Nguyên tắc chọn lựa biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường nhé, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 80)

3.2.1. Đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc đầu tiên để làm cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp là phải đảm bảo tính kế thừa. Chúng ta khơng thể xây dựng một biện pháp mới hoàn tồn khi chúng ta khơng quan tâm đến cái hiện có, mà phải nghiên cứu xem nó đang diễn ra như thế nào, cái nào cần giữ gìn và phát huy, cái nào khơng phù hợp cần phải chỉnh sửa hoặc thay thế. Chúng ta cần xây dựng các biện pháp làm sao để khi áp dụng vào thực tế ít bị xáo trộn nhất.

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở chương 2, chúng ta thấy các biện pháp quản lý của nhà trường bên cạnh những ưu điểm, còn tồn tại hạn chế. Trên cơ sở đó cần phát huy được ưu điểm, khắc phục được nhược điểm bằng việc đề xuất các biện pháp mới.

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì thế, việc đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một u cầu có tính ngun tắc. Chỉ khi các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính thực

tiễn thì nó mới tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế.

Chính thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và bối cảnh đổi mới GD&ĐT hiện nay là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG.

3.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ

Hệ thống các biện pháp quản lý phải có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó, một biện pháp quản lý nào đó khơng thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống quản lý. Mỗi biện pháp quản lý có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp quản lý thì hiệu quả khơng cao. Nhưng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp quản lý có tính đồng bộ thì các biện pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau và phát huy những ưu thế và bổ trợ cho nhau.

Vì thế, khi đề xuất biện pháp phải đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời cũng khơng nên q nhấn mạnh hay đề cao biện pháp này, hạ thấp hay xem nhẹ biện pháp kia mà phải kết hợp các biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Để đảm bảo tính đồng bộ, người nghiên cứu cần phải xem xét toàn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến q trình thực hiện các biện pháp. Có như thế thì các biện pháp mới sẽ được thực hiện một cách đồng bộ, phát huy được hết thế mạnh và sự tương hỗ giữa các biện pháp với nhau.

3.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Đích cuối cùng của mỗi biện pháp đưa ra là phải đạt được kết quả như thế nào. Một biện pháp được coi là hiệu quả, khi biện pháp đó được triển khai phải đạt được kết quả như dự kiến. Trong đó “chi phí” thì ít nhất mà đem lại “lợi ích”

thì nhiều nhất. Biện pháp giải quyết được vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh những vấn đề mới phức tạp và khó khăn hơn.

Tóm lại, để chọn lựa được các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay, cần phải căn cứ vào các nguyên tắc đã nêu trên đây. Không nên quá coi trọng nguyên tắc này hoặc ngược lại xem nhẹ nguyên tắc khác, tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương, của xã hội, linh hoạt trong việc phối hợp các nguyên tắc nhằm chọn lựa các biện pháp.

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi ở trƣờng PTDT Nội trú THPT huyện Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên trong bối cảnh hiện nay

3.3.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

3.3.1.1. Mục đích

Mác cho rằng: “Một khi nhận thức được thấm nhuần thì bản thân nó trở

thành mọi sức mạnh vật chất”. Mọi việc thành công hay thất bại đều có liên quan

đến nhận thức, bởi vì nhận thức là cơ sở cho hành động, nó soi sáng dẫn đường để chúng ta đi đến đúng mục đích. Đối với cơng tác bồi dưỡng HSG, nhận thức sẽ tác động đến ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của GV. Đặc biệt nhận thức sẽ chi phối đến nội dung và phương pháp bồi dưỡng của GV, đến động cơ, thái độ và cách thức học tập của HS.

Từ lý do trên, tác giả nhận thấy cần nâng cao nhận thức cho GV và HS về vai trị, vị trí của cơng tác bồi dưỡng HSG. Qua đó, giúp GV có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng HSG, HS có điều kiện để phát triển toàn diện về tri thức khoa học, về phẩm chất đạo đức.

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp Đối với giáo viên

BGH cần giúp GV có những hiểu biết về cơ sở lý luận của hoạt động bồi dưỡng HSG. Có hiểu biết về cơ sở khoa học của các giai đoạn phát triển của một tài năng, hiểu một cách sâu sắc các tiêu chuẩn của năng khiếu tài năng, hiểu tâm lý của HSG, HS năng khiếu.

Giúp GV nhận thức được hoạt động bồi dưỡng HSG phải mang tính tồn diện nên cần bồi dưỡng cả phẩm chất và năng lực cho người học, chứ không phải bồi dưỡng HSG là để đi thi và đạt kết quả cao trong kỳ thi. Do đó, cơng tác bồi dưỡng HSG là cả một q trình lâu dài. Nó cần sự đầu tư, tâm huyết của GV bồi dưỡng. Khi đã có nhận thức đúng GV sẽ có những hành động đúng, tích cực trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nói chung, cơng tác bồi dưỡng HSG nói riêng.

