Bồi dưỡng cho giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường nhé, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 91 - 96)

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trường

3.3.3. Bồi dưỡng cho giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi

3.3.3.1. Mục đích

Sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là thế hệ tương lai của dân tộc, vì vậy, khơng được phép tạo ra “phế phẩm”. Một người cơng nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng một vài cơng trình, nhưng một người GV tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ. Đó là hậu quả khôn lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho đến tận mai sau. Vì vậy, Bác Hồ nhận định: “Có thầy giỏi thì rồi sẽ có phương pháp hay, do đó, sẽ có trị giỏi,

cịn thầy đã kém thì khó lấy gì bù đắp nổi”. Do đó, tay nghề nhà giáo là nhân tố

quyết định nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, quyết định đến kết quả bồi dưỡng HSG nói riêng. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên (phần thực trạng), đội ngũ GV của trường PTDTNT THPT Mướng Nhé còn nhiều bất cập như thiếu kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển, số GV giỏi cấp tỉnh chưa có, kết quả thi kiến thức GV do Sở GD&ĐT Điện Biên tổ chức đầu năm cịn thấp, một số GV khơng tâm huyết với nghề, khơng vì HS thân u…

Bên cạnh đó, theo đổi mới giáo dục hiện nay, dạy học phải hình thành phẩm chất, năng lực cho người học. Dó đó, để hình thành phẩm chất, năng lực

cho HSG, yêu cầu người GV phải có phẩm chất, năng lực tốt. Vì vậy, việc bồi dưỡng GV là cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG của nhà trường.

Bồi dưỡng GV là giúp GV nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm. Tức là bồi dưỡng để GV của trường trở thành những người vừa có “tâm, tầm và tín” trước HS. Bởi người thầy ngoài nhiệm vụ dạy “Chữ” và dạy “Nghề” cịn mang một trọng trách vơ cùng quan trọng khơng kém, đó là dạy nhân và cách dạy làm người tử tế cho HSG.

3.3.3.2. Nội dung của biện pháp * Phẩm chất đạo đức

Như xây nhà cần có bản vẽ, HS rèn luyện nhân cách cũng cần có một mẫu hình lý tưởng để hướng tới, mà một trong những hình mẫu lý tưởng đó chính là người thầy giáo - những con người “mô phạm” về nhân cách đạo đức, được xã hội tôn vinh làm “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Đạo đức của GV có ảnh hưởng to lớn đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của người học. Hồ Chí Minh cho rằng: "Óc của những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa

trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ, vì vậy việc học ở trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên...". Do đó "Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu".

Đặc thù của trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé là trường đa dân tộc, HS được học tập, sinh hoạt 24/24 giờ tại trường. Vì vậy, ngoài việc dạy học, GV phải quan tâm, chăm sóc, giáo dục HS. Do đó, yêu cầu GV nói chung, GV bồi dưỡng HSG nói riêng phải có tinh thần, trách nhiệm, tận tụy với HS. Coi trường là nhà, HS như con em ruột thịt. Khi ấy, việc bồi dưỡng đội tuyển HSG trở thành niềm đam mê, nhiệt huyết (tự nguyện) của mỗi GV.

Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho GV bồi dưỡng HSG tư cách, tình yêu thương con người và trách nhiệm đối với nghề, đối với các em HS. Từ yêu nghề,

yêu người là điều kiện để các thầy cơ n tâm cơng tác, say mê, tồn tâm, tồn ý với công việc, biết vươn lên đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, yêu cầu trong công tác bồi dưỡng HSG.

* Năng lực chuyên môn

Chuyên môn vốn là cốt lõi, là yếu tố quan trọng nhất của một GV và là cơ sở hàng đầu đảm bảo cho sự thành công của hoạt động bồi dưỡng HSG của GV.

Bồi dưỡng GV có kiến thức khoa học bộ môn và phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS trong đội tuyển HSG. Ngoài kiến thức theo chương trình mơn học, GV cần thường xun cập nhật kiến thức mới, hiện đại. Gắn kiến thức môn học với các vấn đề thực tế cuộc sống tạo niền hứng khởi, kích thích sự sáng tạo cho HS…Đặc biệt, với việc đổi mới GD&ĐT hiện nay, GV bồi dưỡng HSG phải có kiến thức và phương pháp dạy học để phát triển năng lực người học.

* Năng lực sư phạm

Dạy học là một nghề vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Tính khoa học ở đây là năng lực chun mơn, cịn tính nghệ thuật chính là năng lực sư phạm. Để đảm bảo việc dạy tốt đem lại hiệu quả chất lượng cao đòi hỏi người GV phải có cả hai năng lực trên.

Giúp GV biết tìm hiểu, nắm bắt được tâm lí, tính cách, năng lực học tập của từng HS trong đội tuyển HSG để có thể giảng dạy, giáo dục phù hợp với từng HS. Tức là biết dạy những gì HS cần, biết khơi nguồn sáng tạo cho HS, thắp lên ở các em ngọn lửa của lòng ham hiểu biết, niềm khát khao vươn tới vinh quang, bồi đắp ở các em niềm tin với bản thân, niềm lạc quan và sự quyết tâm trước khó khăn...

