Phương pháp thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 59 - 64)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Rèn kỹ năng cho học sinh THPT làm bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra

2.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm

2.2.2.1. Khái luận về phương pháp thảo luận nhóm

Trong q trình dạy học Ngữ văn, người GV ln là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi HS đều hoạt động học tập để nâng cao và

phát triển năng lực cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm bản thân để chiếm lĩnh tri thức và vận dụng tri thức có được trong quá trình thực hành, tạo cho HS thói quen làm việc tự giác, chủ động, khơng dập khn, máy móc, biết tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn.

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Để khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm.

Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.

2.2.2.2. Tổ chức thực hiện phương pháp thảo luận nhóm

Bƣớc 1: Lựa chọn chủ đề thảo luận:

Chủ đề thảo luận phải là những nội dung cơ bản, trọng tâm, đồng thời là những tình huống có vấn đề, hấp dẫn, buộc HS phải động não. Để đảm bảo chất lượng của quá trình thảo luận cũng như chất lượng của giờ lên lớp, GV hướng dẫn HS đọc trước bài học và những vấn đề cần lưu ý. Điều đó giúp HS chủ động hơn trong thảo luận.

Bƣớc 2:Chia nhóm và chọn nhóm.

GV có thể áp dụng linh hoạt các hình thức chia nhóm như sau:

Chia nhóm ngẫu nhiên: Học sinh đếm 1, 2, 3, 4, 5... rồi vòng trở lại. Học sinh đếm số nào thì vào nhóm ấy. GV có thể chia nhóm học sinh theo bàn, theo tổ. Hình thức chia nhóm này được áp dụng khi nhiệm vụ thảo luận của các nhóm giống nhau hoặc nếu nhiệm vụ khác nhau thì cũng ít có sự chênh lệch về độ khó.

Chia nhóm cùng trình độ: GV dựa vào trình độ học sinh từng lớp một mà chia thành nhóm giỏi, khá, trung bình, yếu. GV yêu cầu thảo luận khác nhau tùy thuộc vào trình độ của nhóm.

Chia nhóm gồm đủ các trình độ: Cách chia này GV thường được sử dụng khi nội dung thảo luận cần có sự hỗ trợ lẫn nhau.

Chia nhóm theo sở trường: Cách chia này thường được tiến hành trong các buổi học tập tăng tiết, mỗi nhóm sẽ gồm các học sinh có cùng chung sở thích, hứng thú.

Ngồi ra, có thể chia nhóm theo kiểu nhóm nhỏ thơng thường, nhóm rì rầm, nhóm kim tự tháp, nhóm đồng tâm...để phát triển sự sáng tạo tư duy của học sinh.

Bƣớc 3: Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng

GV nêu nhiệm vụ rõ ràng cho nhóm trưởng, ngắn gọn, xác định thời gian, hướng dẫn cách thức thảo luận. Thông thường, thời gian thảo luận trung bình là năm phút.Nhóm trưởng khơng do nhóm tự bầu hoặc ln chuyển giữa các thành viên trong nhóm mà do tơi chọn một học sinh khá trong nhóm chuyên trách.

Làm việc theo nhóm: Sau khi chia nhóm, mỗi nhóm sẽ bốc thăm để chọn các câu hỏi thảo luận. Tơi chỉ định nhóm trưởng, thư ký luân phiên để khắc phục tình trạng có học sinh chun trách nhiệm vụ này. Trong khi học sinh thảo luận tơi đi tới các nhóm, quan sát, gợi ý, giúp đỡ học sinh thảo luận nếu thấy cần thiết và nhắc nhở học sinh khơng nói chuyện, chơi, làm việc riêng. Sau khi thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày. Học sinh quan sát, bổ sung các ý kiến riêng.

Tổng kết: Với vai trò trọng tài chốt lại những nội dung cơ bản, GV ln ln khen thưởng những nhóm thảo luận tốt, động viên, khuyến khích ngay trong các tiết học để tạo hứng thú cho các em.

2.2.2.3.Ưu điểm và hạn chế

HS không những được giải tỏa sự căng thẳng trong quá trình học tập mà ngược lại các em cịn có những giây phút thoải mái, có thời gian tâm sự trao đổi với nhau về mọi vấn đề. Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm

vui trong học tập. Đồng thời đây cũng là thời điểm để học sinh tự phát huy năng lực sở trường của mình, biết vận dụng kiến thức mới trong bài học, trong đời sống xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó nếu GV tổ chức khơng tốt sẽ dẫn đến việc mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch bài học.

2.2.2.4. Minh chứng qua các đề cụ thể

GV có thể cho các HS thảo luận nhóm theo chủ đề sau:

Từ nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão trong bài thơ “Thuật hồi”, em có suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay?

