3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trường
3.3.4. Chỉ đạo giáo viên đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng
GV dạy giỏi cấp tỉnh.
- Tổ chức đánh giá GV chính xác, khách quan để GV có thể thấy được vị trí của mình và tích cực tham gia bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Nhà trường cần tiến hành đánh giá GV thơng qua nhiều hình thức, không chỉ đơn thuần thông qua một vài tiết dự giờ mà cần đánh giá qua kênh thông tin của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, trong trường và đặc biệt là phản hồi của HS, kết quả bồi dưỡng HSG, ơn thi Tốt nghiệp, ĐH.
- Chỉ có yếu tố nội lực mới quyết định đến chất lượng đội ngũ GV, do đó cơng tác tự học, tự bồi dưỡng là tiêu chí hàng đầu cho GV nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng được u cầu địi hỏi của HSG và tình hình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục hiện nay.
3.3.4. Chỉ đạo giáo viên đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi giỏi
3.3.4.1. Mục đích
Đổi mới nội dung bồi dưỡng và phương pháp bồi dưỡng là giúp GV bồi dưỡng HSG trả lời được hai câu hỏi: Bồi dưỡng những gì cho HSG? Bồi dưỡng như thế nào để đạt hiệu quả cao?
3.3.4.2. Nội dung của biện pháp a) Nội dung bồi dưỡng
Bồi dưỡng HSG là bồi dưỡng nhân tài, những cán bộ nguồn. Đối với trường PTDTNT THPT Mường Nhé là tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ cao. Góp phần vào cơng cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi. Do đó, hoạt động bồi dưỡng HSG phải mang tính tồn diện. Tức là vừa bồi dưỡng kiến thức khoa học, vừa bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức lối sống cho HSG. Để các em trở thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Cũng như GS. Vũ Khiêu trong Lễ tuyên dương HS đạt giải Olympic quốc tế và HS đạt điểm xuất sắc trong kỳ thi tuyển sinh ĐH 2013 đã từng nói “Các cháu giỏi như thế các cháu xứng đáng khơng những là người có tài năng
mà có hiền nữa, có tài tức là có trình độ, hiền tức là nhân đức của các cháu, phải có hai điều đó thì các cháu mới trở thành học sinh giỏi”
* Bồi dưỡng kiến thức khoa học bộ môn
- Định hướng cho GV xây dựng nội dung bồi dưỡng theo định hướng đổi mới giáo dục của Bộ GD&ĐT; bám sát vào chuẩn kiến thức – kỹ năng mơn học; theo khung chương trình định hướng ôn của Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên và phải phù hợp với đối tượng HS của nhà trường.
- Xây dựng nội dung bồi dưỡng đảm bảo có phần kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao và các bài tập thực hành, ứng dụng kiến thức. Kiến thức cơ bản là phần quan trọng nhất, nền tảng để HSG có thể suy diễn, sáng tạo và tự học nâng cao; Kiến thức nâng cao là phần khó nhất trong cơng tác xây dựng chương trình
bồi dưỡng HSG; Phần thực hành và ứng dụng kiến thức giúp HSG có thể vận dụng kiến thức để làm các bài tập, giải quyết các yêu cầu thực tế đặt ra.
- Nội dung kiến thức bồi dưỡng cho HSG phải thể hiện được mối quan hệ giữa các mơn trong nhóm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (kiến thức liên môn), kiến thức thực tế cuộc sống hàng ngày (tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và quốc tế). HSG phải có kiến thức liên mơn, kiến thức tế mới giúp các em có thể vận dụng nội dung kiến thức để giải quyết các yêu cầu của một đề thi. Bởi như chúng ta biết, theo đổi mới của Bộ GD&ĐT đề thi ra theo hướng mở, tăng các câu hỏi vận dụng, thực hành, câu hỏi liên quan đến vấn đề thực tế…
* Bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống cho HSG. Bởi HSG khơng chỉ cần có kiến thức mà các em cần phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh mình. Biết tự chăm sóc cho bản thân, có kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng làm việc theo nhóm, xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Tức đừng để HSG trở thành những “con mọt sách”, xa rời với cuộc sống thực tế muôn màu.
b) Phương pháp bồi dưỡng HSG
* Bồi dưỡng theo hướng phân hóa đối tượng HSG.
Trước khi bồi dưỡng và trong quá trình bồi dưỡng GV phải tiến hành phân loại đối tượng HSG, ít nhất trong mỗi đội tuyển phải có hai đối tượng (nhóm HS xuất sắc nắm chắc kiến thức cơ bản, có tư duy sáng tạo; nhóm thứ hai khả năng tư duy sáng tạo chậm, một số kiến thức cơ bản chưa nắm chắc). Sau khi đã phân loại được HS, cần tổ chức bồi dưỡng những kiến thức phù hợp với từng đối tượng. Căn cứ vào “nhu cầu” của HS để dạy những kiến thức cần cho HS.