Bồi dưỡng HSG phải được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà GV phải thực hiện có hiệu quả trong mỗi năm học, địi hỏi GV phải cố gắng, nỗ lực hết mình. Khơng những vậy, GV cũng nhận thực được bồi dưỡng HSG sẽ góp phần nâng cao được trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho GV. Đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

Đối với học sinh

Giúp HS nhận thức được giá trị của việc học, chỉ có học thức là con đường tốt nhất để góp phần xây dựng quê hương giầu đẹp, mang lại cuộc sống tốt hơn cho mình và mọi người.

Điều quan trọng cần hướng tới trong quá trình bồi dưỡng HSG là giúp HS nhận thức được bồi dưỡng HSG để phát triển phẩm chất, năng lực của người học chứ không phải chỉ dừng lại ở việc đi thi và đạt kết quả cao trong các kỳ thi. Bởi việc học nói chung, bồi dưỡng HSG nói riêng là để HS sau khi rời ghế nhà trường phải biết chung sống với xã hội, biết làm việc. Điều này phù hợp với quan điểm về giáo dục thế kỷ XXI của tổ chức UNESCO với bốn trụ cột đó là “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Khi HS đã có nhận thức đúng, HS sẽ biết cách học, lĩnh hội tri thức một cách tự nhiên, khơng có tâm lý lo lắng trong thi cử; không để kết quả thi ảnh hưởng nặng nề đến q trình học tập. Ngồi việc lĩnh hội tri thức, HS sẽ có ý thức để hồn thiện về đạo đức, kỹ năng sống, giá trị sống.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp Đối với giáo viên

Trong Hội nghị công nhân viên chức, các buổi họp cơ quan Hiệu trưởng cần giúp GV hiểu được tình hình chung về giáo dục trên thế giới, phương thức bồi dưỡng HSG của các nước có nền giáo dục phát triển; quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG; những văn bản pháp quy liên quan đến công tác “đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” như Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Quyết định số 49/2008/QĐ-Bộ GD&ĐT về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT, quy chế thi HSG quốc gia, quy chế thi HSG cấp tỉnh. Từ đó, giúp GV nhận thức được bồi dưỡng HSG vừa là để khẳng định năng lực bản thân, đồng thời cũng là trách nhiệm phải thực hiện.

Tuyên truyền cho GV thấy được tính cấp thiết của công tác bồi dưỡng HSG hiện nay. Với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, với sứ mệnh của một ngơi trường - đào tạo ra những cán bộ có chất lượng là người dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mường Nhé. Để có được nguồn cán bộ là người dân tộc thiểu số có trình độ cao, một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là đẩy mạnh cơng tác bồi dưỡng HSG. Điều đó cần được thấm sâu vào nhận thức của CBQL, đội ngũ GV nhà trường.

Đánh giá chất lượng dạy – học ở trường THPT một trong những tiêu chí được đặc biệt coi trọng đó là chất lượng HSG của nhà trường. Vì vậy đối với GV, việc đánh giá, xếp loại thi đua hàng năm không chỉ dựa vào hồ sơ, giáo án, xếp loại các tiết dạy… mà một trong những tiêu chí quan trọng là kết quả bồi

dưỡng HSG hàng năm. Đấy chính là sản phẩm để làm nên “thương hiệu” của mỗi GV.

CBQL nhà trường đóng vai trị định hướng, là người bạn đồng hành thực sự của GV. Thắp sáng ngọn lửa mê say nghề nghiệp cho GV. Vì vậy, cần quan tâm, giúp đỡ họ và khi GV bồi dưỡng HSG đạt được thành tích cần ghi nhận và vinh danh.

Đối với học sinh

HS trường PTDTNT THPT Mường Nhé đa số là người dân tộc thiểu số nên cách hiểu, cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề mang tính “trực quan” cao. Vì vậy, để giúp HS có nhận thức đúng về hoạt động bồi dưỡng HSG trong các buổi chào cờ, sinh hoạt ngoại khóa BGH, các tổ chức đoàn thể nhà trường cần nêu những tấm gương hiếu học, vượt khó đạt thành tích cao trong học tập, nhất là những HS đã học tập tại trường và thành đạt.

Tổ chức cho HS thăm quan phòng truyền thống nhà trường, ghi tên những HS là HSG vào sổ vàng nhà trường. Để HS hiểu rằng sự cố gắng của các em cũng góp phần làm nên truyền thống tốt đẹp cho nhà trường.

Trong dịp khai giảng năm học, tổng kết năm học, nhà trường có hình thức vinh danh những HS có thành tích nổi bật, đạt kết quả cao trong các kỳ thi HSG các cấp.

Chỉ đạo Đoàn TNCSHCM tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa giúp HS nhận thức đúng đắn về trách nhiệm đối với tương lai của mình, đối với quê hương, đất nước. Đồng thời tổ chức cho HS tìm hiểu về cuộc đời các danh nhân, các nhà khoa học. Để từ đó hình thành ở các em lí tưởng sống, ý chí vươn lên để chiếm lĩnh tri thức nhân loại.

