6. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Kỹ năng phát hiện vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩmvăn học
GV hướng dẫn học sinh làm qua các bước sau:
Bước một: GV cho HS nêu vấn đề xã hội mà các em đã phát hiện trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà và tìm hiểu tác phẩm trên lớp. Nếu HS chưa nêu được
những vấn đề xã hội trọng tâm theo yêu cầu, giáo viên có thể đặt ra hệ thống câu hỏi định hướng, gợi mở vấn đề.
Bước hai: Sau khi HS đã nêu ra được những vấn đề xã hội trọng tâm được phản ánh trong tác phẩm văn học, giáo viên tổ chức cho HS thảo luận và trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề đó trước lớp.
Bước ba: GV nhận xét, đánh giá, cho điểm phần trình bày của HS
VD1:Truyện cổ tích Tấm Cám:
Bước 1: Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản trên lớp, GVdành 10 phút cuối tiết học yêu cầu học sinh nêu vấn đề xã hội của tác phẩm mà các em đã phát hiện ra. GV cũng có thể định hướng bằng một số câu hỏi:
- Ban đầu mỗi khi bị mẹ con Cám ức hiếp, Tấm đã làm gì? Tại sao Tấm lại được Bụt giúp đỡ?
- Tại sao từ khi Tấm trở thành hồng hậu thì Tấm khơng được Bụt cứu giúp nữa. Từ đó, sau mỗi lần bị hại, Tấm đã làm gì? Kết quả?
- Theo em, tác giả dân gian để Tấm giết chết Cám là nhằm muốn nói lên điều gì? Em có đồng tình với tình tiết này khơng, tại sao?
Bước hai: Sau khi HS phát hiện ra vấn đề xã hội được phản ánh trong tác phẩm: Tinh thần tự đấu tranh quyết liệt với cái xấu, cái ác. GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhanh và phát biểu vấn đề trên.
Bước ba: GV nhận xét đánh giá ý kiến phát biểu của học sinh. Và có thể nhấn mạnh một số ý:
Cái thiện và cái xấu, cái ác luôn tồn tại trong mỗi con người, mỗi gia đình và xã hội. Khi một người bị đè nén, áp bức, bị hãm hại, họ thường khóc lóc, kêu cầu. Người khác có thể động lịng thương mà cứu giúp, nhưng chẳng ai có thể cứu giúp đỡ mãi được. Bản thân người bị hại phải tự đấu tranh chống lại kẻ xấu để giành quyền sống và hạnh phúc cho mình theo quy luật “con giun xéo lắm cũng quằn”. Tuy nhiên, có những cái xấu, người xấu có thể cảm hóa hướng thiện được, nhưng cũng có những người xấu đã thành bản chất, khó có thể thay đổi được. Họ quá độc ác, tàn bạo, khơng thể dung thứ; họ cịn
tồn tại là còn gieo rắc tội ác, thảm họa cho người khác. Như mẹ con nhà Cám vậy, nếu khơng bị trừng phạt thì chắc chắn họ cịn sát hại Tấm đến cùng. Vậy thì chỉ có tinh thần tự đấu tranh, quyết liệt tiêu diệt những kẻ phi nhân tính như mẹ Cám thì những người ăn ở hiền lành lương thiện như Tấm mới được sống yên ổn, hạnh phúc. Sống là đấu tranh !
VD2: Bài Rama buộc tội:
Bước1: Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản trên lớp, GV dành 10 phút cuối tiết học yêu cầu HS nêu vấn đề xã hội của tác phẩm mà các em đã phát hiện ra. GV cũng có thể định hướng bằng hệ thống câu hỏi:
- Qua phần tóm tắt văn bản, em thấy tình u Rama dành cho Xita như thế nào? - Tại sao một người có tình u vợ tha thiết, dám qn mình xả thân cứu vợ khỏi tay quỷ vương ranh ma tàn bạo như Rama lại có thể đối xử với vợ lạnh nhạt, trịnh thượng, đầy những lời lẽ xúc phạm nhục mạ khiến nàng phải đau khổ đến mức tìm đến cái chết?
Bước hai: Sau khi HS phát hiện ra vấn đề xã hội trọng tâm được phản ánh trong tác phẩm: Sự ghen tuông mù quáng. GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhanh và phát biểu vấn đề trên.
Bước ba: GV nhận xét, đánh giá ý kiến phát biểu của HS và có thể nhấn mạnh một số ý:
Gia vị của tình u đó chính là sự ghen tuông. Sự ghen tuông là một trong những yếu tố thể hiện cho một tình u sâu đậm, khơng chấp nhận sẻ chia. Thế nhưng sự ghen tuông thái quá sẽ khiến cho người ta dễ trở nên mù quáng, mất lí trí, xử sự thơ bạo và tàn nhẫn. Khi ấy sự ghen tuông sẽ trở thành liều thuốc độc giết chết tình yêu và đẩy người trong cuộc vào bi kịch để lại những hậu quả đau lòng.