* Bồi dưỡng theo hướng dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Có thể áp dụng các phương pháp như:
“Dạy học nêu vấn đề là một tư tưởng dạy học chủ trương làm cho học sinh
nắm trắc kiến thức trên cơ sở tổ chức, hướng dẫn họ tìm tịi, nghiên cứu chứ khơng phải bị động chờ thầy giáo truyền thụ cho”. Vì vậy, dạy học nêu vấn đề có
ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy tích cực, độc lập của HS. Phương pháp dạy học nêu vấn đề bao gồm việc tạo tình huống có vấn đề, hướng dẫn cách giải quyết tình huống, chủ trì thảo luận, giải quyết tình huống, tổng kết đánh giá và hướng dẫn nội dung tiếp theo.
+ Tạo tình huống có vấn đề: Tình huống có vấn đề có thể tạo ra trước khi nghiên cứu bài mới (bài tập nhận thức), khi nghiên cứu ở từng mục, từng đơn vị kiến thức. Tuy nhiên, tạo tình huống có vấn đề phải vừa sức với HS, không nên đặt ra những vấn đề quá lớn, không nên tạo ra những tình huống vụn vặt.
+ Hướng dẫn cách giải quyết tình huống: Với tư cách là người cố vấn học tập bằng nhiều biện pháp khác nhau như đặt câu hỏi gợi mở, cung cấp danh mục tài liệu cần đọc, giải thích những khái niệm mới… giúp HS giải quyết được vấn đề đặt ra.
+ Chủ trì thảo luận, giải quyết vấn đề: Tổ chức trao đổi đàm thoại dựa trên những nội dung giợi mở của GV, có thể tổ chức nghiên cứu cá nhân, thảo luận nhóm hay tồn lớp.
+ Tổng kết đánh giá, định hướng nội dung nghiên cứu tiếp theo: Có thể kết luận chốt lại vấn đề, nhưng cũng có thể để ngỏ kèm theo sự gợi ý để HS tiếp tục nghiên cứu.
- Phương pháp thảo luận nhóm: giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ khơng phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV. Ngồi ra, việc thảo luận nhóm sẽ góp phần hình thành năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngơn ngữ cho HS. Có thể thực hiện theo quy trình sau:
+ GV lựa chọn câu hỏi, nội dung thảo luận nhằm vào kiến thức cơ bản, kích thích được tư duy của HS bằng những câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức, so sánh, giải thích, nhận xét, đánh giá.
+ Hướng dẫn chuẩn bị: hướng dẫn tài liệu cần đọc, nêu câu hỏi gợi ý nếu cần thiết, hướng dẫn viết đề cương.
+ Tổ chức các nhóm học tập, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
+ Chủ trì thảo luận chung của cả lớp, điều hành các nhóm thay nhau trình bày trước lớp.
+ Đánh giá, nhận xét, hướng dẫn tự học, cho điểm một số nhóm, cá nhân. - Phương pháp giáo dục trải nghiệm: Edgar Dalet chỉ ra rằng: Chúng ta nhớ 20% những gì chúng ta đọc, 20% những gì chúng ta nghe, 30% những gì chúng ta nhìn và 90% những gì chúng ta làm. Giáo dục trải nghiệm là các hoạt động thực hành, các nội dung dạy học gắn với thực tế. Việc áp dụng phương pháp này giúp HS lưu giữ những điều đã học được lâu hơn, việc học trở nên thú vị, HS sẽ tích cực, chủ động trong quá trình học tập.
3.3.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Nghiên cứu văn bản đổi mới giáo dục của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là văn bản đổi mới thi; các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên.
- Thành lập ban chỉ đạo biên soạn chương trình bồi dưỡng HSG, tổ chức cho các nhóm chun mơn biên soạn nội dung bồi dưỡng theo đặc thù của từng bộ môn. Đồng thời, đối với các môn khoa học xã hội, GV bồi dưỡng HSG cần tự nghiên cứu để bổ sung kiến thức thực tế, đặc biệt là những sự kiến lớn trong xã hội liên quan đến môn học. Tổ chức thẩm định chương trình biên soạn và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình bồi dưỡng có thể điều chỉnh nội dung chương trình cho phù hợp với tình hình mới và đối tượng HSG.
- Chỉ đạo Ban quản lý nội trú, Đoàn TNCSHCM tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt ngoài giờ cho HS nội trú. Như tổ chức các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục, thể thao cho các em HS. Tuyên truyền về giá trị, bản sắc của mỗi dân tộc. Tổ chức cho HS nội trú xem các chương trình thời sự, các bộ phim về lịch sử dân tộc vào các tối thứ 7 hàng tuần.
- Hằng năm, nhà trường cần đưa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học việc tập huấn cho GV các phương pháp dạy học, phương pháp tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Tập trung vào các phương pháp nhằm phát huy năng lực của HS, phù hợp với các yêu cầu của việc đổi mới giáo dục hiện nay.
- Điểu chỉnh phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy GV, trong phiếu đánh giá cần chú ý vào hiệu quả việc tổ chức hoạt động học tập cho HS của GV, hiệu quả hoạt động học của HS. Đặc biệt, phương pháp dạy học phải sinh động, hấp dẫn, phù hợp với đối tượng HS.
- Tổ chức có hiệu quả việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, trong sinh hoạt chuyên môn cần tập trung thảo luận để xây dựng nội dung bài học, chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS và tổ chức dự giời. Qua dự giờ giúp GV giảng dạy và GV dự giờ có thể rút kinh nghiệp cho đồng nghiệp và cho chính mình trong q trình tổ chức dạy học.