Khảo sát hệ thống đề bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 46 - 50)

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.3. Khảo sát hệ thống đề bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác

Theo quan niệm truyền thống cách ra đề văn nghị luận thường có ba phần: phần dẫn dắt nêu vấn đề, phần yêu cầu kiểu bài (giải thích, chứng minh hay phân tích) phần giới hạn vấn đề nhưng theo cách ra đề mới chỉ cần nêu vấn đề bàn bạc cần làm sáng tỏ chứ không cần vận dụng thao tác nào nhất định. Điều đó địi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp các thao tác khi làm bài.

Nếu như các dạng đề nghị luận văn học chỉ chú trọng phân tích số phận đường đời của nhân vật hay một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thì với kiểu bài này HS sẽ được làm quen với các kiểu đề phong phú đa dạng, có tính mở, tạo được sự hấp dẫn hứng thú cho HS.

Dưới đây là một số đề bài về dạng nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học để giúp HS có thể tìm hiểu và làm tốt hơn dạng đề này trong các kì thi.

1. Từ mục đích chiến đấu của Đăm-Săn trong trận chiến với Mtao-Mxây (Chiến thắng Mtao-Mxây - trích sử thi Đăm Săn) suy nghĩ về vai trị của

con người cá nhân đối với cộng đồng ngày nay.

2. Từ bài ca dao “Mười cái trứng, anh (chị) suy nghĩ gì về tinh thần lạc quan trong cuộc sống?

3. Từ bi kịch của nhân vật Xúy Vân được thể hiện trong đoạn trích Xúy Vân giả dại (trích chèo Kim Nham) suy nghĩ về than phận của người phụ nữ

xưa và nay?

4. Từ bài Tựa Trích diễn thi tập (Hồng Đức Lương), bàn về ý thức bảo tồn, giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc của giới trẻ hiện nay.

5. Từ câu chuyện về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Thủ Độ (trong Đại Việt sử kí tồn thư-Ngơ Sĩ Liên), anh (chị) có suy nghĩ gì về nhân cách và vai trị của người lãnh đạo trong cuộc sống hiện nay? 6. Từ bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến, anh (chị) hãy viết bài văn bàn

về danh và thực trong học tập của học sinh hiện nay.

7. Từ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng trong đoạn trích Trao duyên (trích

Truyện Kiều - Nguyễn Du) nêu suy nghĩ của anh chị về tình yêu hiện đại.

8. Từ quan niệm của ông Quán về lẽ ghét- thương trong đoạn trích cùng tên (trích Truyện Lục Vân Tiên) bàn vê tình yêu ghét trong cuộc sống.

9. Qua bài thơ “Bên kia sống Đuống” của Hồng Cầm, em có suy nghĩ như thế nào về việc gìn giữ bản sắc văn hóa xứ Kinh Bắc?

10. Nhà thơ Chế Lan viên có viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

(Tiếng hát con tàu) Em có suy nghĩ gì về quy luật tâm lí trên? Hãy viết một bài văn nghị luận để trình bày quan điểm của mình về quy luật tình cảm đó.

11. Nguyễn Khoa Điềm có viết: “Em ơi em đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời”

(trích bài Đất nước - Mặt đường khát vọng) Ở những câu thơ trên em thấy Nguyễn Khoa Điềm muốn đưa ra một thơng điệp gì cho tuổi trẻ? Hãy viết một bài văn nghị luận để trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên?

12. Từ lí tưởng sống cao quý của người lính Tây Tiến, em có suy nghĩ như thế nào về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay?

13. Tình thương bà và nỗi ân hận của Nguyễn Duy thể hiện trong bài thơ “Đò

cuộc sống hối hả hiện nay, tình cảm gia đình có ý nghĩa như thế nào trong việc hình thành nhân cách, tình cảm của lớp trẻ?

14. Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh giúp em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam hiện đại?

15. “Không thể bên trong một đằng, bên ngồi một nẻo được. Tơi muốn được

là tơi tồn vẹn”(“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”- Lưu Quang Vũ). Suy

nghĩ của anh (chị) về vấn đề này.

16. Từ cuộc đời của các nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân) và “Vợ chồng APhủ” (Tơ Hồi), anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về số phận người phụ nữ xưa và nay.

17. Từ chuyện gia đình trong các tác phẩm “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải) và “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) bàn về vai trị của gia đình trong cuộc sống mỗi con người.

18. Truyện ngắn “Một người Hà Nội” giúp em hiểu gì về vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội? Trong “cơn lốc thời đại” này,em cần phải làm gì để góp phần gìn giữ cốt cách, bản sắc văn hóa người Hà Nội?

19. “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu đề cập đến một vấn đề có tính chất nhức nhối trong xã hội hiện nay: Nạn bạo hành gia đình. Em có những hiểu biết gì về tệ nạn trên? Theo em, thanh niên hiện nay cần nghĩ gì và làm gì để góp phần chấm dứt tệ nạn đó?

20. Với “Mùa lá rụng trong vườn” của nhà văn Ma Văn Kháng, em có nhận thức như thế nào về tác động của truyền thống gia đình với việc hình thành nhân cách của con người? Trong xã hội hiện nay, thanh niên cần suy nghĩ và hành động như thế nào để gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình? 21. Qua câu chuyện của ông lão đánh cá Xan-chia-gơ (trong tiểu thuyết “Ơng

già và biển cả” của nhà văn Hê-min-guê), anh (chị) có suy nghĩ như thế

nào về niềm tin, ý chí và nghị lực của con người? Theo anh (chị), thanh niên hiện nay cần phải nhận thức như thế nào về niềm tin, ý chí và nghị lực để hịa nhập với cuộc sống?

22. Từ tác phẩm “Số phận con người” của nhà văn Nga Sô-lô-khốp, nghĩ về nghị lực và tuổi trẻ.

Tiểu kết chƣơng 1

Văn NLXH là loại văn mà người viết sử dụng lý lẽ dẫn chứng để đưa ra ý kiến mang tính cá nhân của mình về một vấn đề xã hội đời sống nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.

Văn NLXH được chia thành ba dạng là nghị về một hiện tượng đời sống xã hội, nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Trong ba kiểu bài trên dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học và dạng bài đặc biệt vì nó đã góp phần gắn chặt mối quan hệ giữa dạy đọc - hiểu văn bản văn học với thực tế cuộc sống, giúp HS sau khi học tác phẩm văn học còn biết cách liên hệ đến các vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh, đây cũng là một trong những mục tiêu lớn của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Từ trong thực tế giảng dạy ở nhà trường cũng cho thấy còn rất nhiều hạn chế của quá trình tổ chức dạy học làm văn NLXH. Chất lượng học tập mơn Ngữ văn ngày càng có nhiều điều lo ngại. Nhiều GV vẫn chưa thật sự tâm huyết với nghề, phương pháp giảng dạy còn cũ kĩ nặng về truyền đạt kiến thức cịn HS thì một bộ phận khơng nhỏ học chỉ để đối phó vói chương trình thi cử nên đẫn đến hậu quả là mơn Văn nói chung và văn NLXH nói riêng có chất lượng không cao.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài đã tạo những cơ sở và tiền đề cho việc đánh giá bước đầu về thực trạng làm văn từ đó nghiên cứu xây dựng và đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học làm văn NLXH nói chung và kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học nói riêng.

CHƢƠNG 2

DẠY HỌC KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

2.1. Dạy học kỹ năng phát hiện vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)