Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh giỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường nhé, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 101 - 105)

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trường

3.3.5. Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh giỏi

3.3.5.1. Mục đích

Xã hội ngày càng phát triển với sự bùng nổ của thông tin, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, lượng kiến thức cần cập nhật ngày càng nhiều. Song chúng ta không thể nhồi nhét tất cả tri thức đó cho thế hệ trẻ mà phải dạy các em phương pháp tự học để tự lĩnh hội tri thức.

Tự học ln giữ vị trí rất quan trọng trong quá trình học tập của người học, nó là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động học tập bộ mơn. Bởi cho dù GV có kiến thức un thâm đến đâu, phương pháp giảng dạy hay đến mấy nhưng HS khơng có khát khao chiếm lĩnh trí thức, khơng có sự say

mê học tập, khơng có kế hoạch và phương thức tự học hợp lý thì kết quả học tập không cao. Khi bàn về vấn đề tự học, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã phát biểu: “Tự học, tự đào tạo là con đường phát triển suốt cuộc đời của mỗi người…

Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục” (Trích thư gửi Hội thảo khoa học nghiên cứu phát triển tự học, tự đào tạo

ngày 6/1/1998). Tự học sẽ kích thích tính tích cực, hứng thú của HS, giúp các em biết cách để chiếm lĩnh tri thức mơn học và có thể học tập suốt đời.

Như đã phản ánh ở phần thực trạng, HSG Trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé đã có ý thức tự học, nhưng phương pháp tự học cịn hạn chế. Do đó, nhà trường cần phát triển KN tự học cho HSG.

3.3.5.2. Nội dung của biện pháp

Hình thành các KN tự học sau cho HSG:

- KN lập kế hoạch tự học: Học tập có phương pháp khoa học trước hết phải có kế hoạch học tập hợp lí và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ kế hoạch đó. Xây dựng kế hoạch tự học hợp lí là đảm bảo cho việc học có hiệu quả. Khi xây dựng kế hoạch tự học, HS cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Xây dựng kế hoạch tự học phải đảm bảo thời gian cho từng môn học. Bởi không nên để môn thi HSG ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn học khác. Đồng thời cũng khơng được để q ít thời gian tự học cho môn thi HSG.

+ Đảm bảo luân phiên xen kẽ giữa tự học và nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các hoạt động xã hội khác.

+ Cần phải tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự học. Để từ đó có những điều chỉnh hợp lí kế hoạch.

+ Ghi chép một cách chủ động, chính xác theo ý hiểu của bản thân như biết xác định nội dung cần ghi, nội dung khó, ghi những câu hỏi liên quan đến nội dung bài học mà HSG chưa hiểu...

+ Khi ghi chép HS cũng cần ghi nhanh nhưng không cẩu thả để khi đọc lại được thuận lợi. Cũng không cần ghi trau chuốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình nghe và tư duy. Đặc biệt cần ghi rõ ràng, vẽ nhanh các sơ đồ, hình vẽ cũng như các chú thích về chúng.

- KN làm việc với SGK: Đây là tài liệu có vị trí đáng kể trong việc nắm vững kiến thức nói chung và phát huy tính tích cực hoạt động trí tuệ của HSG.

- KN tự làm việc với tài liệu tham khảo: KN làm làm việc với tài liệu tham khảo giúp HSG có ý thức tự đọc sách, say mê, tự giác học tập. Do đó, GV cần cung cấp cho HSG tên tài liệu và hướng dẫn HS biết ghi lại những vấn đề rút ra sau khi đọc tài liệu (vấn đề liên quan đến nội dung bài học, nội dung thích nhất, những thắc mắc, những vấn đề phức tạp chưa rõ để phản ánh với GV, yêu cầu GV giải thích).

- KN trả lời câu hỏi và tự đặt câu hỏi: Tự đặt câu hỏi là trong quá trình tiếp thu kiến thức, HSG nảy sinh những thắc mắc, những câu hỏi mong muốn tìm hiểu sâu hơn vấn đề đang học. Trả lời câu hỏi là độc lập suy nghĩ, nhận thức được yêu cầu của câu hỏi, huy động kiến thức đã có để trả lời câu hỏi.

- KN tự ôn tập, củng cố kiến thức: tự biết củng cố kiến thức đang học sau mỗi mục, mỗi phần của bài học thông qua việc ghi nhớ kiến thức cốt lõi mà GV cung cấp, hay trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra; biết hệ thống hóa kiến thức tồn bài để nắm vững được nội dung chính của bài (sơ đồ tư duy, bảng thống kê..); biết sử dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập.

