Nghĩa của việc làm văn nghị luận xã hội về vấn đề xã hội đặt ra trong

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 32 - 34)

6. Cấu trúc luận văn

1.1.4.nghĩa của việc làm văn nghị luận xã hội về vấn đề xã hội đặt ra trong

Phần làm văn trong chương trình Ngữ văn THPT một phần quan trọng của bộ môn Ngữ văn. Gần đây cùng với sự đổi mới của giáo dục dạy học, phần làm văn thực sự nhận được sự quan tâm của các nhà giáo dục. Môn Làm văn từng bước đã được khẳng định vị trí của mình trong chương trình Ngữ văn THPT.

Với phần NLXH cung cấp cho HS các kiến thức, hiểu biết về đời sống xã hội, giúp cho em thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học và cuộc sống, để qua đó các em sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm sống để có thêm bản lĩnh, thêm kỹ năng sống để qua đó các em có đủ bản lĩnh để phân biệt được cái tốt cái xấu, có đủ bản lĩnh để vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống vốn nhiều thử thách và chơng gai này và cũng qua đó tâm hồn của các em sẽ nhạy

cảm hơn để vươn tới những giá trị chân thiện mĩ. Bên cạnh đó qua bài văn nghị luận xã hội sẽ giúp các em rèn luyện được tư duy ngôn ngữ, khả năng lập luận và tổ chức ý trong văn bản. Để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh các em cần sử dụng rất nhiều các kỹ năng từ thu thập, chắt lọc xử lý thông tin, sau đó sử dụng các dẫn chứng lý lẽ qua hệ thống luận điểm để thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề được đưa ra bàn luận.

Dạng bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học có vai trị quan trọng trong cuộc sống cũng như trong nhà trường THPT. HS cần rèn luyện khả năng tư duy logic và phải có kiến thức về tác phẩm, tác giả để lảm tốt dạng bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

Với kiểu bài này HS sẽ thấy được các tác phẩm văn chương có mối quan hệ mật thiết với đời sống, mỗi tác phẩm văn chương sẽ là một khía cạnh của đời sống, ở nơi đó đặt ra những vấn đề nóng bỏng của xã hội, vấn đề nhức nhối của thời đại, những tấm gương sáng để cho HS noi theo học tập.

Ví như trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ta cảm thấy rằng với một tình cảm dạt dào với tấm lòng thiết tha hiểu đời, hiểu nghệ thuật, tác giả không chỉ cho người đọc thấy được mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa sự lam lũ của cuộc sống và tình người bao la, mà còn lên tiếng tố cáo, đấu tranh cho một vấn nạn đầy bức xúc và nhức nhối trong xã hội: đó là bạo hành trong gia đình. Bạo hành trong gia đình khơng chỉ là một đề tài mà Nguyễn Minh Châu quan tâm và nhắc tới trong “Chiếc

thuyền ngồi xa”, mà cịn là vấn nạn cả xã hội chúng ta đang đối mặt và cần

phải giải quyết.

Hoặc như HS có thể cảm nhận được về triết lý sống đẹp trong bài thơ “Vội Vàng” của Xuân Diệu. Tình yêu cuộc sống là cơ sở chắp cánh cho một lối sống đẹp. Cuộc sống ngày hơm nay cịn nhiều xơ bồ, rối ren nhưng cần phải biết lắng nghe và phát hiện những thanh âm trong trẻo giữa thế giới đang của những guồng quay kia, ta sẽ thấy có thêm niềm tin để sống. Khi gắn bó với đời, bám rễ vào đời lại chợt thấy cuộc sống có nhiều điều bình dị mà thú

vị, đáng yêu. Có những điều sẽ khiến người ta có khi bực dọc, buồn phiền nhưng lại mang đến cho con người khao khát được khám phá. Chỉ có điều con người đừng để tâm hồn mình nghèo nàn, đơn điệu khi đứng trước cuộc đời này. Ngày hôm nay, bên cạnh quan niệm sống đẹp là sống có ích cho đời thì khơng ít người cịn quan niệm: Sống đẹp là phải biết tận hưởng, biết lãng mạn và đắm say trước cuộc sống. Có phút giây nào đó mọi người thoát ra khỏi guồng quay bận bịu của cơng việc để ngắm một cánh đồng, một dịng sơng, thưởng thức một bộ phim hay, sống cho riêng mình, cũng sẽ thấy yêu cuộc sống này hơn.

Sống theo đúng nghĩa của hai chữ sống đẹp hãy xác định cho mình một lí tưởng sống, sống và cống hiến tận độ đừng để những giờ khắc của tuổi trẻ phải sống hồi, sống phí hãy biến những lí tưởng sống đẹp của mình thành hành động có ích. Bởi sống đẹp là thước đo nhân cách của một con người!

Ngày nay, trước những yêu cầu bức thiết của xã hội, học các tác phẩm văn học trong nhà trường không chỉ để cảm nhận, để thưởng thức mà còn phải thấy được ý nghĩa xã hội, thấy được tính thời sự ở đó, vì thế dạng bài nghị

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 32 - 34)