Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 64 - 67)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Phương pháp dạy học nêu vấn đề

2.2. Rèn kỹ năng cho học sinh THPT làm bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra

2.2.3.Phương pháp dạy học nêu vấn đề

2.2.3.1. Khái luận chung về phương pháp dạy học nêu vấn đề

Dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp dạy học mà ở đó GV là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển HS phát hiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thơng qua đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

Tình huống có vấn đề là tình huống mà ở đó gợi cho người học những khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết phải vượt qua và có khả năng vượt qua nhưng khơng phải ngay tức thời mà cần phải có q trình tư duy tích cực, vận dụng, liên hệ những tri thức cũ liên quan.

Một tình huống được gọi là có vấn đề thì phải thoả mãn 3 điều kiện sau: Tồn tại một vấn đề, gợi nhu cầu nhận thức, gợi niềm tin vào khả năng của bản thân. Hay nói cách khác tình huống có vấn đề là tình huống mà ở đó xuất hiện một vấn đề như đã nói ở trên và vấn đề này vừa quen, vừa lạ đối với người học. Quen vì có chứa đựng những kiến thức có liên quan mà HS đã được học trước đó. Lạ vì mặc dù trơng quen nhưng ngay tại thời điểm đó người học chưa thể giải được.

2.2.3.2.Tổ chức thực hiện

Để tổ chức hướng dẫn cho HS, GV thường tổ chức hoạt động của HS trong phương pháp dạy học nêu vấn đề theo các bước sau:

Bƣớc 1: GV đặt HS vào tình huống có vấn đề

Bƣớc 2: GV yêu cầu HS trả lời cách giải quyết khi bị rơi vào tình huống đó Bƣớc 3: GV tổng hợp ý kiến và nêu ra cách thức giải quyết tình huống dựa

trên những câu trả lời của HS

2.2.3.3. Ưu điểm và hạn chế

Việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề đã phát huy được quan điểm dạy học là lấy HS làm trung tâm. Học sinh tích cực, chủ động, tự giác

tham gia hoạt động học, tự mình tìm ra tri thức cần học chứ khơng phải được thầy giảng một cách thụ động, từ đó giúp các em hứng thú hơn trong việc học văn HS khơng những được học nội dung học tập mà cịn được học con đường và cách thức tiến hành dẫn đến kết quả đó. HS được học cách phát hiện và giải quyết vấn đề. Qua đó bồi dưỡng cho HS khả năng phản xạ nhanh nhạy khi gặp phải những tình huống trong thực tế cuộc sống và tạo khơng khí học tập sơi nổi trong giờ học.

Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề, nếu GV chưa có nghệ

thuật tổ chức, điều khiển phương pháp nêu vấn đề thì mang một số hạn chế sau: Dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch bài học và Học sinh sẽ tỏ ra lúng túng khi gặp phải những tình huống khó mà bản thân chưa từng trải qua.

2.2.3.4. Minh chứng qua một số đề cụ thể

GV có thể áp dụng phương pháp này khi hướng dẫn học sinh khi làm bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

VD1: Khi hướng dẫn HS tìm hiểu vấn đề xã hội trong truyện ngắn

Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu với đề bài “Từ tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, anh (chị) suy nghĩ về nạn bạo hành gia đình trong xã hội

ngay hôm nay. GV đặt ra các tình huống cho học sinh thảo luận, tìm hướng giải quyết chẳng hạn như:

- Nếu em là nhân vật Phùng, khi chứng kiến cảnh người chồng làng chài đánh vợ tàn bạo, em sẽ làm gì?

- Nếu em là nhân vật thằng bé Phác, em sẽ xử sự như thế nào khi thấy cha mình bất hịa, bạo hành mẹ?

Qua những tình huống có vấn đề, HS sẽ nhận thức được những nhiều bài học về nhân cách sống như phải biết cách xử sự phù hợp khi các thành viên trong gia đình bất hịa dẫn đến xơ xát, bạo hành đồng thời phải biết đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ kẻ yếu, phải biết quan tâm, giúp đỡ người khác, biết giải gỡ vấn đề một cách hiệu quả, nhất là biết nhìn nhận đánh giá con người một cách toàn diện, nhân hậu, bao dung v.v.

VD2: Khi HS tiếp cận với dạng đề bài “Không thể bên trong một đằng,

bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” (Lưu Quang Vũ-

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”). Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này.