Ở đây sự ghen tuông mù quáng đã khiến Rama nhẫn tâm nhục mạ và đẩy vợ đến chỗ chết, khiến nàng Xita xinh đẹp, một mực thủy chung với chồng đã phải đau khổ tự thiêu. Trong văn học Việt Nam thì nàng Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương cũng bị chồng ghen bóng ghen gió
mà tàn nhẫn xúc phạm, xua đuổi khiến nàng uất ức, cùng đường gieo mình xuống sơng tự vẫn.
Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm ln có ý nghĩa với mọi thời là đừng ghen tng mù qng vì tình u và hạnh phúc gia đình chỉ có thể đậm sâu khi mỗi người biết bao dung, tin tưởng, tôn trọng và yêu thương nhau.
VD3: Bài Trao duyên
Bước 1: Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản trên lớp, GV dành 5phút cuối tiết học yêu cầu HS nêu vấn đề xã hội của đoạn trích mà các em đã phát hiện ra. GV cũng có thể định hướng bằng một số câu hỏi:
- Đoạn trích Trao duyên thể hiện những phẩm chất nào của Thúy Kiều? - Nếu là Thúy Kiều, em sẽ xử sự như thế nào khi gia đình gặp tai biến như thế?
Bước hai: Sau khi HS phát hiện ra những vấn đề xã hội được phản ánh trong đoạn trích: Lịng thiếu thảo, sự chung tình,… GV tổ chức cho học sinh xác
định một số vấn đề xã hội trọng tâm, thảo luận nhanh và phát biểu ý kiến về vấn đề đó trước lớp.
Bước ba: GV nhận xét, đánh giá ý kiến phát biểu của HS. Và có thể nhấn mạnh một số ý:
Đoạn trích tập trung thể hiện nỗi đau đớn tột bậc của Kiều khi phải trao dun cho em, qua đó làm khắc họa được tình yêu sâu đậm của nàng dành cho Kim Trọng. Nhưng qua đó người đọc cũng nhận thấy được tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ, gia đình. Vì gia đình, Kiều sẵn sàng hi sinh mối tình đẹp đẽ tha thiết với chàng Kim, chấp nhận bi kịch tình thần tình yêu tan vỡ và một tương lai mịt mờ, vơ định, đầy sóng gió. Phải nói đó là một sự hi sinh rất lớn, sự hi sinh cao đẹp.
Trong lúc xã hội ngày càng xuất hiện những con người có lối sống ích kỉ, thực dụng thì cách xử sự của Kiều thực sự là một tấm gương sáng, một bài học quý giá của một con người có trách nhiệm với gia đình, biết hi sinh hạnh phúc cá nhân để làm những điều tốt đẹp cho những người mình u thương. Điều đó càng làm tơn thêm phẩm giá đáng q của người con gái cao đẹp ấy.
VD 4: Bài thơ Thƣơng vợ:
Bước 1: Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản trên lớp, GV dành 5 phút cuối tiết học yêu cầu học sinh nêu vấn đề xã hội của bài thơ mà các em đã phát hiện ra. GV cũng có thể định hướng bằng hệ thống câu hỏi:
- Bài thơ Thương vợ khắc họa hình ảnh bà Tú như thế nào? Tại sao ông Tú lại không giúp đỡ được gì cho vợ trong trong việc mưu sinh?
- Suy nghĩ của em về người đàn ơng trong gia đình hiện đại?
Bước hai: Sau khi HS phát hiện ra vấn đề xã hội rút ra từ bài thơ Thương vợ:
Vai trò và trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình hiện đại, GV tổ chức học sinh thảo luận nhanh và phát biểu ý kiến về vấn đề đó trước lớp. Bước ba: GV nhận xét, đánh giá ý kiến phát biểu của học sinh. Và có thể nhấn mạnh một số ý:
Trong gia đình phụ hệ, người đàn ơng, người chồng, người cha đóng vai trị trụ cột gia đình, họ là người chủ yếu gánh vác việc mưu sinh và giải quyết những việc lớn trong gia đình và ngồi xã hội. Họ là người được nể trọng. Thế nhưng vẫn có những người đàn ơng có lối sống gia trưởng, độc đoán, thẳng việc, lười biếng, ỉ lại … gây khổ cho vợ con, thậm chí trở thành gánh nặng cho gia đình.Ở đây, ơng Tú vì lo việc học, vì định kiến xã hội mà khơng thể giúp đỡ vợ, chia sẻ những khó khăn với người vợ yêu quý của mình. Vậy nên người đàn ông hiện đại, không chỉ là trụ cột gia đình, gánh vác trách nhiệm với gia đình và xã hội mà cịn phải là người chồng, người cha biết quan tâm, chia sẻ việc gia đình, chung tay ni dạy con cái, chăm sóc cha mẹ. Chỉ có như vậy thì mới vun đắp được hạnh phúc gia đình.
2.2. Rèn kỹ năng cho học sinh THPT làm bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học qua một số phƣơng pháp dạy học tích cực