Thống kê số giải HSG cấp tỉnh theo môn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường nhé, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 58)

Stt Các bộ môn Năm học 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014 – 2015 1 Toán 0 3 2 2 2 Vật lý 0 0 6 4 3 Hóa học 0 0 0 0

4 Sinh học 0 3 0

5 Ngữ văn 2 1 3 2

6 Lịch sử 3 2 5 4

7 Địa lí 0 1 1 3

8 Tiếng Anh 0 0 0 0

9 Giáo dục công dân 0 0 2 1

Tổng số 5 6 22 16

(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên)

Qua bảng thống kê cho thấy, kết quả thi HSG đã phản ánh số giải HSG của nhà trường tăng hằng năm, tuy nhiên không ổn định (năm học 2013 – 2014 có 22 giải, năm 2014 – 2015 có 16 giải). Đồng thời tỷ lệ HS đạt giải cao rất thấp (HS đạt giải nhất 0, nhì chỉ có 1 chiếm tỉ lệ 3,1%). Số bộ môn chiếm ưu thế hàng năm về số giải là môn khoa học xã hội. Điều đó phản ánh hai vấn đề, về phía HS, HS là người dân tộc thiểu số, sống ở điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tư duy logic; GV đối với các bộ môn khoa học tự nhiên như Hóa học, Sinh học cịn hạn chế về năng lực chun mơn, nghiệp vụ sư phạm

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi ở trƣờng PTDTNT THPT huyện Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên

2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, GV và HS về mục đích của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

Tác giả đã tiến hành khảo sát đối với CBQL, GV và HSG câu hỏi: “Mục

đích khi GV và HSG tham gia bồi dưỡng HSG là gì?”. Với các lựa chọn sau:

- Đối với CBQL, GV

A. Để nâng cao uy tín trước đồng nghiệp, HS và phụ huynh HS. B. Để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của HS.

C. Để nâng cao uy tín của nhà trường.

D. Để thầy (cơ) có cơ hội nâng cao năng lực chuyên môn. E. Để được xét nâng lương trước thời hạn.

- Đối với HSG

A. Để đi thi và đạt kết quả cao trong kỳ thi HSG. B. Để HS phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực. C. Để nâng cao uy tín của nhà trường.

D. Để trở thành người tài sau này phục vụ quê hương, đất nước.

E. Để HS được cộng điểm khuyến khích xét tốt nghiệp, có cơ hội tuyển thẳng vào ĐH.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát CBQL, GV và HSG về mục đích bồi dƣỡng HSG Stt Mục đích CBQL, GV HSG Số người tham gia Số người chọn Tỉ lệ % Số người tham gia Số người chọn Tỉ lệ % 1 A 25 15 60 40 8 20 2 B 25 5 20 40 15 37,5 3 C 25 2 8 40 1 2,5 4 D 25 3 12 40 12 30 5 E 25 0 0 40 4 10

Kết quả khảo sát cho thấy đối với CBQL, GV phần lớn cho rằng mục đích bồi dưỡng HSG để nâng cao uy tín trước đồng nghiệp, HS và phụ huynh HS. Với quan niệm này nhiều khi GV vì thành tích, vì danh dự sẽ tạo ra áp lực, sự căng thẳng cho HSG. Đối với HS, đa phần đã nhận thức được việc tham gia bồi dưỡng HSG để phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực. Song một số HS cũng cho rằng để đi thi và đạt kết quả cao trong kỳ thi HSG (20%).

Kết hợp với việc khảo sát, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 10 HSG với câu hỏi sau: “Mục đích chính khi em thi vào trường PTDTNT THPT

huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là gì?”. Tác giả thu được câu trả lời như sau:

Có 2 HS trả lời là để biết tự lập trong môi trường nội trú; 2 HS trả lời là để được học với thầy (cô) giáo dạy giỏi; 6 HS cho rằng đến học tập tại trường được ăn, ở, sinh hoạt tại trường, gia đình khơng phải lo và có cơ hội được tuyển thẳng vào các trường chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường. Như vậy, HSG vẫn cịn có tư tưởng dựa vào chính sách, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Nhiều em tham gia đội tuyển HSG nhưng chưa có sự quyết tâm cao trong việc chinh phục đỉnh cao tri thức.

