Nhận diện đề bài

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 81)

6. Cấu trúc luận văn

2.4.1.Nhận diện đề bài

2.4. Các bước tiến hành làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác

2.4.1.Nhận diện đề bài

Đây là khâu đầu tiên để các em tiếp xúc với đề bài, từ đó có cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo. Các em nên đọc đề nhiều lần, khi đọc cần tập trung chú ý tới các dữ kiện đề bài đưa ra và những yêu cầu mà đề bài đòi hỏi. Khi đọc kĩ đề bài, đọc kĩ câu chữ sẽ hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu sâu các yêu cầu của đề bài. Trong dạy học làm văn, đề văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học thường nhằm mục đích kiểm tra năng lực đọc hiểu, sự hiểu biết, cách đánh giá của học sinh về các vấn đề xã hội có ý nghĩa được gửi gắm trong các tác phẩm văn học. Để xác định được các yêu cầu của đề bài, học sinh cần trả lời được các câu hỏi sau:

- Đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì?

- Yêu cầu về cách thức nghị luận mà đề bài đưa ra là gì?

- Vấn đề được nghị luận thuộc phạm vi nào? Cần bàn ở mức độ nào?

2.4.2. Tạo lập dàn ý thích hợp

Để làm tốt khâu này các em cần năm chắc kĩ năng phân tích, tìm hiểu đề như đã tìm hiểu ở phần trên để tìm ra hướng đúng để xây dựng dàn bài.

* Có thể sơ đồ hóa cấu trúc tổng quát cách làm dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học như sau:

Sơ đồ 2.1. Diễn giải sơ đồ cấu trúc tổng quát cách làm cho dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Cũng giống như bố cục thông thường của một bài văn nghị luận, dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học triển khai bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết luận:

Mở bài:

Phần mở bài cần giới thiệu được vấn đề nghị luận ở dạng khái quát nhất và định rõ hướng đi, phạm vi của bài viết.

Thân bài:

Bài viết cho dạng này, ở phần thân bài thường gồm hai nội dung lớn:

Phần một:

Phân tích, giới thiệu và nêu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề rút ra từ một tác phẩm đã học, thì phân tích qua vấn đề ấy đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm.

CẤU TRÚC TỔNG QUÁT MỞ BÀI Giới thiệu đƣợc tác phẩm và vấn đề nghị luận THÂN BÀI ( Gồm hai phần) KẾTBÀI Tổng kết, đánh giá vấn đề

Phân tích, giới thiệu và nêu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm

văn học.

Nghị luận về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học

+ Nếu đề nêu một văn bản chưa học, không cho sẵn vấn đề, thì cần đọc hiểu, phân tích để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai.

Phần hai (trọng tâm):

Nghị luận về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện).

Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận xã hội, nêu lên suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy.

Kết bài:

Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài, góp phần tạo tính hồn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn.

Vận dụng cấu trúc tổng quát:

Thực hiện bước định ra dàn ý thích hợp với các đề bài sau:

Đề 1: Từ câu chuyện về sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo (trong truyện ngắn

cùng tên của Nam Cao), bàn về sức mạnh của tình thương yêu con người.

Lập dàn ý Mở bài: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giới thiệu chung về xuất xứ của vấn đề (tác phẩm Chí Phèo- Nam Cao) - Dẫn dắt vào nội dung nghị luận: Sức mạnh của tình thương yêu.

Thân bài:

- Câu chuyện thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo + Chí Phèo thức tỉnh vì tình thương của thị Nở

+ Tình thương u khiến Chí nhận ra cuộc sống xung quanh + Tình thương u khiến Chí nhận thức về chính mình + Tình thương u khiến Chí thức dậy tình cảm con người

+ Tình thương u khiến Chí dám đấu tranh để bảo vệ khát vọng sống -Tình thương u có sức mạnh lớn trong cuộc sống con người:

+ Giúp con người thấy được giá trị của cuộc sống + Giúp con người hiểu được chính bản thân ḿnh.