Tiến hành theo cách thức trên, GV cũng có thể đặt ra những tình huống cho HS giải quyết, phát hiện vấn đề và bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó:

- Tâm trạng của hồn Trương Ba như thế nào khi nhận ra bi kịch mình bị thân xác hàng thịt điều khiển, biến thành kẻ tha hóa, sa đọa?

- Hãy tưởng tượng cuộc sống của Hồn Trương Ba khi ông nhập hồn vào thân xác cu Tị?

- Nếu em là Trương Ba, trong màn đối thoại với Đế Thích, em sẽ giải quyết vấn đề của bản thân như thế nào? Tại sao?

Qua việc đặt tình huống GV sẽ giúp HS nhận thức được bài học quý giá về tinh thần tự đấu tranh với bản thân.

Trong văn bản, nhân vật hồn Trương Ba đã rơi vào bị kịch tha hóa, bi kịch tinh thần. Sau một q trình nhận thức ơng đã quyết liệt đấu tranh với bản thân, với cả cái chết để hướng đến một cuộc sống trong sạch và toàn vẹn. Như vậy cuộc đấu tranh với bản thân là cuộc đấu tranh hết sức khó khăn, nhưng hết sức cần thiết để gìn giữ phần Người trong mỗi con người … Cuộc đấu tranh đó địi hỏi con người phải có lịng dũng cảm, bản lĩnh và cả sự hi sinh.

Từ những cách tiếp cận trên ta thấy mỗi tác phẩm văn chương nghệ thuật chứa đựng những hình tượng nghệ thuật đa nghĩa, phản ánh nhiều vấn đề xã hội khác nhau. Vì vậy trước hành động tích cực tiếp nhận của người đọc, nó hiện lên như một cấu trúc vừa ổn định vừa biến đổi của những hình ảnh mang ý nghĩa thẩm mĩ. Nội dung ý nghĩa của tác phẩm là một hệ thống mở đối với những cách lí giải khác nhau. Cho nên mỗi sự phát hiện, cắt nghĩa, lí giải đúng đắn, hợp lí về ý nghĩa tác phẩm đều có khả năng mang lại cho học sinh những tác động ảnh hưởng nhất định, tạo nên hệ quả đa chiều. Vì vậy trong giờ đọc văn, giáo viên cần tránh giới hạn, gò ép vào một kết quả diễn giảng duy nhất, vào quan điểm, ý đồ của nhà văn mà cần gợi ra cho học sinh

nhiều chiều hướng lí giải khác nhau về ý nghĩa tác phẩm. Đặc biệt cần tránh tình trạng chỉ chú trọng khai thác khía cạnh xã hội mà khơng có sự đầu tư thỏa đáng cho việc tiếp nhận những giá trị khác của tác phẩm văn học.

Ngoài ra, việc tiếp nhận văn học của HS bao giờ cũng vừa mang tính cá nhân gắn liền với cảm xúc, vốn sống, thị hiếu, trình độ, tâm lí riêng của từng cá thể lại vừa mang tính tập thể xã hội, thể hiện sự gặp gỡ, quan điểm chung, tiếng nói hịa đồng của tập thể lớp. Cho nên GV cần phải tác động và xử lí thơng qua các định hướng sư phạm thích hợp, tinh tế nhằm cân bằng ở chừng mực nhất định, tạo ra được sự nhất trí thỏa đáng trên tinh thần chung của lớp học, đồng thời nhấn mạnh và phát huy tính tích cực sáng tạo, năng động chủ quan của HS. Muốn vậy, GV cần có những định hướng cho từng đối tượng HS, phải nhạy bén nắm bắt, kích thích và phát huy tính sáng tạo của các em, khơi gợi các hoạt động bên trong của mỗi HS để các em tiếp nhận tác phẩm, tự tin và hào hứng phát biểu ý kiến, bộc lộ cái riêng của mình.

Mặt khác, việc GV nhận xét, đánh giá ý kiến phát biểu của HS cũng hết sức quan trọng. Nó là một trong những yếu tố tạo hứng thú học tập cho HS, tác động trực tiếp đến hiệu quả giáo dục. Vì vậy GV cần nắm vững kĩ năng sư phạm, nhạy bén, xử lí tình huống hợp lí, có sự định hướng, nhận xét và đánh giá thỏa đáng, điều chỉnh, uốn nắn những quan niệm, cách nghĩ, cách hiểu lệch lạc, sai quỹ đạo chung, đồng thời, động viên khen ngợi, thưởng điểm cho những HS đúng lúc sẽ giúp các em hứng thú, chủ động tích cực hơn trong việc học.

2.3. Vận dụng các kỹ năng làm văn nghị luận để làm tốt dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 64 - 67)