Sau khoảng thơi gian nhất định GV cho HS trình bày:

Trước hết thẹn là một trạng thái tâm lý xấu hổ của điều gì khiếm khuyết ở bản thân. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão trong bài thơ Thuật hoài là đã là nam tử phải lập được công danh với cuộc đời. Phạm Ngũ Lão đã thẹn vì mình đã khơng tài giỏi như Vũ Hầu để làm nên nghiệp lớn. Ẩn sau nỗi thẹn ấy là ý thức hoàn thiện bản thân để cống hiến tận dộ cho triều đại nhà Trần, cho giang sơn, Tổ Quốc. Như vậy qua nỗi thẹn thể hiện lý tưởng nhân sinh cao đẹp của chiến tướng Phạm Ngũ Lão.

Qua đó ta thấy được hồi bão lý tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay: Thời đại nào thế hệ trẻ cũng là lực lượng hùng hậu, đi đầu trong các công tác xã hội. Hơn nữa thế hệ trẻ ngày nay đã tiếp bước nhiều truyền thống tốt đẹp của cha ông. Rất nhiều người sống có lý tưởng, có hồi bão. Thế hệ trẻ ngày nay mong muốn học tập tốt thực hiện những điều có ích cho đất nước. Tuy nhiên vẫn cịn có bộ phận thanh niên sống khơng có lý tưởng, ước mơ ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

Hoặc GV khi dạy “Truyện Kiều” có thể cho HS thảo luận nhóm theo chủ đề: Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong “Truyện Kiều” và quan niệm của anh (chị) về đồng tiền trong xã hội ngày hôm nay.

GV hướng dẫn HS trả lời:

Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều: Đồng tiền được nhìn nhận như là một trong các lực lượng bạo tàn chà đạp lên số mệnh

con người. Nhắc đến giá trị của đồng tiền chủ yếu nhấn vào sức mạnh tác quái ghê gớm của nó qua đó nhà thơ ln tỏ ra hằn học, khinh bỉ khi viết về đồng tiền. Qua đây ta thấy Nguyễn Du đã đưa ra quan niệm hết sức đúng đắn và mang tính biện chứng về đồng tiền.

Khi dạy đến trích đoạn “Hạnh phúc của một tang gia” GV cho HS thảo luận theo chủ đề: Từ niềm hạnh phúc của đám con cháu cụ cố tổ trong đoạn trích hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) anh (chị) suy nghĩ gì về tình cảm gia đình, đạo đức của xã hội Việt Nam đương thời và hiện nay.

Sau một thời gian suy nghĩ HS trình bày theo các ý sau:

Chính cái chết của cụ cố tổ đã đem lại niềm vui cho cả gia đình vì khi cụ chết đi sẽ mang lại một khoản gia tài kếch xù cho đám con cháu. Bên cạnh đó nó cịn mang lại niềm vui cho từng thành viên trong gia đình như: Cụ cố Hồng được diễn trò già nua ốm yếu giữa phố đông người để thiên hạ phải trầm trồ, khen là gia đình có phúc. Ơng Văn Minh được dịp lăng xê những mốt y phục táo bạo nhất. Bà Văn Minh thì được mặc đồ tang tân thời. Cậu Tú tân được dùng đến cái máy ảnh mới mua, chứng tỏ tài nghệ chụp ảnh của mình. Ơng Phán Mọc Sừng vơ cùng sung sướng vì mình cũng được trả cơng xứng đáng. Riêng với Xn tóc đỏ thì danh giá và uy tín ngày càng tăng thêm vì nhờ chính hắn mà cụ cố tổ đã chết. Qua thái độ của các nhân vật có thể thấy được bản chất xã hội tư sản đương thời là cặn bã và khơng có tính người. Soi chiếu từ ý nghĩa, nội dung của trích đoạn Hạnh phúc của một tang

gia người đọc có suy nghĩ về tình cảm gia đình, đạo đức của xã hội Việt Nam

đương thời hiện nay: Đó chính là một điều đau lịng về nhân tính con người, điều băn khoăn, trăn trở trước dấu hiệu suy thoáiđạo đức xã hội hiện nay.

Tại sao lại có sự đau lịng đó? Có lẽ đó là mặt trái của sự tiếp nhận những luồng văn hóa ngoại lai của sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng khơng gắn liền với truyền thống của dân tộc và cũng do bản thân nhiều người khơng có bản lĩnh dễ bị cuốn theo cái xấu cái ác.

Thông qua tác phẩm, mỗi người hãy tự rút ra cho mình một bài học đó là: Mỗi người phải vun đắp tình u thương trong chính bản thân mình, phải biết giữ vững bản lĩnh con người để không thay đổi trước những đổi thay của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)