+ Giúp con người có sức mạnh để bảo vệ tình cảm. - Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

+ Cuộc sống con người khơng thể thiếu tình thương + Con người cần biết trân trọng tình thương

+ Cần có hành động thiết thực để gìn giữ tình thương.

Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa của vấn đề

- Bài học cho bản thân. Đề 2:

Em hiểu thế nào là kiểu người Bê-li-cốp sau khi học truyện ngắn “Người trong bao” của Sê-khốp? Theo em, ở tầng lớp thanh niên trong xã hội hiện nay có cịn kiểu người đó? Em có thái độ và hành động như thế nào với lối sống trong bao?

Dàn ý

Mở bài:

- Giới thiệu về nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn “Người trong bao”. - Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: Một lối sống hèn nhát, thu mình

Thân bài:

- Kiểu người Bê-li-cốp là như thế nào?(sống hèn nhát, thu mình, ích kỉ) + Biểu hiện ở lối sống, quan điểm, tư tưởng, tình cảm

+ Nguyên nhân dẫn đến lối sống đó: Nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan

+ Tác hại của lối sống đó với bản thân và với cộng đồng - Trong xã hội hiện nay:

+ Thanh niên phải sống mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm

+ Còn một bộ phận thanh niên sống thu mình, hèn nhát, ích kỉ: Biểu hiện? tác hại?

- Thái độ và hành động của bản thân với lối sống trong bao. + Thái độ của bản thân: Cần lên án, bài trừ lối sống đó.

+ Hành động: Với bản thân: sống mạnh dạn, dám thử sức, dám đấu tranh, dám tiếp thu cái mới. Với cộng đồng: gần gũi, giúp đỡ những kẻ sống hèn nhát.

Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa của vấn đề - Bài học đối với bản thân.

Đề3: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, tác giả Lưu Quang Vũ đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Khơng thể

bên ngồi một đằng, bên trong một nẻo được”.

Anh (chị ) suy nghĩ như thế nào về quan niệm trên? Dàn ý chi tiết

Mở bài:

- Cuộc sống thật phong phú, đa dạng, phức tạp, chúng ta luôn tự hỏi: Sống thế nào cho đúng? Làm thế nào để có một cuộc sống đẹp? Hãy sống là chính mình, trung thực, chân thật, thẳng thắn, khơng giả dối và giàu lịng nhân ái.

- Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Khơng thể bên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngồi một đằng, bên trong một nẻo được”.

Thân bài:

Giải thích ý nghĩa câu nói:

- Bên trong: Là thế giới nội tâm của con người (gồm nhận thức, tư tưởng, khát vọng). Đây là phần làm nên ý thức, chất người cao quý trong con người. Nếu thế giới bên trong đạt được sự toàn vẹn, hồn thiện, con người sẽ có được những phẩm chất tốt đẹp, quý giá, sống một đời sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Đây là phần mà người ta khơng nhìn thấy được chủ có thể cảm nhận qua tiếp xúc, tìm hiểu và gắn bó.

- Bên ngồi: là cái có thể quan sát, nhận biết bằng thị giác (gồm hình thức, hành vi, lời nói, việc làm).

- Quan hệ giữa bên ngoài và bên trong: Thường là quan hệ thống nhất - cái bên ngoài là biểu hiện cụ thể của cái bên trong và ngược lại, cái bên ngoài cũng được cái bên trong quy định, chi phối.

- Bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo: Khơng có sự hài hịa, thống nhất của bên ngồi và bên trong, tức là lời nói, việc làm khơng thống nhất với suy nghĩ, tình cảm, nhận thức. Sự không thống nhất này khiến con người rơi vào tình trạng sống giả tạo, trở nên lệch lạc, mất thăng bằng. Dù ở trường hợp nào cũng đều là bi kịch.

- Ý nghĩa câu nói của Trương Ba: Thể hiện một quan niệm sống đúng đắn: Cần phấn đấu để đạt sự hài hòa, cân bằng giữa nhận thức, hành vi, giữa cái bên trong với cái bên ngồi. Mỗi người hãy sống là mình, ln làm chủ bản thân cả về thể xác lẫn tìn thần. Đó là cách sống để con người đạt được sự thanh thản.

Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói: Thực tế cuộc sống của Trương Ba:

- Bên trong: Gắn liền với phần hồn Trương Ba- một người làm vườn chăm chỉ, cần cù, tinh tế đã nâng niu chăm sóc vườn cây, một con người mẫu mực, sống đạo đức và giàu tình nghĩa với vợ con, với cháu nội, với láng giềng xung quanh. Đó là những phẩm chất quý giá khiến Trương Ba được mọi người nể trọng, quý mến.

- Bên ngoài: Gắn liền với xác hàng thịt - một con người thô bạo, tham lam, coi trọng sự hưởng thụ vật chất.

- Vì một sự nhầm lẫn nên cả hai con người này đã bị đẩy vào một tình huống éo le: Hồn Trương Ba phải sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Vấn đề là ở chỗ: hồn Trương Ba vẫn có những nhu cầu về tinh thần song lại không thể điều khiển xác anh hàng thịt- tuy chỉ là xác thịt âm u đui mù song vẫn có tiếng nói riêng, vẫn địi hỏi được thỏa mãn nhu cầu về vật chất. Cả nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần đều tự nhiên, chính đáng song trong trường hợp này lại trở nên mâu thuẫn, không thể tồn tại.

- Kết quả: Trong sự xung đột, nhu cầu thể xác lại có phần thắng thế và cái thể xác phàm tục kia lại có thể lên tiếng nhạo báng nhu cầu cao quý của linh hồn. Đây là một điều phi lí và đau lịng bởi phần xác đã xúc phạm, đã làm tổn thương đến phần hồn.

Trong cuộc sống con người hiện nay:

- Ở một số người có sự hịa hợp giữa bên trong và bên ngồi. Đó là khi cái bên trong - đời sống tinh thần, thật sự mạnh mẽ để tạo thành một bản lĩnh sống, bản lĩnh văn hóa để có thể chi phối, điều khiển lời nói, việc làm để cái bên ngồi thật sự là sự biểu hiện của cái bên trong. Khi ấy, con người được sống là mình, con người khẳng định được cái tôi của bản thân, đồng thời cũng tạo cho mình một khả năng để chinh phục, thu hút người khác, tức là không chỉ sống tốt mà cịn được mọi người u mến.

- Có một bộ phận khơng nhỏ những người khơng tạo được sự hài hịa giữa bên ngồi và bên trong:

+ Bên trong tốt đẹp, có nhân tính, có lương tâm, có khả năng nhận thức, hiểu biết nhưng khơng thắng được hồn cảnh, bị hồn cảnh xơ đẩy đến chỗ có những hành vi trái với lương tâm, trái với chuẩn mực đạo đức. Đó là trường hợp con người phải sống kệch lạc, mất thăng bằng.

+ Bên trong kém cỏi, tầm thường song ở vào vị trí buộc mình phải tỏ ra có đạo đức, có hiểu biết, có tình cảm cao thượng. Đó là trường hợp con người phải sống giả tạo.

Đánh giá, bàn bạc:

Mỗi người cần trang bị cho mình nhận thức, hiểu biết để có thể phân biệt đúng - sai, rèn luyện bản lĩnh để có thể tự kiểm sốt mọi hành vi, để không chạy theo dục vọng tầm thường, không sa đà vào lối sống bng tuồng, dung tục. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến bản thân mình, quan tâm đến những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng dù là bình thường nhất để được sống một cách thoải mái, tự nhiên.

Phương châm sống đúng đắn: Cố gắng tìm sự hài hịa giữa nhu cầu về tinh thần và nhu cầu về vật chất để tạo nên một cuộc sống cân bằng và nghiêm túc với bản thân mình, tạo cho mình quyền được hạnh phúc.

Kết bài:

Cuộc sống đầy những khó khăn, phức tạp, đầy những cám dỗ, có khi người ta mắc phải những sai lầm, vấp ngã. Hãy dũng cảm đối diện với sự thật để vươn lên. Hãy trung thực, thẳng thắn với bản thân, khơng “nói một đằng làm một nẻo”, giả dối với mọi người và chính mình. Hãy ln cảnh giác với “kẻ thù của chính mình”, vượt qua nó để chiến thắng hồn cảnh, sống là mình.