3.3.2. Kế hoạch hóa việc phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi

Có thứ còn hiếm hơn, tốt đẹp hơn, khó kiếm hơn tài năng đó là có thể nhận ra tài năng. Điều này càng quan trọng đối với một trường PTDTNT cấp huyện - trường khơng chun, chất lượng đầu vào thấp. Vì vậy, việc định hướng cho GV biết cách phát hiện và tuyển chọn HS để bồi dưỡng HSG là rất quan trọng.

Giúp GV có cái nhìn tổng qt về những đặc trưng cơ bản của HSG (giúp GV nhận diện được đâu là HSG); biết cách phát hiện và tuyển chọn để có được những HS có đủ phẩm chất, năng lực, sáng tạo, một động cơ học tập mãnh liệt phù hợp nhất với môn học và điều kiện thực tế của nhà trường; xác định khung thời gian để GV có thể phát hiện, tuyển chọn đội tuyển HSG một cách kịp thời.

3.3.2.2. Nội dung của biện pháp

* Giúp GV nhận diện được HSG

HSG là những HS đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Thơng minh, trí tuệ: Đó là những HS có năng lực tư duy logic, nắm bắt vấn đề nhanh, hiểu sâu bản chất vấn đề. Có trí nhớ tốt, khả năng giải quyết vấn đề đa dạng, phản ứng nhanh, diễn đạt xúc tích… và biết cách ghi chép các nội dung học tập…

- Tinh thần ham học hỏi, ln chủ động tìm tịi kiến thức, khiêm tốn học hỏi thầy cơ, bạn bè, say mê tìm hiểu và u thích mơn học, có ý chí vươn lên để khẳng định mình, có chính kiến và biết bảo vệ chính kiến.

- Năng động, sáng tạo, độc lập trong tư duy, có khả năng khái quát hóa tốt, đặc biệt là khả năng tự tìm tịi, tự học, tự sưu tầm tài liệu.

Tuy nhiên, cũng tùy vào điều kiện nhà trường và đặc thù mơn học mà có cách nhận diện khác. Đối với trường PTDTNT THPT huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là trường không chuyên với đặc điểm tâm lí, đặc điểm nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số cịn hạn chế thì HSG cũng chỉ là những HS có trí nhớ tốt, có niềm đa mê mơn học, có khả năng tự tìm tịi, khả năng tự học.

* Giúp GV có cách thức tuyển chọn HSG

Để phát hiện HSG GV bồi dưỡng HSG cần thực hiện các bước sau:

- Thu hút những HSG ở các trường THCS trên địa bàn huyện đăng ký dự thi và có nguyện vọng vào trường học tập. Đây là cách thức để tìm kiếm những “hạt giống đỏ” trên địa bàn huyện. Nếu khơng tìm được “hạt giống” tốt thì có bồi dưỡng bao nhiều cũng khó phát triển thành nhân tài.

+ Tìm hiểu về chất lượng giáo dục của các trường THCS trên địa bàn huyện, nhất là số lượng, họ và tên của những HS đạt giải trong các kỳ thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh.

+ Thu hút HSG: Giúp cho HS đang học lớp 8, lớp 9 ở các trường THCS biết được đội ngũ GV, cơ sở vật chất, điều kiện học tập tại trường và thành tích mà nhà trường đã đạt được trong những năm qua. Ngồi ra, phân tích cho HS THCS hiểu được những ưu thế khi vào học tập tại môi trường nội trú.

+ Giữ chân HSG: Nhà trường ngồi việc đào tạo HS cấp THPT cịn đào tạo HS lớp 9 cấp THCS. Vì vậy, cùng với việc thu hút những HSG ở các trường THCS trên địa bàn huyện cũng cần có những chính sách để HS, đặc biệt là HSG lớp 9 của nhà trường đăng ký nguyện vọng học tập tại trường sau khi tốt nghiệp THCS.

- Phát hiện sớm những HS có khả năng tư duy logic, bộc lộ năng khiếu, năng lực môn học.

+ Tạo hứng thú học tập bộ môn khi HS mới vào học tập: Để tạo hứng thú cho HS mỗi thầy cô phải chuẩn bị kĩ lưỡng bài giảng trước khi lên lớp, luôn gắn kiến thức khoa học với thực tiễn cuộc sống. Trong mỗi tiết giảng luôn lồng ghép những câu hỏi mang tính chất logic chuyên sâu, khai thác mở rộng kiến thức hợp lí, bổ sung những bài tập đã từng thi HSG các cấp. Tạo ra các nhóm HS u thích bộ mơn để HS tự tin hơn khi lĩnh hội bài giảng của thầy cô.

+ Căn cứ vào điểm kiểm tra miệng, kiểm tra viết, thực hành. Đó là căn cứ trực quan giúp GV nhận thấy đâu là HS có tài năng, khả năng tư duy sáng tạo.

+ Thông qua ý kiến phản hồi của GV bộ môn khác, GVCN, các đoàn thể nhà trường về phẩm chất, đạo đức HS. Vì HSG ngồi tài năng, cần phải là những HS chăm ngoan. Bồi dưỡng HSG không chỉ trang bị về kiến thức còn giúp HS phát triển tồn diện, góp phần đào tạo ra nhân tài cho đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường nhé, tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 80)