Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường nhé, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 34 - 36)

1.4. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch

Kiểm tra là chức năng cơ bản để bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý chính xác. Thức tế quản lý cho thấy, không kiểm tra sẽ không đánh giá đúng thực trạng, cũng như khơng có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy và hỗ trợ các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nếu tổ chức tốt việc

kiểm tra thì cũng như có ngọn đèn “pha”. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng chín phần mười khuyết điểm trong cơng việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì cơng việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần”.

Kiểm tra còn giúp cho việc đánh giá khen thưởng chính xác những cá nhân và tổ chức có thành tích, đồng thời phát hiện những lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa kịp thời.

Đối với hoạt động dạy học nói chung, hoạt động bồi dưỡng HSG nói riêng, kiểm tra cần tập trung vào các nội dung cơ bản như sau:

- Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn: Dự giờ dạy trên lớp của GV để đánh giá xếp loại theo 10 tiêu chuẩn mà Bộ GD&ĐT ban hành.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Kiểm tra việc thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy bộ môn, chất lượng bài soạn của GV thể hiện rõ nét đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra hồ sơ chun mơn (ít nhất 2 lần/học kỳ). Kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học và thực hiện các tiết thực hành, việc chấm bài, trả bài và vào điểm kiểm tra của HS theo quy định, việc ghi sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, sổ điểm chính của lớp (đặc biệt là các lời nhận xét của GV).

- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp chuyên môn theo quy định: Nền nếp ra vào lớp; thực hiện phân phối chương trình; nền nếp sinh hoạt tổ nhóm chun mơn; bồi dưỡng HSG, dự giờ thăm lớp; đăng ký thao giảng; làm đồ dùng dạy học; viết SKKN.

- Việc kiểm tra gắn với công tác thi đua nên khi kiểm tra phải ghi biên bản tổng hợp, phải có đánh giá xếp loại và được thông báo kết quả trước hội đồng, phải có động viên, khen thưởng những người thực hiện tốt và nhắc nhở, phê bình, rút kinh nghiệm những việc chưa thực hiện tốt.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường nhé, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)