2.4.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT về việc tổ chức thi chọn HSG cấp tỉnh, BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học. Trong kế hoạch đã đề cấp đến điều kiện HS dự thi, thời gian, thời lượng bồi dưỡng đội tuyển, nội dung chương trình, phân cơng GV bồi dưỡng và kinh phí tổ chức. Tuy nhiên, các nội dung trên cịn sơ sài. Ngồi ra, trong kế hoạch cũng không xác định rõ được mục đích, mục tiêu bồi dưỡng HSG, chưa đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của nhà trường và các biện pháp để đạt được mục tiêu đề ra. Đặc biệt là thời gian, cách thức tuyển chọn HSG chưa được đề cập trong kế hoạch. Kế hoạch xây dựng chỉ một năm, chưa có kế hoạch lâu dài cho mỗi đội tuyển trong một khóa học.

Tác giả cũng đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với tổng số 15 GV tham gia bồi dưỡng HSG về kế hoạch bồi dưỡng HSG, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11: Đánh giá mức độ thực trạng việc lập kế hoạch bồi dƣỡng HSG của nhà trƣờng Stt Nội dung Số GV trả lời

Số lượng GV lựa chọn theo từng

mức độ Điểm trung bình Thứ bậc Rất tốt Tốt thường Bình Khơng tốt 1 Kế hoạch được lập sớm và thông báo rõ ràng đến từng GV, đội tuyển HSG. 15 3 8 4 0 1,9 2 2

Thời khóa biểu bố trí hợp lý, khoa học.

15 7 8 0 0 2,47 1

3

Nội dung kế hoạch đầy đủ và bám sát chương trình bồi dưỡng HSG của từng đội tuyển. 15 2 6 7 0 1,7 4 4 Kế hoạch phân công GV giảng dạy đội tuyển được đưa ra sớm và hợp lý.

15 2 8 5 0 1,8 3

5

Kế hoạch phù hợp với các điều kiện CSVC, ngân sách của nhà trường.

Tác giả cũng đã tiến hành khảo sát HSG về thời lượng học tập của cá em, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.12: Ý kiến của HSG về thời lƣợng tham gia bồi dƣỡng HSG

Stt Đánh giá về thời lượng tham gia bồi dưỡng HSG

Số HS tham gia Số HS lựa chọn Tỷ lệ % 1 Rất căng thẳng 40 0 0 2 Hơi căng thẳng 40 15 37,5 3 Vừa phải, thích hợp 40 25 62,5

Qua kết quả khảo sát cho thấy kế hoạch được lập sớm và thông báo rõ ràng đến từng đội tuyển. Điều này giúp cho GV bồi dưỡng chủ động trong cơng tác bồi dưỡng HSG. Thời khóa biểu được lập hợp lý, khoa học với điểm trung bình là 2,47. Việc bố trí thời khóa biểu hợp lý giúp GV có thời gian nghỉ ngơi, chuẩn bị bài và nghiên cứu tài liệu. Đồng thời, về thời lượng bố trí bồi dưỡng HSG là hợp lý, khơng gây căng thẳng cho HSG. Thời lượng bồi dưỡng được rải đều trong năm với 60 tiết cho một bộ môn. Tuy nhiên, kế hoạch chưa bám sát chương trình bồi dưỡng HSG của từng đội tuyển và chưa phù hợp với điều kiện CSCV của nhà trường với điểm trung bình là 1,5. Một số ít bộ mơn đến khi sắp diễn ra kỳ thi cịn tăng cường việc ơn tập cho HS tạo ra sự căng thẳng cho các em.

2.4.3. Công tác phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi

Qua nghiên cứu kế hoạch bồi dưỡng HSG của BGH, tổ trưởng tổ chuyên môn và trực tiếp tham gia bồi dưỡng HSG, tác giả nhận thấy nhà trường không tổ chức thi chọn đội tuyển, thi HSG cấp trường để làm căn cứ tuyển chọn HS tham gia thi HSG cấp tỉnh. Công tác tuyển chọn, phát hiện HSG được giao toàn quyền cho GVV, trên cơ sở ý kiến chủ quan của từng GV. Do đó, nhiều khi cơng

tác tuyển chọn HSG còn thiếu căn cứ, chưa phù hợp với năng lực và nguyện vọng của HS. Không những vậy, việc tuyển chọn HSG cũng chưa có tính kế thừa và phát triển, có những HS lớp 10 trong đội tuyển Hóa học, lớp 11 trong đội tuyển Tốn.

