6. Cấu trúc luận văn
2.2. Rèn kỹ năng cho học sinh THPT làm bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra
2.2.1. Phương pháp vấn đáp
2.2.1.1. Khái luận chung về phương pháp vấn đáp
Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó GV đặt ra câu hỏi để HS
được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:
Vấn đáp tái hiện: Giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, khơng cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.
Vấn đáp giải thích - minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe - nhìn.
Vấn đáp tìm tịi: Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. GV tổ chức sự trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trị với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tịi, giáo viên giống như người tổ chức sự tìm tịi, cịn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy.
2.2.1.2. Tổ chức thực hiện
Để tổ chức hướng dẫn cho HS, GV thường tổ chức hoạt động của HS trong phương pháp vấn đáp theo các bước sau:
Bước 1: GV đặt câu hỏi nhỏ, riêng rẽ.
Bước 2: GV chỉ định từng HS trả lời hoặc để học sinh tự nguyện trả lời (mỗi học sinh trả lời một câu hỏi và trước mỗi câu hỏi nên để thời gian cho HS suy nghĩ câu trả lời)
Bước 3: GV tổng hợp ý kiến và nêu ra kết luận dựa trên những câu trả lời đúng của HS
2.2.1.3. Ưu điểm và hạn chế
Việc sử dụng phương pháp vấn đáp sẽ kích thích tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập của HS qua đó bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt
những vấn đề học tập bằng lời và giúp GV thu thập thơng tin từ phía HS để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học và tạo khơng khí học tập sơi nổi trong giờ học.
Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp vấn đáp, người GV chưa có nghệ thuật tổ chức, điều khiển phương pháp đàm thoại thì mang một số hạn chế sau:
- Dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch bài học. - Có thể biến đàm thoại thành cuộc tranh luận giữa GV và học sinh, giữa các thành viên của lớp với nhau.
Một số lưu ý
- Giáo viên cần chuẩn bị thật tốt hệ thống câu hỏi. Các câu hỏi có liên quan chặt chẽ với nhau, câu hỏi trước là tiền đề cho câu hỏi sau, câu hỏi sau là sự kế tục và phát triển kết quả của câu hỏi trước. Mỗi câu hỏi là một cái “nút” của từng bộ phận mà HS cần lần lượt tháo gỡ thì mới được kết quả cuối cùng.
- Để tăng thêm hiệu quả của việc sử dụng phương pháp vấn đáp, GV cần tổ chức đối thoại theo nhiều chiều: GV và HS; HS và HS
2.2.1.4. Minh chứng qua các đề bài cụ thể
Đề 1: “Thà một phút huy hồng rồi chợt tắt Cịn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống trên được gửi gắm trong hai câu thơ trên.
GV đưa ra các câu hỏi phát vấn để giúp học sinh định hướng kiến thức
Câu 1: Hai câu thơ có hình ảnh nào đặc biệt?
Gợi ý: “một phút huy hoàng” và “buồn le lói suốt trăm năm”
Câu 2: Em hãy giải thích ý nghĩa hai hình ảnh trên?
- “Một phút huy hồng”: Sống hết mình, khẳng định mình, để lại dấu ấn của mình giữa cuộc đời, dù sau đó có tàn lụi.
- “Buồn le lói suốt trăm năm”: sống mờ nhạt, yếu ớt vơ nghĩa, không được mọi người biết đến.
Câu 3: Hai câu thơ trên đã thể hiện quan niệm sống của Xuân Diệu như thế
nào?
Gợi ý: Câu thơ của Xuân Diệu ra đời trong bối cảnh thế hệ trẻ đời Việt Nam đón ngọn gió phương Tây với tất cả sự háo hức. Họ bừng tỉnh ý thức cá nhân, muốn phủ nhận lối sống gị bó, khn mẫu mờ nhạt từ đó vươn lên lối sống tận hưởng, tận hiến.
Câu 4: Theo anh (chị) quan niệm này mang tính tích cực hay tiêu cực?
