Vị trí trường trung học phổ thơng trong Hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định002 (Trang 37 - 39)

Hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta được quy định trong điều 4 Luật giáo dục 2005:

1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;

b) Giáo dục phổ thơng có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

Nhà trường trung học phổ thông thực hiện nhiệm vụ của bậc học cuối trong cấp trung học, có nhiệm vụ trang bị kiến thức cơ bản, kỹ năng sống; hình thành, phát triển nhân cách cho người học và thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục. Cụ thể, Điều 27 Luật giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã nêu rõ bậc học Trung học phổ thơng có nhiệm vụ: “Giúp học sinh

củng cố và phát triển những kết quả giáo dục của trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”[26].

- Vị trí của bậc trung học phổ thơng: Đây là bậc học nối tiếp của bậc học nối tiếp của chương trình giáo dục trung học cơ sở, là bậc học có nhiệm vụ tạo nguồn đáng kể cho đào tạo ở cấp trung học nghề, cao đẳng, đại học để phục vụ cho cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; Là một bậc học chịu áp lực lớn về nhu cầu học tiếp của trung học cơ sở đang hoàn thành phổ cập trong cả nước, chuẩn bị tham gia hoàn thành phổ cập trung học trong đó có bậc trung học phổ thơng vào năm 2020.

- Vai trị của trường trung học phổ thơng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam: “Phát triển Giáo dục- Đào tạo là một trong

những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [10, tr. 32]. Để đạt được những mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giáo dục phổ thơng đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế quốc dân. Phương hướng chung của lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong những năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo điều kiện cho nhân dân đặc biệt là thanh niên có việc làm và xa hơn nữa là đáp ứng được nhu cầu lao động chất lượng cao khi nước ta tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO và Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP.

- Mục tiêu đào tạo ở cấp Trung học phổ thơng là: Hình thành ở người học một hệ thống tri thức phổ thơng tồn diện, theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới hiện đại; Học sinh hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, hình thành định hướng nghề nghiệp phù hợp với mình và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong hiện tại và trong tương lai.

Hình thành động cơ học tập vì ngày mai lập nghiệp, đáp ứng yêu cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hồn thành mục tiêu như vậy, giáo dục trung học phổ thơng mới hồn thành sứ mạng là chuẩn bị một cách tốt nhất cho học sinh bước vào đời với đầy đủ tri thức, bản lĩnh con người mới của nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI.

Tóm lại, giáo dục trung học phổ thơng là khâu đặc biệt quan trọng, giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả giáo dục trung học cơ sở, hồn thành học vấn phổ thơng, hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp. Giáo dục trung học phổ thông đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức cho đất nước, là cửa ngõ của việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên bước vào cuộc sống lao động, học tập mới. Ngồi ra, để hiện thực hóa Nghị quyết 29, tồn ngành giáo dục đang dần chuyển mình thực hiện sự đổi mới một cách căn bản và toàn diện thể hiện qua việc ngày càng nâng dần tỷ lệ về rèn luyện kỹ năng sống, phát huy năng lực người học, liên hệ thực tiễn cuộc sống, giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày trong bồi dưỡng chuyên môn giáo viên, trong nội dung dạy học và giáo dục, trong kiểm tra đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định002 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)