6. Cấu trúc luận văn
1.1.5 Hiệu quả của cách thức giúp học sinh tích cực, chủ độngphát hiện vấn
hội góp phần gắn chặt mối quan hệ giữa dạy đọc hiểu văn bản văn học với thực tế cuộc sống, làm cho học sinh sau khi học tác phẩm văn học còn biết liên hệ đến các vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh, đây cũng là một trong những mục tiêu lớn của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.
1.1.5. Hiệu quả của cách thức giúp học sinh tích cực, chủ động phát hiện vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Bản chất của cách thức giúp học sinh tích cực, chủ độngphát hiện ra vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là việc vận dụng nhiều phương pháp trong quá trình dạy và học, đạt được nhiều hiệu quả:
Trước hết để thực hiện phương pháp này học sinh sẽ phải chủ động tích cực chuẩn bị bài ở nhà, tìm hiểu kĩ về tác phẩm, phát hiện những vấn đề xã
hội và những thông điệp của tác giả, từ đó các em có tâm thế và hứng thú trong tiết học trên lớp.
Thứ hai trong tiết học, giáo viên còn tổ chức tiết học bằng việc vận dụng phương pháp dạy học như phát vấn, thảo luận nhóm, bình giảng… Điều này sẽ giúp khơng khí học tập sinh động, học sinh được tự do, mạnh dạn bày tỏ ý kiến quan điểm của mình về một vấn đề, cũng là phương thức đối thoại giữa học sinh với nhà văn, giữa học sinh với giáo viên, và giữa học sinh với học sinh, rèn luyện kĩ năng diễn đạt, tranh luận … Do vậy việc tiếp nhận tác phẩm văn học khơng cịn mang tính thụ động, áp đặt. Đồng thời qua đó giáo viên có thể đánh giá được thái độ học tập của học sinh, nắm bắt mức độ tiếp nhận tác phẩm văn học, mức độ hiểu biết của các em về các vấn đề xã hội,… nhằm có sự khích lệ hoặc có định hướng tích cực, kịp thời.
Thứ ba, việc tiếp nhận tác phẩm văn học một cách chủ động, tích cực cịn sẽ giúp học sinh thấy tác phẩm văn học khơng phải là cái gì xa lạ, tách rời cuộc sống mà rất gần gũi, gắn bó với cuộc sống. Văn học là cuộc sống. Tiếp nhận một tác phẩm văn chương một cách tích cực, học sinh sẽ có sự thấu hiểu và đồng cảm, học hỏi được những giá trị tinh thần quý báu của nhà văn, từ đó tự điều chỉnh đời sống cá nhân theo hướng tích cực, hướng đến chân, thiện, mĩ một cách tự nhiên nhất.
Thứ tư, việc tích cực, chủ động phát hiện, tìm hiểu về các vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học còn giúp học sinh phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.