Do việc giao tồn quyền cho GV nên nhà trường cũng chưa tổ chức cho các môn thi được xem là thế mạnh (thường xuyên có giải và giải cao) được ưu tiên chọn lựa những HS phù hợp, có năng lực với bộ mơn nhất.

Bên cạnh đó, thời gian tuyển chọn cũng chưa được quy định cụ thể, có một số GV tiến hành tuyển chọn đội tuyển muộn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng HSG, tạo ra những áp lực, căng thẳng với HS.

Để khảo sát về biện pháp phát hiện, tuyển chọn HSG của GV, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 15 GV bồi dưỡng HSG qua phiếu hỏi. Kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát GV về biện pháp phát hiện và tuyển chọn HSG

Stt Biện pháp GV Số người tham gia Số người lựa chọn Tỉ lệ % 1

Qua việc tổ chức giờ học để quan sát ý thức học tập, sự say mê đối với môn học của HS.

15 11 73,3

2

Thông qua kết quả học tập môn học, kết quả thi HSG cấp THCS ở các năm học trước

15 0 0

3 Qua kết quả giải các bài tập nâng cao,

bài tập mang tính chất logic chuyên sâu. 15 4 26,7 4 Cho HS tự nguyện đăng ký môn học 15 0 0

tham gia ôn luyện đội tuyển HSG.

5

Qua việc xem xét học sinh có đủ điều kiện dự thi theo quy định của Sở GD&ĐT.

15 0 0

Với kết quả khảo sát ở trên cho ta thấy 73,3% GV bồi dưỡng HSG đã bước đầu biết cách phát hiện, tuyển chọn HSG qua ý thức học tập, sự say mê đối với môn học của HS. 26,7% GV phát hiện qua kết quả giải các bài tập nâng cao, bài tập mang tính chất logic chuyên sâu. Số liệu trên phản ảnh một thực tế, GV bồi dưỡng HSG tuyển chọn HSG chưa có điều kiện để tuyển chọn những HSG thơng minh, nắm bắt vấn đề nhanh, hiểu sâu bản chất vấn đề. Vì thực chất HS của trường chủ yếu là những HS cần cù, chịu khó, có niềm đam mê với mơn học. Đồng thời, công tác tuyển chọn chủ yếu là do GV chỉ định, HS chưa được quyền chọn lựa bộ môn mà các em tham gia bồi dưỡng. Điều đó, cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng HSG, bởi có HS sẽ tham gia đội tuyển chưa phải là môn học các em đam mê, khi tham gia đội tuyển ôn cũng sẽ không có quyết tâm cao để chinh phục tri thức của môn học.

2.4.4. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

Từ kế hoạch thực hiện hoạt động bồi dưỡng HSG, nhà trường phân công cho một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và các tổ trưởng chuyên môn quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG. Đồng thời, ban hành quyết định phân công nhiệm vụ bồi dưỡng HSG cho các GV có trình độ chun mơn và năng lực sư phạm tốt nhất phụ trách các đội tuyển của các bộ môn mũi nhọn của nhà trường. Ngồi ra, BGH cũng khuyến khích tất cả các GV tham gia bồi dưỡng HSG để tạo phong trào dạy học trong nhà trường. Qua đó giúp GV tích lũy thêm kinh nghiêm bồi dưỡng HSG. GV được phân cơng bồi dưỡng cũng chính là GV giảng dạy trực tiếp bộ môn ấy trong giờ học chính khóa. Điều này có ý nghĩa quan

trọng, bởi giờ học chính khóa với nội dung kiến thức cơ bản được học đầy đủ, thì đây là cái nền vững trắc cho cơng tác bồi dưỡng HSG.

Ngồi ra, nhà trường cũng giao cho GV chủ nhiệm và giáo vụ tham gia quản lý nề nếp học tập của HSG trong các buổi tự học, giao cho Đoàn TNCSHCM tổ chức các cuộc thi về trí tuệ cho HS như Rung chng vàng, Em yêu lịch sử…

Tuy nhiên, nhà trường tổ chức triển khai nội dung đã hoạch định trong kế hoạch chưa đúng tiến độ, như thời gian bồi dưỡng HSG trong kế hoạch từ tháng 9 nhưng thực chất đối với đội tuyển HSG lớp 9, 10, 11 đến tháng 11 của năm học chưa tổ chức bồi dưỡng. Chưa sắp xếp được thời khóa biểu bồi dưỡng chi tiết cho từng bộ môn (quy định bồi dưỡng HSG vào chiều thứ 3 và thứ 5 hàng tuần), chủ yếu do GV tự đăng ký với tổ trưởng, đưa đến khó khăn trong cơng tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của GV.

