Chuẩn bị và tổ chức thể nghiệm

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 93 - 96)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.4.Chuẩn bị và tổ chức thể nghiệm

3.1.4.1. Giáo viên dạy thể nghiệm

Các tiết dạy học thể nghiệm kể cả ngoài giờ và lên lớp đều được chúng tơi mời giáo viên có kinh nghiệm lâu năm và có chun mơn vững vàng về giảng dạy. Đồng thời những GV được mời thể nghiệm cũng chính là những thầy cơ giáo trực tiếp giảng dạy học bằng các phương pháp thông thường trước đó ở các lớp đối chứng. Chúng tơi đã gặp gỡ trao đổi với giáo viên được mời dạy thực nghiệm. Cùng giáo viên thực nghiệm nghiên cứu, trao đổi thống nhất về giáo án thực nghiệm và qui trình thực nghiệm.

Bảng 3.2. Phân cơng giáo viên dạy thực nghiệm và đối chứng

Giáo viên Trƣờng THPT Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Ngô Thị Quyên Hàn Thuyên 12A7 12A8

Nguyễn Thị Vân Hàn Thuyên 12A9 12A10

3.1.4.2. Tiến trình thực nghiệm

Tiến hành giảng dạy các tiết học thực nghiệm theo đúng như phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy của nhà trường nhằm đảm bảo cơng việc diễn ra bình thường.

Giáo án và các tư liệu, phương tiện sử dụng hỗ trợ dạy học được chuẩn bị chu đáo cho các tiết dạy học.

STT Lớp Số HS Lực học khảo sát ban đầu

Giỏi Khá TB Yếu 1 Thể nghiệm 12A7 47 2(4%) 32(68%) 13(28%) 0(0%) 2 12A8 46 1(2%) 30(65%) 15(33%) 0(0%) 3 Đối chứng 12A9 45 0(0%) 25(55%) 19(43%) 1(2%) 4 12A10 47 1(2%) 34(72%) 12(27%) 0(0%)

GV tiến hành tổ chức dạy học ở lớp thực nghiệm và đối chứng cho HS theo yêu cầu đã được đưa ra. Ở lớp thực nghiệm, GV bám sát nội dung giáo án đã được thiết kế, các yêu cầu của tiết dạy thể nghiệm đã được đưa ra và thống nhất.

Tiết dạy đối chứng được giáo viên thực hiện với giáo án thông thường của chính giáo viên chuẩn bị.

Các hoạt động dạy học trong và ngoài giờ của giáo viên chúng tôi tiến hành dự giờ đánh giá và kiểm tra mức độ tiếp nhận của học sinh thông qua bài trắc nghiệm nhanh đặc biệt là bài viết nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học sau khi giáo viên tổ chức các tiết dạy học tuân thủ theo giáo án thể nghiệm đã được chúng tôi chuẩn bị trước.

3.1.4.3. Kiểm tra và thu nhận kết quả thực nghiệm

Sau các tiết dạy chúng tôi sẽ phát phiếu bài tập cho HS thực nghiệm. Căn cứ vào bài làm của các em có thể thấy được mức độ nhận thức của HS đến đâu. Đồng thời cũng đánh giá được hiệu quả của các phương pháp giảng dạy đưa ra co học sinh. Thơng qua đó đối chứng giữa các biện pháp đề xuất với cách dạy học thông thường để thấy được hiệu quả của biện pháp được đề xuất.

Tiến hành kiểm tra đánh giá hiệu quả rèn luyện kĩ năng cho học sinh thông qua việc kiểm tra đánh giá điểm số bài làm của học sinh. Việc ra đề và kiểm tra được tiến hành chung cùng đề bài cùng thời gian và cùng yêu cầu đối với cả hai lớp đối chứng và 2 lớp thể nghiệm. Chấm bài một cách công tâm khách quan trên đáp án và thang điểm đã được xây dựng:

Đề bài:

“Em ơi em Đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất nước muôn đời”…

(Đất nước, trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12

nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục 2008)

Dựa vào ý thơ trên hãy viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay đối với đất nước.

Nội dung Điểm a.Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

1

b.Yêu cầu về kiến thức: 1.Nêu đƣợcvấn đề nghị luận: 2.Giải thích ý thơ:

Là lời nhắn nhủ thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước: Đất nước là máu xương, là hình hài – sự sống, phải biết gắn bó, san sẻ, hóa thân. Từ đó, nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa chung và riêng, cá nhân và cộng đồng. Mỗi cá nhân vô danh góp phần làm nên đất nước bất tử.

3.Bàn luận: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất nước là máu thịt của mỗi cá nhân, gắn bó mặt thiết với sự sống mỗi cá nhân.Vận mệnh đất nước cũng là vận mệnh cá nhân.Trách nhiệm với Đất nước thể hiện trước hết ở trách nhiệm với chính bản thân mình. Bảo vệ Đất nước là bảo vệ sự sống của chính mình.

- Thấy được sự sống mỗi cá nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của đất nước, bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân; mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho thế hệ tiếp theo.

- Thấy được tuổi trẻ là rừng cột của nhà nước, gánh vác sứ mệnh lịch sử của dân tộc; phải biết rèn luyện tài đức, khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh của con người Việt

1

3

3

Nam để đưa dân tộc ta vươn ra biển lớn…

- Phê phán một bộ phận giới trẻ hiện nay sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.

4.Nêu bài học nhận thức và hành động của bản thân

-Việc đánh giá bài viết của HS cần căn cứ vào nội dung các luận điểm mà HS đưa ra, đồng thời căn cứ trên cách diễn đạt của HS.

- Bài viết không đảm bảo bố cục và các ý diễn đạt, mắc lỗi kiến thức trừ 2 điểm.

- Bải viết mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt trừ 1 điểm.

Việc đánh giá và chấm điểm bài viết của HS được căn cứ trên thang điểm và đáp án đã được xây dựng. Đánh giá HS theo thang điểm 10 cụ thể như sau:

- Loại giỏi từ 8 – 10 điểm. - Loại khá từ 7 – 7,5 điểm. - Loại trung bìn từ 5- 6,5 điểm - Loại yếu từ 3 – 4,5 điểm. - Loại kém từ 0 – 3,5 điểm.

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 93 - 96)