2.4.3.Viết và hồn chỉnh bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

* Viết bài văn.

Về cơ bản đáp ứng những yêu cầu sau:

- Viết đúng như dàn ý đã định ra, đảm bảo sự cân đối chính xác và chặt chẽ.

- Viết văn có cảm xúc có hình ảnh.

- Diễn đạt trong sáng tự nhiên, dựng và liên kết đoạn tốt, khơng vi phạm quy tắc chính tả.

* Hoàn chỉnh bài văn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là khâu kết thúc quá trình làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, học sinh căn giờ tốt có thể dành ra 7-10 phút để đọc lại toàn bộ bài làm, phát hiện những lỗi về câu, từ, chính tả... và chỉnh sửa kịp thời. Bài văn của các em có thành cơng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trên đây là một đề xuất nhỏ về cách làm cho dạng bài nghị luận này, các em cần linh hoạt khi vận dụng để đạt được kết quả mong đợi.

Khi tiến hành chấm bài, GV đánh dấu và chỉ lỗi trong từng bài viết cho HS. Quá trình trả bài, GV tiến hành nhận xét chung về bài viết của HS, đồng thời hướng dẫn các em những thao tác cụ thể khi tiến hành sửa lỗi.Như các em những thao tác cụ thể khi tiến hành sửa lỗi. Như cách sử dụng dấu đánh

trúc và đủ thành phần câu. Sau khi tiến hành sửa mẫu một số đoạn văn của HS, GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn của mình và tự đối sánh với các tiêu chí mà GV đã đưa ra. Kết thúc q trình kiểm tra, tìm ra lỗi, HS tiến hành sửa đổi và viết đoạn văn. Kết thúc quá trình kiểm tra, HS tiến hành sửa đổi và viết lại đoạn văn cho hoàn thiện.

Sau khi HS tiến hành tự kiểm tra phát hiện và sửa lỗi xong, GV tổ chức cho HS trao đổi bài để đọc và sửa lỗi cho nhau. Chính bản thân mỗi HS khi viết ra sẽ khó phát hiện ra những lỗi của mình mắc phải. Đây cũng là cách giúp HS rèn luyện khả năng phát hiện, sửa lỗi đồng thời hoàn thiện văn bản của mình. Những lỗi thường mắc phải trong đoạn văn của HS là viết đoạn văn không mạch lạc, các câu văn khơng làm rõ được chủ đề. Ngồi ra một số HS còn sử dụng từ ngữ một cách khá tùy tiện. các em cũng mắc phải lỗi diễn đạt về câu như câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ. Khả năng liên kết đoạn của các em cịn yếu, lỗi sót ý trong nội dung bài văn. Lỗi diễn đạt và lỗi bố cục đoạn văn. Sau khi GV sửa lỗi, HS phải ghi nhớ lỗi trong bài văn và tránh được những lỗi đó trong q trình thực hiện bài văn sau này.

Tiểu kết chƣơng 2

Để HS có thể làm tốt một bài văn nghị luận thì địi hỏi HS khơng chỉ nắm vững các kiến thức cơ bản về làm văn NLXH mà HS còn phải nắm vững các thao tác làm kiểu dạng bài này. Đây là dạng bài yêu cầu HS vừa phải huy động kiến thức về văn học vừa phải biết soi chiếu các vấn đề xã hội trong văn học vào thực tế cuộc sống. Chính vì vậy khi làm kiểu bài này HS sẽ cảm thấy thích thú vì thơng qua các vấn đề xã hội đặt ra trong văn học sẽ giúp cho các em mài sắc giác quan và có cái nhìn tinh tế, có cách cư xử đúng đắn trước các vấn đề nóng bỏng của xã hội đang biến đổi từng ngày từng giờ.

Khi dạy đến kiểu bài này GV đặc biệt chú ý đến các phương pháp dạy

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 81)