Công tác phân cơng GV bồi dưỡng cũng chưa có tính kế thừa, nhiều GV có thể bồi dưỡng HSG lớp 10, nhưng lên lớp 11 hoặc lớp 12 GV khác cùng bộ môn được phân cơng dạy chính khóa ở lớp có HS đó và tham gia bồi dưỡng HSG. Trong khi đó, HS của trường khơng phải là HS trường chuyên lớp chọn, các em còn nhiều hạn chế về năng lực học tập, nếu bồi dưỡng trong một năm học có thể sẽ chưa mang lại kết quả ngay.

GV tham gia bồi dưỡng HSG chưa được ưu tiên bố trí cơng việc trong nhà trường để có thể dốc hết tâm huyết cho hoạt đồng bồi dưỡng HSG. Bởi đây là GV có năng lực, tâm huyết nên được BGH phân cơng kiêm nhiệm các chức vụ trong nhà trường như tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn, thư ký hội đồng trường...

2.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

Tác giả đã tiến hành khảo sát CBQL qua phiếu hỏi về mức độ kiểm tra thường xuyên hoạt động bồi dưỡng HSG. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát CBQL về mức độ thƣờng xuyên kiểm tra hoạt đồng bồi dƣỡng HSG Stt Nội dung Số người trả lời

Số lượng GV lựa chọn theo từng

mức độ Điểm trung bình Thứ bậc Thường xun Ít thường xun Thỉnh thoảng Khơng bao giờ 1 Kiểm tra kế hoạch, giáo án, các chuyên đề bồi dưỡng của GV. 10 0 3 7 0 1,3 3 2

Kiểm tra việc thực hiện các tiết bồi dưỡng của GV theo lịch của nhà trường (chiều thứ 3, thứ 5 hàng tuần). 10 1 3 6 0 1,5 2 3 Dự giờ rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng của GV. 10 0 1 3 6 0,8 4

4 GV tổ chức kiểm tra HS trước khi bắt đầu buổi học, sau khi kết thúc mỗi chuyên đề bồi dưỡng theo hình thức vấn đáp, kiểm tra viết. 10 6 4 0 0 2,6 1

Qua kết quả trên cho thấy BGH đã chỉ đạo tổ chuyên môn theo dõi việc bồi dưỡng HSG của GV theo lịch của nhà trường. Hàng tháng tổ trưởng cũng đã kiểm tra, ký duyệt bài giảng chuyên đề của GV, tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời nội dung, phương pháp dạy. Tuy nhiên, các cơng việc đó thỉnh thoảng mới thức hiện, dẫn đến chưa nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc cuả GV để có biện pháp chỉ đạo, điều chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém.

Đối với GV, GV đã tiến hành kiểm tra HSG thường xuyên trong các tiết dạy, sau khi kết thúc mỗi chuyên đề bồi dưỡng. Qua đó, giúp GV nắm bắt kịp thời trình độ, năng lực, khả năng lĩnh hội kiến thức, việc tự học của từng HS để điều chỉnh cách dạy học cho phù hợp với từng đối tượng HS.

Qua công tác kiểm tra, nhà trường đã phát hiện ra những cá nhân GV, HS làm tốt, cịn một số ít chưa thực hiện nghiêm túc lịch bồi dưỡng HSG, việc xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng chưa sát với đối tượng HS.

Qua nghiên cứu diễn văn khai giảng, báo cáo sơ kết, tổng kết năm học và các quyết định khen thưởng. Tác giả nhận thấy nhà trường đã quan tâm đến công tác thi đua trong hoạt động bồi dưỡng HSG như việc phát động thi đua tới toàn thể GV, khen thưởng bằng vật chất cho GV và HS có thành tích. Tuy nhiên, nhà trường chưa tổ chức tuyên dương GV và HS đạt giải trong kỳ thi HSG các cấp, việc khen thưởng bằng vật chất đối với GV và HS đạt giải chưa tương xứng với cơng sức họ bỏ ra, chưa đưa thành tích HSG là một tiêu chí trong việc xem xét đánh giá, xếp loại GV.

Tác giả đã tiến hành khảo sát GV về mực độ cần thiết của việc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường nhé, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 58)