- KN tự kiểm tra, đánh gia: Đó là HS tự biết tái hiện lại kiến thức đã học như tự lập và nhớ lại dàn ý đã học, tự trình bày, trao đổi lại với bạn bè theo dàn ý đã lập; Tự trả lời câu hỏi trong SGK, sách nâng cao, các bài tập GV giao.

3.3.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Giúp GV nhận thấy được vai trò to lớn của việc tự học đối với HSG, chỉ có tự học mới giúp HS chủ động, tích cực. Nhà trường khơng chỉ là nơi để trang bị kiến thức mà dạy cho HS phương pháp để tự chiếm lĩnh tri thức và biết học tập suốt đời. Đồng thời HS cũng phải ý thức được mục đích, nhiệm vụ tự học, chỉ có tự học thì kết quả học tập mới được nâng lên và là con đường duy nhất để học tập suốt đời.

- BGH tổ chức cho GV từng bộ môn xây dựng cách thức tự học từng bộ mơn (mang tính đặc thù). Sau đó triển khai đến từng HS nhằm trang bị cho các em “chìa khóa” để mở cánh cửa tri thức của từng môn học. Đồng thời mỗi GV cũng phải thường xuyên tư vấn về việc tự học cho HS.

- Để HS có thể biết cách ghi chép bài giảng, bài giảng của thầy phải được trình bày một cách khúc triết, rõ ràng. Đồng thời nhấn mạnh phần nào kiến thức nào là trọng tâm để HSG biết tự ghi chép phần nào kiến thức nào không giảng hoặc giới thiệu để HSG tự đọc ở nhà. Còn để HS biết cách làm việc với SGK, GV phải rèn luyện cho HSG hệ thống các KN liên quan như KN đọc và phát hiện những kiến thức cơ bản trong SGK, KN lập dàn ý bài viết SGK, KN tìm ý và trả lời câu hỏi SGK, KN nghe giảng và tự ghi chép.

- Để kích thích việc tự học của HS, GV tăng cường sử dụng phương tiện trực quan, công nghệ thông tin trong dạy học.

- Định hướng cho GV cần chú trọng đến việc củng cố bài học trong q trình dạy chính khóa hoặc tổ chức bồi dưỡng HSG. GV hướng dẫn HSG về nhà cần học tập những nội dung gì, sưu tầm tài liệu, liên hệ thực tế nội dung bài học và chuẩn bị bài mới ra sao. Thiết nghĩ việc định hướng cho HS sau mỗi tiết học về nhiệm vụ học tập là rất quan trọng. Từ đó HSG xây dựng kế hoạch học tập phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ GV giao. Tuy nhiên, giao nhiệm vụ học tập về

nhà phải gây hứng thú cho các em HS và phù hợp với từng đối tượng HS (vừa sức với từng em HS).

- Cùng với việc giao nhiệm vụ, GV cần kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của HSG qua việc kiểm tra bài cũ, qua các câu hỏi vận dụng, liên hệ, so sánh liên quan giữa nội dung kiến thức đã học và nội dung kiến thức đang tìm hiểu.

- GV cần động viên, khích lệ HSG hồn thành xuất sắc nhiệm vụ GV giao, có những phát hiện mới, những câu hỏi hay xoay quanh nội dung học tập mà HSG có thể đặt ra trong q trình học tập, nghiên cứu tài liệu tham khảo.

- Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi để HSG có thể tự học như phải có đầy đủ sách tham khảo, mở phịng máy và bật Wife để HSG có thể vào truy cập các thơng tin, kiến thức liên quan đến mơn học có sự quản lý của cán bộ thư viện.

- Tổ chức cho GV và HSG tham gia nghiên cứu khoa học như thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học do Sở GD&ĐT tổ chức.

- Tổ chức hiệu quả các giờ tự học vào các buổi tối cho HSG: HSG cũng tham gia học tập như các HS khác, do đó giờ học buổi tối cần được quản lý tốt để tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho tất cả HS. Để quản lý tốt giờ tự học cần:

+ Tổ chức học tập trung trên lớp.

+ Cần bố trí cán bộ lớp, tổ, cờ đỏ và GV trực tối để quản lý giờ tự học. + BGH cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho giờ tự học. Kiểm tra chất lượng giờ tự học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường nhé, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 101 - 105)