Biết xây dựng mơi trường học tập thân thiện, hợp tác; lựa chọn và kết hợp tốt các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ

động học tập của HS, đặc biệt là biết cách định hướng khả năng tự học cho đội tuyển HSG.

* Kinh nghiệm thực tế

Kinh nghiệm về quản lý, tuyển chọn, bồi dưỡng, phát triển năng lực HSG; kinh nghiệm sưu tầm tài liệu và khai thác tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng.

* Kiến thức bổ trợ

Tin học, ngoại ngữ, việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, các phương tiện phục vụ cho quá trình bồi dưỡng HSG.

3.3.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Phân loại GV để bồi dưỡng. Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội tâm lí Giáo dục Hà Nội), GV được phân làm bốn loại: Loại một là những nhà giáo giỏi chun mơn có năng lực sư phạm ln chủ động sáng tạo, say mê yêu nghề, trong điều kiện nào họ đều là người đi đầu kiên trì đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy ln lơi cuốn khích lệ HS. Họ ln là những nhà giáo mẫu mực, thực hiện lời dạy chủ tịch Hồ Chí Minh “Dù khó khăn đến đâu cũng

phải thi đua dạy tốt, học tốt”; Loại hai là những nhà giáo có năng lực chuyên

môn, năng lực sư phạm nhưng khơng nhiệt tình, khơng tự giác, khơng say mê với nghề như loại 1. Họ có thể làm tốt tùy hồn cảnh khơng thường xuyên; Loại ba là năng lực chun mơn, năng lực sư phạm cịn có nhiều hạn chế nhưng về mặt ý thức họ là người nghiêm túc cố gắng làm hết sức mình nhưng kết quả giảng dạy, giáo dục đều không đạt đến điều mong muốn, không thể đáp ứng nổi yêu cầu “đổi mới toàn diện, triệt để giáo dục” hiện nay. Nếu loại 1 và 2 chỉ chiếm số ít trong các nhà trường, loại 3 là loại chiếm số đông ở các nhà trường; Loại bốn là loại nhà giáo có hạn chế cả về năng lực lẫn phẩm chất hoặc có năng lực nhưng phẩm chất kém. Trong bốn loại GV cần tập trung bồi dưỡng cho GV ở loại ba.

- Giúp GV phải có lịng u nghề, chỉ có khi nào GV u nghề thì dù khó khăn đến đâu, dù GD&ĐT có đổi mới như thế nào họ cũng khắc phục khó khăn, vượt qua chính mình để dạy tốt, để có thể vì HS thân u. Do đó, cần khơi dậy lương tâm, trách nhiệm, nhiệt huyết, nhiệt tình trong mỗi nhà giáo để mỗi nhà giáo đều có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp GD&ĐT cũng như sự phát triển của đất nước.

- Kiểm tra, đánh giá GV ngoài năng lực chuyên môn, cán bộ quản lý cần chú ý đến đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. Qua kiểm tra cần chấn chỉnh và xử lý kịp thời, nghiêm túc những biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo, đồng thời tuyên dương những tấm gương GV tiêu biểu có lương tâm, có trách nhiệm, tận tụy, giành trọn tâm huyết và trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục nói chung, cơng tác bồi dưỡng HSG nói riêng.

- Bồi dưỡng GV bồi dưỡng HSG thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn. Bởi vì sinh hoạt chun mơn là hoạt động trong đó GV học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế. Do đó, trong cơng tác sinh hoạt tổ chun mơn cần hạn chế việc đánh giá, nhận xét các sự vụ, cần tập trung vào việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng HSG, thảo luận các nội dung khó của từng bộ mơn và việc xây dựng bài dạy, cách thực thực hiện bài dạy, tổ chức rút kinh nghiệm sau tiết dạy.

- Lấy GV để bồi dưỡng GV: phân công cho hai GV cũng bồi dưỡng đội tuyển HSG, một GV có kinh nghiệm, một GV cịn thiếu kinh nghiệm. Qua việc cùng bồi dưỡng đội tuyển GV thiếu kinh nghiệm có cơ hội hồn thiện mình về chun mơn, nghiệp vụ.

- Tạo điều kiện cho GV được tham gia học tập trên chuẩn; tham gia việc học tập, bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên. Sau mỗi đợt

tập huấn GV tham gia phải có báo cáo lên BGH nhà trường nội dung được được tập huấn và việc áp dụng các nội dung đó vào thực tế tại đơn vị.

- Tổ chức cho GV bồi dưỡng HSG được đi học tập thực tế tại các trường có bề dày thành tích trong cơng tác bồi dưỡng HSG như trường PTDTNT tỉnh, tạo điều kiện cho GV của trường giao lưu với các GV đầu ngành thuộc các bộ môn của Sở GD&ĐT, GV bồi dưỡng HSG giầu kinh nghiệm của các trường THPT trong tỉnh. Sau khi tập huấn, học tập nhà trường cần tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của mỗi đợt tập huấn, học tập của GV.

- Thông qua việc cho GV viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học gắn liền với công tác dạy – học như đổi mới phương pháp, kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG; qua việc tham giam cuộc thi làm đồ dùng dạy học tự làm; thiết kế bài giảng điện tử E-learning; tích hợp liên môn do Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên tổ chức hàng năm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường nhé, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)