Gợi ý: Trong thời điểm ra đời, câu thơ của Xuân Diệu là một lời tuyên chiến với quan niệm sống cũ, là tun ngơn sống của những trí thức tiến bộ. Đến hơm nay quan niệm này của Xuân Diệu thể hiện được khía cạnh tích cực: hãy sống thật hồn nhiên, sống hết mình, sống cống hiến, tránh lối sống lưng chừng yếu ớt. Bởi suy đến cùng giá trị của đời người không phải là thời gian sống mà là chất lượng sống.
Câu 5: Anh (chị) nghĩ sao khi vẫn có những người hiểu quan niệm này một
cách lệch lạc?
Gợi ý: Khơng ít người sống nơng nổi, sống vội, đốt cháy giai đoạn, bất chấp khẳng định một cách tiêu cực dẫn tới cả đoạn đời còn lại phải gánh chịu hậu quả của chính mình.
Câu 6: Làm thế nào để có quan điểm sống hài hịa trong xã hội hiện nay?
Gợi ý: Mỗi học sinh phải xác định được quan diểm sống lành mạnh, biết cống hiến, hưởng thụ, biết sống cho hiện tại và tương lai, biết sống vì mình và vì mọi người.
Đề 2: Trong truyện ngắn “Đời thừa”, Nam Cao viết: “Sự cẩu thả trong bất cứ
nghề gì cũng là một sự bất lương nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” Anh (chị) bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
GV hướng dẫn HS làm bài thông qua hệ thống câu hỏi sau:
Câu 1: Em hãy giải thích như thế nào là cẩu thả?
Gợi ý: Cẩu thả là một cách thức thực thi cơng việc nào đó, cách làm thiếu trách nhiệm, vội vàng hời hợt, không chú ý đến kết quả.
Câu 2: Em hãy lấy ví dụ về sự cẩu thả ở trong cuộc sống.
Gợi ý: Ví dụ như bước đi vội vàng dễ khiến chúng ta vấp ngã, chữ viết không rõ nét khiến đọc khó đọc, hiểu sai ý nghĩa; Sự cẩu thả thậm chí cịn gây những tác hại khôn lường mà Nam Cao kết luận là bất lương - là khơng có lương tâm đạo đức nghề nghiệp. Chính thái độ thiếu trách nhiệm của khơng ít bác sĩ đã khiến nhiều người bệnh phải chết oan. Những bài giảng hời hợt của nhiều thầy cô ở một số trường học đã làm thui chột khả năng nhận thức của HS.
Câu 3: Nam Cao đã có thái độ như thế nào về sự cẩu thả trong nghề nghiệp?
Vì sao?
Gợi ý: Nam Cao đã tỏ rõ thái độ khơng đồng tình với sự cẩu thả của con người trong cơng việc. Và đó là một thái độ đúng đắn. Bởi sự cẩu thả trong nghề nghiệp không thể khoan nhượng được vì nó vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Chúng ta được trả lương cho cơng việc vì vậy mà ta phải cố gắng thực hiện nó một cách chỉn chu. Khi đó hành vi cẩu thả của chúng ta đồng nghĩa với việc chúng ta gian dối, thiếu ý thức.
Câu 4: Theo anh (chị) phải làm gì để khơng biến mình thành kẻ bất lương, đê
tiện trong công việc?
Gợi ý: Khi làm việc cần có thái độ cẩn trọng, có lương tâm, có tinh thần trách nhiệm, coi kết quả công việc là lương tâm thước đo nhân phẩm của mỗi con người. Tuy nhiên cũng cần tránh sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng qua mức dẫn tới chậm tiến độ công việc.
Như vậy thông qua phương pháp phát vấn đàm thoại GV giúp HS định hướng kiến thức, phát huy được tính tích cực chủ động của mình và khơi dậy được hứng thú đối với mơn văn nói chung và giờ dạy nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học nói riêng.