cấp tổ đến cấp trường. Đoàn chủ tịch của Hội nghị tiếp thu ý kiến, phân tích và kết luận nội dung tiêu chuẩn thi đua trước toàn thể đội ngũ nhà trường. Khi xây dựng tiêu chuẩn thi đua, hiệu trưởng cần lưu ý đến việc điểm cộng thêm đối với các cá nhân có thành tích trong hoạt động dạy học; luyện thi học sinh giỏi; có sáng kiến kinh nghiệm; tham gia các hoạt động phong trào của Ngành … với các mức độ cộng thêm khác nhau ứng với nội dung, thành tích và độ khó trong từng nội dung nhằm tạo động lực cho đội ngũ thực hiện nhiệm vụ.

- Thực hiện đăng ký thi đua năm học; đăng ký tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Việc thực hiện đăng ký thi đua phải được tiến hành nghiêm túc và từng bước trong Hội nghị Cán bộ - Công chức – viên chức và người lao động cấp tổ đến cấp trường, cơng khai nội dung đăng ký trong tồn Hội đồng sư phạm. Hiệu trưởng tổ chức việc đăng ký tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm nghiệm túc; chỉ đạo việc viết sáng kiến kinh nghiệm cải tiến làm việc phải thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Công bố nội dung các đề tài trong toàn thể hội đồng sư phạm để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ - giáo viên - nhân viên trong toàn trường; Hội đồng khoa học nhà trường thực hiện kế hoạch chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, thông báo kết quả đến người viết, tiến hành thủ tục gửi cấp trên chấm sáng kiến kinh nghiệm của các

cá nhân tham gia đăng ký danh hiệu thi đua từ Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố trở lên.

- Hội đồng thi đua khen thưởng tiến hành đánh giá thi đua ; đề nghị các danh hiệu thi đua cuối năm học:

- Tiến hành áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn, cải tiến làm việc

Việc tổ chức tốt công tác thi đua- khen thưởng tốt có tác dụng kích thích kịp thời mọi người lao động, học tập và làm việc có hiệu quả. Thi đua- khen thưởng phải gắn với sự tiến bộ và sự cống hiến, nỗ lực và sự phấn đấu không ngừng của từng cá nhân, gắn với sự động viên, khuyến khích về mặt quyền lợi của từng cá nhân, từng vị trí trong nhà trường. Việc tuyên dương khen thưởng các danh hiệu thi đua khen thưởng chính xác góp phần tích cực tạo động lực để đội ngũ thực hiện nhiệm vụ, học tập và rèn luyện nâng cao trình độ năng lực của từng cá nhân trong nhà trường. Giáo viên đạt danh hiệu thi đua cao sẽ được nhà trường ưu tiên trong việc bố trí nâng cao trình độ và được cử tham gia các đoàn giao lưu học tập kinh nghiệm các trường chất lượng cao ở trong và ngoài nước, được nâng lương trước hạn theo qui định và được hưởng các quyền lợi ưu tiên khác…Bên cạnh đó, hiệu trưởng phải thực hiện tốt các đợt thi đua chủ điểm, đề nghị Hội đồng thi đua – khen thưởng tuyên dương, khen thưởng đột xuất cho những trường hợp có thành tích đặc biệt.

3.2.5.3. Điều kiện tiến hành biện pháp

- Chế độ, định mức khen thưởng cần được qui định rõ trong qui chế chi tiêu nội bộ của nhà trường được toàn thể hội đồng sư phạm của nhà trường nhất trí và thơng qua trong Hội nghị Cán bộ - công chức – viên chức và người lao động vào đầu năm học.

- Việc khen thưởng phải thực hiện công khai minh bạch; khen thưởng phải đầy đủ và kịp thời tạo động lực cho đội ngũ.

- Các tiêu chí trong tiêu chuẩn thi đua cần được bàn bạc, thống nhất cao trong tồn hội đồng thể hiện tính dân chủ, cơng bằng, khách quan. Đặc biệt

lưu ý đến nội dung điểm thưởng đối với các cá nhân đạt thành tích trong mọi lĩnh vực hoạt động.

- Tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng phải thể hiện sự chính xác, cơng bằng, vơ tư, tránh cả nể, cảm tính và phù hợp mức độ hồn thành công việc được phân công.

- Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với Ban chấp hành Cơng đồn Cơ sở nhằm mục đích đội ngũ thực hiện tốt nhiệm vụ, tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua; vận động giáo viên – công nhân viên nhận thức đúng trong thi đua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định002 (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)